Sunday, April 14, 2019

Mua Su-57 Nga: "Cái đinh cuối cùng đóng lên nắp quan tài" dành cho Mỹ-Thổ

Mua Su-57 Nga:
Mua Su-57 Nga: "Cái đinh cuối cùng đóng lên nắp quan tài" dành cho Mỹ-Thổ
Không có gì ngạc nhiên khi Thổ Nhĩ Kỳ tính đến phương án mua máy bay tiêm kích của Nga hoặc sản phẩm cạnh tranh của Trung Quốc trong trường hợp Mỹ quyết định từ chối cung cấp F-35.

Mỹ đang dùng mọi cách để bắt Thổ Nhĩ Kỳ từ chối mua các tổ hợp S-400, thậm chí còn đưa ra cả lời đe doạ trực tiếp, và cả tuyên bố của người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ Michael Pompeo về "sự không phù hợp về kỹ thuật" của các máy bay tiêm kích Mỹ F-35 với tổ hợp tên lửa phòng không Nga.

Có đúng là những hệ thống vũ khí này có sự đối nghịch nhau về mặt kỹ thuật?

Bài phát biểu của ngoại trưởng Mỹ Pompeo được trình bày tại phiên chất vấn ở Tiểu ban của Thượng viện Mỹ về quan hệ quốc tế hôm thứ hai tuần trước.

Theo lời ông Pompeo, hệ thống phòng không S-400 của Nga là "hệ thống vũ khí đáng gờm", việc phía Thổ Nhĩ Kỳ mua nó có thể trực tiếp làm kích hoạt Đạo luật Chống lại Kẻ thù của nước Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA) đối với Ankara.

Đến thời điểm hiện nay, CAATSA không được áp dụng để hạn chế xuất khẩu vũ khí của Nga – trong danh sách trừng phạt chỉ có tên các công ty-sản xuất vũ khí của Nga. Tuy nhiên, cơ chế mở rộng của việc diễn giải các biện pháp trừng phạt đối với Nga được ghi rõ trong đạo luật được thông qua hồi tháng 6-7/2017 này.

Theo đó, Văn phòng Tổng thống có thể áp dụng các biện pháp hạn chế đối với "kẻ thù của Mỹ" (bao gồm Nga, Iran, Triều Tiên) và đối tác của những quốc gia này tại các nước thứ ba. Nhưng để bãi bỏ những biện pháp đã áp dụng, cần phải trải qua một quy trình đặc biệt để xin ý kiến của Hạ viện và chứng minh được căn cứ có lợi cho an ninh quốc gia Mỹ khi bãi bỏ các biện pháp trừng phạt

Như vậy, lời đe doạ áp dụng các điều khoản của CAATSA đối với Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tạo nên mối hiểm hoạ của "con đường một chiều", mà trên đó việc bãi bỏ lệnh trừng phạt sẽ kéo theo nhiều khó khăn hơn là việc áp dụng nó.

Mua Su-57 Nga: Cái đinh cuối cùng đóng lên nắp quan tài dành cho Mỹ-Thổ - Ảnh 1.

Tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ.

Ngoài ra, ông Pompeo nhấn mạnh rằng, thêm một đòn bẩy để tác động lên Thổ Nhĩ Kỳ - đó là việc xem xét lại tỷ lệ tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ trong chương trình chế tạo tiêm kích F-35.

Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ là khách hàng mua F-35, mà còn là nhà sản xuất phụ tùng cho nó, vì thế Mỹ đã thông báo với Thổ Nhĩ Kỳ rằng mong muốn mua S-400 có thể sẽ dẫn tới việc cắt giảm hoặc thậm chí khiến cho sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ vào dự án sản xuất F-35 biến mất.

Trong khuôn khổ lời đe doạ này, từ tháng 3/2019 Mỹ đã dừng cung cấp các phụ tùng đi kèm với F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Nói chung, tạm thời những lời đe doạ của Mỹ không thể ảnh hưởng tới quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara nhấn mạnh rằng Thổ Nhĩ Kỳ là đất nước có chủ quyền, và không ai, kể cả Mỹ, có quyền chỉ bảo những nguyên tắc hình thành nên hệ thống an ninh quốc gia và xây dựng quân đội của mình.

Về phần mình, Thổ Nhĩ Kỳ liên hệ những vấn đề liên quan tới việc mua F-35 và hợp tác kỹ thuật-quân sự với Mỹ với sự tiếp tục "hậu thuẫn các phần tử khủng bố đang hoạt động chống lại những đồng minh của Mỹ trong khối NATO", (tiếp tục hậu thuẫn người Kurd từ phía Mỹ).

Và cuối cùng, yếu tố mới nhất chính là việc Mỹ từng từ chối bán cho Thổ Nhĩ Kỳ tổ hợp tên lửa phòng không Patriot, điều khiến cho Thổ Nhĩ Kỳ phải quay sang hỏi mua các tổ hợp S-400 của Nga.

"Thách thức về kỹ thuật"

Trong tuyên bố của ông Pompeo có nhắc tới một yếu tố thú vị. Theo ý kiến của ngoại trưởng Mỹ, việc Ankara mua S-400 sẽ tạo nên "thách thức về kỹ thuật" liên quan tới vấn đề tương tác các tổ hợp phòng không S-400 và những máy bay tiêm kích F-35.

Yếu tố này đã được giải mã bởi một loạt các chuyên gia quân sự ở chính nước Mỹ. Cụ thể, họ tuyên bố rằng trong trường hợp tích hợp S-400 và F-35 thành một hệ thống phòng không thống nhất của Thổ Nhĩ Kỳ, phía Nga sẽ có thể tiếp cận vào các cấu hình tương tác của F-35 với những hệ thống phòng không của các nước NATO.

Mua Su-57 Nga: Cái đinh cuối cùng đóng lên nắp quan tài dành cho Mỹ-Thổ - Ảnh 2.

Mỹ lo ngại Nga có thể thông qua Thổ Nhĩ Kỳ để tiếp cận bí mật của F-35

Thông tin này, theo ý kiến của các chuyên gia Mỹ, đã mang lại giá trị nhất định, bởi vì nó cho phép làm rõ những nguyên lý hoạt động của hệ thống "quân ta-quân địch" và thiết lập những tín hiệu giả để các máy bay của Nga có thể sử dụng.

Ngoài ra, dường như điều đó sẽ giúp cho các chuyên gia của Nga hiểu được những nguyên lý hoạt động của các hệ thống phòng không những quốc gia NATO.

Yếu tố thứ hai được đề cập - đó là công nghệ tàng hình của F-35, nó được cho là sẽ dễ bị xâm phạm trong trường hợp triển khai cùng với S-400. Khi có những tín hiệu nhận biết, hệ thống phòng không của Nga có thể "tập dượt" cách nhận biết những tín hiệu radar yếu của F-35 "tàng hình".

  • Mục đích bí ẩn của Trung Quốc khi mua gom máy bay vận tải Il-76 từ Nga?

  • Tương lai Hải quân Mỹ: Tàu sân bay "đắp chiếu", vũ khí không tương thích với khu trục hạm

Tuy nhiên, cả hai yếu tố này đều trông có vẻ như được thêu dệt. Chúng chỉ có thể xảy ra nếu như Thổ Nhĩ Kỳ và Nga cùng trong một liên minh chính trị-quân sự để có thể trao đổi được toàn bộ các thông tin kỹ thuật-quân sự.

Trên thực tế, tình hình hoàn toàn ngược lại: Một trong số các quốc gia thành viên của NATO sẽ tiếp nhận tổ hợp phòng không tối tân nhất, và nó cũng có thể bị lộ những tính năng chiến đấu của mình cho kẻ địch.

Như trong câu chuyện liên quan tới việc sử dụng các quy trình nhận biết "quân ta-quân địch", một phần các tính năng bảo đảm radar và vũ khí tên lửa của mình S-400 cũng có thể bị lộ.

Vậy tại sao Mỹ lại phải lo ngại?

Tất nhiên, phần nhiều sự lo ngại của Mỹ không nằm ở vấn đề quân sự, mà vấn đề chính trị. Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng vấn đề hợp tác với Nga là chiến lược, bởi vì nó có thể triệt tiêu những nỗ lực của Mỹ trong tương lai nhằm đe doạ Thổ Nhĩ Kỳ trong vấn đề hợp tác kỹ thuật-quân sự, khi từ chối cung cấp vũ khí cho mình vì bất cứ lý do nào.

Cũng cần phải hiểu rằng sự hiện diện của Thổ Nhĩ Kỳ trong NATO kéo theo một loạt những bất đồng.

Hiện hệ thống phòng không chủ lực của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là các tổ hợp "Nike-Hercules" (MIM-14) được sản xuất từ năm 1952 và đã dừng xuất xưởng từ năm 1964. Như vậy, những hành động của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm nâng cấp hệ thống phòng không của mình đã "chín" từ lâu. Để bước tiếp vào thế kỷ XXI bằng việc sử dụng tổ hợp đồ cổ của Mỹ là điều không thể.

Không có gì ngạc nhiên khi trên các báo yêu nước của Thổ Nhĩ Kỳ đều thảo luận về vấn đề mua máy bay tiêm kích Su-35 của Nga hoặc sản phẩm cạnh tranh của Trung Quốc trong trường hợp nếu Mỹ quyết định từ chối cung cấp F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Thêm một phương án nữa - đó là mua tiêm kích tối tân nhất Su-57 của Nga, mẫu máy bay này cũng thuộc thế hệ thứ 5 và có thể trở thành "cái đinh cuối cùng đóng lên nắp quan tài" mối quan hệ hợp tác kỹ thuật-quân sự Mỹ-Thổ.

Cho nên, căn cứ tất cả những dấu hiệu, hiện nay chúng ta cần phải nhìn nhận rằng phía Mỹ có ra quyết định cuối cùng trong vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ hay không, bởi việc sử dụng các điều khoản của CAATSA, tất nhiên, sẽ chính thức trừng phạt Ankara vì sự tự chủ không cần thiết – nhưng cũng sẽ đóng lại một cách dài hạn thị trường vũ khí Thổ Nhĩ Kỳ đầy hứa hẹn và hấp dẫn.

No comments:

Post a Comment