Một vài nguồn tin tại Bộ Quốc phòng Nga đã chia sẻ về quyết định bất ngờ này cho phóng viên tờ báo "Izvestia". Công tác tiêu hủy dự kiến sẽ kết thúc vào cuối năm 2021. Điều bất ngờ nhất chính là việc tiêu hủy 2 tuần dương hạm mang tên lửa Đô đốc Ushakov và Đô đốc Lazarev thuộc đề án 1144 Orlan.
Ngoài ra, theo nguồn tin tại Bộ tự lệnh Hạm đội hải quân Nga, vẫn còn 4 tàu ngầm nguyên tử cũng sẽ bị "xẻ ra bán sắt vụn", bao gồm: K-448 Daniil Moskovsky, K-221 Petropavlovsk-Kamchatsky, K-433 Thánh Georgy Pobedonosetz và K-232 Podolsk. Chi phí tiêu hủy dự kiến vào khoảng 2,7 tỷ rúp.
Từ Kirov cho tới Petr
Tuần dương hạm lớp Orlan được coi là huyền thoại của Hạm đội hải quân Nga. Chúng có kích thước lớn nhất trên thế giới, chỉ xếp sau các tàu sân bay. Đó là những chiếc tàu duy nhất mang động cơ năng lượng nguyên tử trong thành phần Hạm đội hải quân Nga.
Tầm hoạt động của chúng gần như không có giới hạn. Các tuần dương hạm có thể hoạt động trong những điều kiện khí hậu khắc nghiệt, gồm cả ở vùng Bắc Cực.
Có 04 tuần dương hạm lớp Orlan đã được đóng để phục vụ Hạm đội hải quân Liên Xô và Nga: Đô đốc Ushakov (ban đầu mang tên Kirov), Đô đốc Lazarev, Đô đốc Nakhimov và Petr Veliky.
Dòng tàu chiến này được đóng trong một thời gian dài – từ năm 1973 đến hết năm 1996. Ba chiếc tàu được tăng cường cho Hạm đội Biển Bắc, còn chiếc cuối cùng - Đô đốc Lazarev, cho Hạm đội Thái Bình Dương. Hiện nay, chỉ có một chiếc tàu của đề án này đang còn hoạt động – đó là Petr Veliky.
Các dự án nhằm tái trang bị cho Orlan đã được thảo luận từ lâu, nhưng tiền chỉ được cấp theo chương trình vũ khí quốc gia trong giai đoạn 2011-2020.
Đô đốc Ushakov được hạ thủy vào năm 1980 nhưng đã bị đưa ra khỏi quân số hạm đội vào năm 2002 và neo đậu ở thành phố Severodvinsk để "chờ chết".
Vào tháng 4/2015, trên tàu đã diễn ra buổi lễ thượng cờ Hải quân kỷ niệm 34 năm ngày chiếc tàu gia nhập Hạm đội hải quân. Nhưng cũng vào mùa hè năm đó, tuyên bố về việc tiêu hủy đã được đưa ra, tuy nhiên công tác tháo dỡ chiếc tàu vẫn chưa được bắt đầu, điều mang tới niềm hi vọng "cựu binh" sẽ trở lại.
Tuần dương hạm Pyotr Veliky
Từ thập niên 1990, chiếc tàu lớp Orlan thuộc Hạm đội Thái Bình Dương - Đô đốc Lazarev, đã được đưa vào bảo quản ở Viễn Đông. Năm 2002, trên tàu đã xảy ra một vụ hỏa hoạn và phải mất 4 tiếng đồng hồ để dập tắt.
Những tưởng sau sự việc này, chiếc tàu sẽ bị cắt xẻ, nhưng cuối cùng người ta vẫn bố trí được ngân sách để nâng cấp nó. Vào năm 2014, công tác tu sửa tuần dương hạm này đã hoàn tất tại nhà máy sửa chữa của Hạm đội Thái Bình Dương, nhưng công tác tái trang bị vũ khí vẫn chưa được thực hiện.
Chỉ có Đô đốc Nakhimov được nâng cấp. Thay vì các tên lửa chống hạm Granit, nó sẽ tiếp nhận những tên lửa hiện đại P-800 Onyx và Calibr – các hệ thống này có thể được sử dụng để tấn công những mục tiêu trên bộ.
Ngoài ra, dự kiến Nakhimov sẽ được lắp đặt các tổ hợp phòng không hiện đại Poliment-Redut với tầm bắn tối đa lên tới 150km. Sau khi Đô đốc Nakhimov trở lại hàng ngũ chiến đấu, sẽ bắt đầu công tác nâng cấp Petr Veliky.
Cái kết của "Hoàng từ Áo đen"
Cả ba chiếc tàu ngầm đề án 667 BDR Kalmar – những tàu ngầm chiến lược mang 16 tên lửa xuyên lục địa nhiên liệu lỏng R-29R và ngư lôi, cũng sẽ bị mang đi tiêu huỷ.
Trong một thời gian dài, các tàu ngầm này là lực lượng chủ lực trong cấu thành tam giác hạt nhân Nga. Nó có hình dáng bên ngoài với lớp vỏ kép dài và khoang chứa tên lửa nhô cao lên. Trong thành phần hạm đội vẫn còn hai chiếc tàu ngầm của đề án này – K-44 Ryazan và BS-129 Orenburg.
Tàu ngầm nguyên tử K-448 Daniil Moskovsky thuộc đề án 671 Shuka – đó là tàu ngầm đa mục tiêu chủ lực của Hạm đội hải quân giai đoạn 1980-1990 mang các ngư lôi.
Trong hạm đội, các tàu ngầm của đề án này được coi là thành công với khả năng gây ra tiếng ồn thấp, những tính năng kỹ - chiến thuật và độ ổn định, trong suốt quá trình vận hành chưa có một tai nạn nào xảy ra. Tại các nước NATO, nhờ thiết kế ngoại hình lịch lãm của mình, chúng được gọi là "Hoàng tử Áo đen".
Tàu chiến Hải quân Nga tại Kronstadt. Ảnh: Sputnik
Tồn tại thế là quá đủ
Các tàu ngầm và những tàu chiến đầu tiên của đề án Orlan, Đô đốc Ushakov và Đô đốc Lazarev, theo cựu tham mưu trưởng Hạm đội hải quân Nga - Đô đốc Valentin Selivanov, đã phục vụ đủ thời gian.
"Các tàu chiến này từng được coi là hiện đại vào thời của mình, nhưng dư địa không phải là bất tận. Đô đốc Ushakov, chiếc tuần dương hạm nguyên tử đầu tiên của Liên Xô, từng được bàn giao cho hạm đội vào năm 1980 và đã vượt quá tuổi đời 30 năm của mình. Sau đó, thân tàu và các hệ thống chính sẽ không còn khấu hao, bởi vậy đại tu nó là điều vô nghĩa".
"Thêm vào đó, không phải tất cả các tàu chiến đều có thể phù hợp với những hệ thống vũ khí mới. Thích hợp hơn khi đóng mới một tuần dương hạm hay tàu ngầm sẽ phục vụ lâu hơn nhiều chiếc tàu đã cũ. Cần phải nói lời cảm ơn với các tàu chiến lớp Orlan, chúng đã phục vụ trung thành Hạm đội hải quân", Đô đốc Selivanov chia sẻ.
Cuyên gia quân sự Dmitri Boltenkov (Nga) chia sẻ với phóng viên Izvestia rằng, Hạm đội hải quân không mất đi sức mạnh chiến đấu của mình, bởi vì những tàu chiến và tàu ngầm bị tiêu hủy sẽ được thay thế bằng các tàu mới.
"Tất cả những tàu ngầm và tàu chiến này xứng đáng nhận được sự tôn trọng của các thủy thủ. Thêm nữa, Orlan sẽ không bị mai một: Hai tuần dương hạm khác của đề án này sẽ được nâng cấp. Chúng sẽ được trang bị vũ khí hiện đại nhất", chuyên gia này nhấn mạnh.
Các tàu ngầm bị tiêu hủy sẽ được thay thế bằng những tàu ngầm nguyên tử chiến lược đề án Borey và Yasen. Trong thời gian tới, Hạm đội Biển Bắc và Thái Bình Dương sẽ tiếp nhận 5 chiếc tàu ngầm Borey.
Tàu ngầm Nga Yuri Dolgorukiy phóng thử tên lửa Bulava
No comments:
Post a Comment