Yak-38 là chiếc tiêm kích được Liên Xô đưa vào trang bị năm 1976, điểm đặc biệt nhất trên mẫu máy bay này đó là nó có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng như trực thăng, rất giống với chiếc Harrier của Mỹ.
Bí quyết tạo nên tính năng trên nằm ở động cơ turbine phản lực Tumansky R-28 V-300 với 2 vòi phun đặt ở dưới đuôi và 2 động cơ phụ Rybinsk RD-38 lắp cùng ở sau buồng lái.
Khi cất hạ cánh thẳng đứng, các vòi phun đồng loạt hướng xuống phía dưới để tạo ra lực nâng, giúp máy bay có thể thực hiện được chức năng đặc biệt trên.
Chiếc tiêm kích hạm này được thiết kế dành riêng cho lớp tàu tuần dương tên lửa chở máy bay dự án 1143 Krechyet (NATO định danh là lớp Kiev) phục vụ trong hải quân Liên Xô vào giai đoạn những năm 1970 - 1990.
Tiêm kích hạm Yak-38 chỉ có vỏn vẹn 4 giá treo trên cánh, cho phép mang tổng cộng 2 tấn vũ khí các loại con số này bị đánh giá là rất thấp.
Dàn vũ khí của Yak-38 bao gồm pháo GSh-23L (lắp trên giá treo cánh); 2 bom không điều khiển FAB-500 (hoặc 4 quả FAB-250), hay 2 bom cháy ZB-500, hay 2 bom hạt nhân RN-28.
Bên cạnh đó máy bay còn tùy chọn vũ khí khác là 2 tên lửa chống tàu tầm ngắn Kh-23 (tầm bắn 10 km); tên lửa đối không tầm ngắn R-60 (tầm bắn 8 km).
Do số lượng giá treo và tải trọng vũ khí quá thấp nên Yak-38 phải lựa chọn mang bom thì thôi tên lửa và ngược lại trong tác chiến đối đất, đối hải.
Thông thường phi công có thể sẽ lựa chọn mang theo thường xuyên 2 tên lửa không đối không R-60 để tự vệ trước máy bay địch bên cạnh bom hay tên lửa chống hạm.
Các thông số còn lại của tiêm kích hạm có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng Yak-38 của Liên Xô bao gồm tốc độ tối đa 1.050 km/h, bán kính chiến đấu khoảng 500 - 600 km, trần bay 11.000 m, vận tốc leo cao 4.500 m/phút.
Khi Hải quân Liên Xô còn sử dụng căn cứ Cam Ranh của Việt Nam, họ đã triển khai những phi đội tiêm kích hạm Yak-38 trên tuần dương hạm hạng nặng mang máy bay Minsk để làm nhiệm vụ tác chiến tầm xa.
Vào năm 1981, trong một chuyến bay huấn luyện chiến đấu, một chiếc tiêm kích hạm Yak-38 đã gặp nạn và bị rơi xuống vùng biển gần Côn Đảo.
Xác máy bay sau đó đã được tàu quét mìn Zapal (dự án 266M lớp Akvamarin) dò tìm và sau đó được trục vớt rồi đưa về quân cảng Cam Ranh.
Liên Xô không công bố nguyên nhân cụ thể gây ra sự cố trên đối với chiếc Yak-38, chỉ biết là viên phi công điều khiển máy bay đã chủ động nhảy dù khi phát hiện ra nguy cơ và vẫn an toàn.
https://anninhthudo.vn/quan-su/anh-nhin-lai-vu-tiem-kich-ham-sieu-doc-dao-cua-lien-xo-roi-ngoai-khoi-viet-nam/807725.antd
No comments:
Post a Comment