Monday, April 8, 2019

Mỹ lo ngại "rồng lửa" S-400 Nga giải mật công nghệ tiêm kích F-35

Mỹ lo ngại
Mỹ lo ngại "rồng lửa" S-400 Nga giải mật công nghệ tiêm kích F-35
Việc Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ cùng các hệ thống phòng không S-400 do Nga sản xuất có thể dẫn đến việc tiết lộ các công nghệ bí mật của loại máy bay tàng hình này.

Một chiếc máy bay chiến đấu F-35 mà hãng Lockheed Martin bán cho Thổ Nhĩ Kỳ đã được đưa đến cơ sở huấn luyện quân sự ở bang Arizona, các quan chức Không quân Mỹ cho biết hôm 4/4, trong bối cảnh Washington và Ankara mâu thuẫn chuyện mua một hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga.

Chiếc F-35 thứ hai cũng đã được đưa đến căn cứ không quân Luke trong hôm 5/4. Phát ngôn viên Lầu Năm góc Charlie Summers cho biết việc huấn luyện các phi công sẽ được tiếp tục tại căn cứ không quân Luke.

Ngày 8/4, phát biểu mở màn cuộc hội đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, việc thực hiện hợp đồng chuyển giao hệ thống phòng không S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ là một ưu tiên cho cả Moscow và Ankara.

"Hai đất nước chúng ta đang đối mặt với các nhiệm vụ quan trọng nhằm thúc đẩy hợp tác quốc phòng. Trước tiên, đó là việc thực hiện hợp đồng chuyển giao hệ thống tên lửa S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ", Tổng thống Putin nói.

Tờ Air Force Times phân tích, việc Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng đồng thời máy bay chiến đấu F-35 cùng các hệ thống phòng không S-400 do Nga sản xuất có thể dẫn đến việc tiết lộ các công nghệ bí mật của loại máy bay tàng hình này.

Theo đó, các hệ thống phòng không S-400 có thể được sử dụng để thu thập dữ liệu về chức năng của F-35 và các máy bay khác của Mỹ, đồng thời thông tin đó có thể thuộc quyền sử dụng của Nga.

Ngoài ra, các hệ thống quân sự khác của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mà Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên cũng có thể bị đe dọa. Ví dụ, các quốc gia thành viên NATO sử dụng kênh thông tin chiến thuật có tên Link 16, cho phép máy bay quân sự, tàu và lực lượng trên bộ của liên minh chia sẻ dữ liệu gần như theo thời gian thực.

Ngoài ra, máy bay liên minh sử dụng hệ thống nhận dạng "bạn hoặc thù", được biết đến với tên IFF, và theo nhà phát triển hệ thống radar, điều này có thể dẫn đến việc tiết lộ hệ thống dữ liệu kỹ thuật Link 16 và IFF.

"Khi F-35 bay gần hệ thống S-400, thỉnh thoảng có thể nhận được các đặc điểm bí mật của chiếc F-35 này và khám phá khả năng tàng hình của nó một cách chi tiết hơn" tờ Air Force Times viết.

Vì vậy, sự xuất hiện của S-400 ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể dẫn đến thực tế là ngay cả Không quân Mỹ cũng sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng F-35 từ căn cứ không quân Thổ Nhĩ Kỳ Incirlik.

Hôm 3/4, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nói rằng nước này đã đề xuất Mỹ nên thành lập một nhóm làm việc để xác định hệ thống phòng thủ S-400 không gây đe dọa cho Mỹ hay các hệ thống của NATO.

Tuy nhiên Lầu Năm góc nói rằng họ sẽ không cân nhắc việc cử nhóm kỹ thuật đi thẩm định và điều này không quan trọng ở giai đoạn hiện nay.

  • Mỹ thiệt hại bất ngờ ở Afghanistan: 3 giả thuyết lạnh người

  • Tàu chiến Nga ồ ạt phóng tên lửa hành trình tiêu diệt khủng bố ở Idlib, Syria

  • "Chú chuột" Israel và "Gấu Mẹ" Nga liệu có đụng độ vì Syria?

Thỏa thuận Nga - Thổ Nhĩ Kỳ về việc Moscow cho Ankara vay tiền để mua các hệ thống phòng không S-400 đã được ký kết vào tháng 12/2017 tại Ankara. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tự thanh toán một phần tiền theo hợp đồng, phần còn lại được tính vào khoản vay do Nga cung cấp.

Theo tuyên bố của người đứng đầu tập đoàn nhà nước Rostec, ông Sergey Chemezov, bốn trung đoàn S-400 mà Nga cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ có tổng giá trị 2,5 tỷ USD.

Mỹ từng tuyên bố sẽ sẽ cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ các hệ thống phòng không của nước này nhằm thay thế S-400 của Nga. Thậm chí, giới chức Mỹ còn đưa ra cảnh báo, trường hợp Ankara từ chối, Washington có thể dừng việc chuyển giao máy bay chiến đấu thế hệ năm F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ.

S-400 là hệ thống phòng không hiện đại nhất của Nga, có khả năng đánh chặn mục tiêu bay ở khoảng cách lên đến 400 km và tên lửa đạn đạo ở khoảng cách 60 km.

Ngoài ra, hệ thống phóng của S-400 có thể dùng được ít nhất 4 loại tên lửa đánh chặn, cho phép nó bắn hạ nhiều mục tiêu khác nhau. Theo RT, một sư đoàn S-400 có thể hạ gục 36 mục tiêu cùng lúc.

No comments:

Post a Comment