Nga đang nắm giữ lợi thế ở Syria . Israel và Iran phải chọn lọc những mục tiêu tối ưu nhất ở Syria để gửi đến Moscow phân xử. Cả hai hiểu rằng, họ sẽ phải chấp nhận một kết quả mà mỗi bên sẽ chỉ có được một nửa mong muốn của mình, tờ Weekly Blitz nhận định.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có với nhau một loạt các cuộc thảo luận gần đây, ít nhất một trong số đó có khả năng gắn liền với các hoạt động của Iran ở Syria.
Các cuộc họp diễn vào lúc truyền thông đưa tin rầm rộ về cuộc không kích lớn của Israel vào ngày 28/3, nhắm vào một kho vũ khí của Iran gần thành phố Aleppo, miền Bắc Syria.
Cuộc tấn công được cho là đã dẫn đến các vụ nổ lớn và thương vong.
Nga đang là lãnh đạo một liên minh quân sự ủng hộ Tổng thống Assad ở Syria, trong đó lực lượng Iran là một bộ phận trung tâm.
Moscow cũng duy trì một kênh liên lạc với Israel để tránh các cuộc đụng độ ngoài ý muốn giữa không quân hai nước, vốn đều hoạt động liên tục ở Syria.
Tổng thống Putin cũng đã cố gắng đóng vai trò trung gian hòa giải giữa Israel và Iran, tìm cách xua tan cuộc chiến trong bóng tối mà cả hai đang hoành hành trên đất Syria. Về phần mình, Israel quyết tâm phá vỡ kế hoạch mà nước này cáo buộc rằng Iran muốn biến Syria thành một mặt trận chống lại chính mình.
Thủ tướng Netanyahu đã bay tới Moscow vào ngày 4/4 để có cuộc gặp với Tổng thống Putin, chỉ 5 ngày trước cuộc bầu cử ngày 9/4 của Israel. Vào ngày 1/4, hai nhà lãnh đạo đã có cuộc điện đàm để nói về các vấn đề hợp tác quân sự, cũng như các vấn đề song phương nhấn mạnh về tình trạng ở khu vực Trung Đông.
Vào ngày 27/2, hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau tại Moscow để thảo luận về Syria. Thủ tướng Netanyahu cho biết hai bên đã đạt được thỏa thuận về cách phối hợp giữa quân đội hai nước. Hai bên cũng đồng ý về mục tiêu đưa quân đội nước ngoài rời khỏi Syria, theo lời ông Netanyahu.
"Mặc dù Nga sẽ không thể làm hài lòng tất cả các bên, nhưng Moscow hiểu rằng mình sẽ phải đáp ứng ít nhất một nửa mong muốn của mỗi đối tác", Giáo sư Uzi Rabi, Giám đốc Trung tâm Moshe Dayan về Nghiên cứu Trung Đông và Châu Phi tại Đại học Tel Aviv, nói.
Để đạt được điều này, Moscow sẽ "yêu cầu đối tác mô tả những gì thực sự quan trọng đối với họ, và tại đây, Israel đã có cơ hội xác định phạm vi hành động của Iran ở Syria", ông nói thêm.
"Nói chung, đây là một tình huống mới mà chưa bao giờ diễn ra trong khu vực. Người Nga đang quản lý cuộc chơi bằng nhiều quân bài thương lượng và Israel sẽ phải tự thích nghi với các quy tắc mới trong trò chơi đó".
Doron Itzchakov, một cộng tác viên nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Begin-Sadat, đồng ý rằng tình hình hiện tại là tích cực cho Moscow.
Tình hình ở Syria vẫn đang có lợi cho Nga.
Lợi ích của Nga là tự đặt mình trong vai trò "thẩm phán cuối cùng" ở Syria. Trong đó, Thủ tướng Netanyahu phải tự tìm đến Tổng thống Putin và phía Iran cũng phải làm điều tương tự. Hai bên cảm thấy thoải mái với việc được phán xử một cách cân bằng", ông nói.
Về phần mình, Iran sẽ giám sát chặt chẽ các liên hệ của Israel với Nga và sẽ điều chỉnh các chính sách của mình ở Syria theo đó.
"Người Iran sẽ theo dõi chính sách của Nga ở Syria, để xem họ cần thay đổi chiến thuật như thế nào. Iran không có kế hoạch giải phóng sự hiện diện của mình ở Syria, nhưng họ sẽ thay đổi chiến thuật để không bị mất đà", ông Itchchakov nói.
Một ví dụ gần đây về cách Iran điều chỉnh các nỗ lực tiếp quản của mình ở Syria là cách nước này đưa nhân viên quân sự và vũ khí của mình đến các địa điểm do Quân đội Ả Rập Syria (SAA) quản lý. Điều này đã không ngăn được Israel tấn công các mục tiêu như vậy khi phát hiện ra.
Itzchakov nhấn mạnh, các quyết định của Iran ở Syria không thể bị tách rời với mục tiêu địa chính trị rộng lớn hơn của Tehran hoặc từ các cuộc đấu tranh quyền lực nội bộ bên trong nước Cộng hòa Hồi giáo.
Ông đã trích dẫn chuyến thăm vào tháng 3 của Tổng thống Iran Hassan Rouhani tới nước láng giềng Iraq như một ví dụ về mối liên kết này. Mục tiêu của chuyến thăm đó là phát triển một hành lang kinh tế để vượt qua các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Chuyến thăm cũng làm tăng uy tín của ông Rouhani, người đang phải đối mặt với những ý kiến đối lập từ khối bảo thủ và Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC). Các hành lang kinh tế mà Iran muốn có ở Iraq gắn liền với mục tiêu về một hành lang kinh tế từ Lebanon và các mối quan hệ với Syria.
Ngoài ra, Iran có thể xây dựng lực lượng vũ trang ở tất cả các quốc gia này – bao gồm Iraq, Syria và Lebanon - và biến họ thành lực lượng chính trị có ảnh hưởng sâu sắc ở Iraq và Lebanon. Iran có kế hoạch làm điều tương tự ở Syria.
Nhưng yếu tố chịu trách nhiệm cho hoạt động này chủ yếu là IRGC và tướng Qassem Soleimani, chỉ huy đơn vị Lực lượng Quds ở nước ngoài, người đang cạnh tranh với Thủ tướng Iran Muhammad Zarif, để kiểm soát các chính sách khu vực của Iran, chuyên gia Itzchakov nói.
Sức mạnh của IRGC với tư cách là thế lực ra quyết định trong các lĩnh vực địa chính trị, kinh tế và ngoại giao đang tăng lên. Cuộc đấu tranh quyền lực nội bộ đang khiến cho Iran "trở nên nhạy cảm hơn" trong vấn đề Syria, ông Itzchakov nhấn mạnh.
No comments:
Post a Comment