Tuesday, April 9, 2019

Ai Cập "ăn đòn" vì mua tiêm kích Su-35 Nga: Mỹ chỉ được cái "mềm nắn rắn buông" là giỏi!

Ai Cập
Ai Cập "ăn đòn" vì mua tiêm kích Su-35 Nga: Mỹ chỉ được cái "mềm nắn rắn buông" là giỏi!
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố việc Ai Cập mua tiêm kích Su-35 của Nga có thể sẽ dẫn tới những "đòn hội đồng".

Tiêm kích Su-35 Nga gặt hái nhiều thành công

Tiêm kích Su-35 đã được Moscow tung sang chiến trường Syria với nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, bảo vệ các lực lượng Nga đang tham gia các hoạt động quân sự ở quốc gia Trung Đông này.

Dù chưa thực sự đối đầu với các máy bay phương Tây nhưng sự xuất hiện của tiêm kích Su-35 ở Syria đã khiến đối thủ phải hết sức dè chừng bởi đây là một trong những dòng tiêm kích đa năng thế hệ 4++ hiện đại nhất thế giới. Chúng thậm chí còn có thể đánh bại các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 như F-22, F-35 trong những tình huống nhất định.

Ngoài nhiệm vụ không chiến, tiêm kích Su-35 được cho là cũng tham gia vào nhưng phi xuất tấn công mặt đất, vừa để hỗ trợ hỏa lực cho các lực Nga và đồng minh Syria tác chiến, vừa để thử nghiệm các tính năng vốn có của chúng.

Ai Cập ăn đòn vì mua tiêm kích Su-35 Nga: Mỹ chỉ được cái mềm nắn rắn buông là giỏi! - Ảnh 1.

Tiêm kích Su-35 mang bom tấn công các mục tiêu mặt đất ở Syria.

Bên cạnh đó, qua việc tham chiến ở Syria, các phi công Nga còn tích lũy được những kinh nghiệm quý giá để đưa vào giảng dạy trong học viện nhà trường không quân nhằm sẵn sàng cho các cuộc chiến tranh trong tương lai.

Tính năng tuyệt hảo của tiêm kích Su-35 đã được thử lửa khiến sức hút của dòng chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không này ngày càng lớn, các hợp đồng xuất khẩu thi nhau kéo đến, sau Trung Quốc là Indonesia và gần đây nhất lại có thêm Ai Cập "kết" món hàng "hot" này.

  • Tiêm kích tàng hình F-35A rơi - Hậu quả khủng khiếp và thách thức lớn đối với KQ Nhật Bản

Cairo được cho là đã ký hợp đồng đặt mua hơn 20 chiếc tiêm kích Su-35 trị giá khoảng 2 tỷ USD hồi năm ngoái và những chiếc đầu tiên có thể sẽ được chuyển giao trong năm 2020 hoặc 2021.

Tuy nhiên, mãi tới gần đây, vào giữa tháng 3/2019, thông tin về thỏa thuận tỷ đô này mới được báo Kommersant (Nga) tiết lộ, bất chấp Cơ quan liên bang về hợp tác Kỹ thuật quân sự (FSMTC) Nga tuyên bố không có hợp đồng xuất khẩu máy bay tiêm kích nào được ký trong nửa cuối năm 2018.

Phải chăng lệnh cấm vận của Washington đối với các công ty xuất khẩu vũ khí Nga đã khiến các bên không vội vàng công bố hợp đồng đình đám kể trên? Và giả thiết này đã được chứng minh một cách phũ phàng vào hôm nay.

Ai Cập ăn đòn vì mua tiêm kích Su-35 Nga: Mỹ chỉ được cái mềm nắn rắn buông là giỏi! - Ảnh 3.

Tiêm kích Su-35 do Nga chế tạo

Ai Cập "ăn đòn hội đồng" vì dám mua tiêm kích Su-35 Nga?

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vừa đe dọa Cairo có thể sẽ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt nếu họ mua tiêm kích Su-35 của Nga. Ông này cũng nhấn mạnh thêm, Ai Cập đã hiểu "thâm ý" của Mỹ rằng họ có thể phải chịu các lệnh trừng phạt và Washington bày tỏ hy vọng Cairo sẽ rút khỏi thỏa thuận với Nga.

"Chúng tôi đã nhận được sự đảm bảo của họ, họ hiểu điều đó, và tôi rất hy vọng rằng Cairo sẽ sớm đưa ra quyết định không tiếp tục thỏa thuận mua sắm (tiêm kích Su-35) kể trên", ông Pompeo cho biết.

Ngay trước chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của phái đoàn Ai Cập do Tổng thống Abdel Fattah Al Sisi dẫn đầu, một quan chức cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Trump đã tuyên bố Mỹ khuyến khích Ai Cập chuyển hướng sang phương Tây và quay lưng lại với Nga.

Hôm qua (09/04/2019), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gặp người đồng cấp Sisi. Nhà Trắng đã tuyên bố trước đó rằng trong chương trình nghị sự, 2 nguyên thủ sẽ tập trung bàn thảo việc hợp tác kỹ thuật quân sự và chống khủng bố.

Nhiều chuyên gia quân sự bình luận rằng Mỹ đang làm hết cách có thể nhằm đánh bật Nga ra khỏi thị trường vũ khí thế giới bằng nhiều chiêu thức khác nhau, kể cả là những đòn đánh "dưới thắt lưng" như cấm vận.

  • Những bài học chiến trường đối với "lính cậu" ở BTL Tăng Thiết giáp: Đít xe lao xuống trước, ra sát mép vực

  • Đối diện chiến tranh tổng lực với Pakistan, Ấn Độ đổ tiền mua gần 500 xe tăng T-90 mới

  • Tướng Pakistan nói gì về vụ Ấn Độ tung chứng cớ "chết người" tiêm kích F-16 bị bắn hạ?

Không có nước nào mua vũ khí Nga gần đây mà không gặp phải rắc rối với Mỹ, hết Ấn Độ, Trung Quốc lại tới Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia và "nạn nhân" mới nhất chính là Ai Cập.

Tuy nhiên, dường như Mỹ càng "cay cú, lồng lộn" ngăn chặn thì lại càng chuốc lấy những kết quả tồi tệ.

Những ông lớn như Ấn Độ, Trung Quốc thì không nói làm gì vì họ có thế mạnh riêng, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên "cứng" của NATO cũng quay lưng với Mỹ, nhất quyết mua vũ khí Nga như tên lửa S-400 và có thể sắp tới là cả tiêm kích Su-35 hoặc tiêm kích tàng hình Su-57, bất chấp Washington dùng đủ mọi cách, từ đe dọa cho tới ve vãn.

Chưa biết liệu Ai Cập có từ bỏ thương vụ mua Su-35 của Nga hay không, nhưng rõ ràng những động thái gần đây của Mỹ chỉ càng chứng tỏ một điều Washington chỉ được cái "mềm nắn rắn buông" là giỏi!

Chiến đấu cơ Su-35S và Su-34 Không quân Nga huấn luyện ở Syria.

No comments:

Post a Comment