Cho đến tận đầu những năm 1990, các năng lực phòng không của Trung Quốc vẫn chưa có gì đáng kể. Tuy nhiên, kể từ khi nước này mua các công nghệ tiên tiến của Nga, trong đó có các biến thể của hệ thống tên lửa phòng không S-300 thì cán cân sức mạnh ở Đông Á mới bắt đầu thay đổi, theo hướng nghiêng về phía Trung Quốc.
Cuối tháng 7 vừa qua, Bắc Kinh chính thức nhận từ Nga lô tên lửa S-400 cấp trung đoàn đầu tiên trong một hợp đồng trị giá lên tới 3 tỷ USD ký năm 2014.
S-400 được đánh giá là sự bổ sung đáng kể cho sức mạnh phòng thủ của Trung Quốc bên cạnh các hệ thống sẵn có như HQ-16 và HQ-17. Ngay kể cả không nhận được sự hỗ trợ từ các phương tiện phòng không và phòng thủ khác thì bản thân S-400 cũng đã bộ lộ một mối đe dọa đáng gờm với các mục tiêu đối phương của Trung Quốc.
Bắc Kinh có thể triển khai S-400 để chuẩn bị đối phó với những cuộc xung đột tiềm ẩn như tranh chấp biên giới với Ấn Độ hay tranh cãi về chủ quyền xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tuy nhiên, hàm ý lớn nhất, và rõ ràng nhất từ việc Trung Quốc mua S-400 của Nga có lẽ là để phục vụ kế hoạch thu hồi Đài Loan.
Với 2 tên lửa dành cho mỗi mục tiêu, S-400 có thể cùng lúc tấn công 80 máy bay, con số tương tương với khoảng 1/3 số máy bay mà Đài Loan đang sở hữu. Các đạn tên lửa 48N6E2, 48N6DM/48N6E3 và 40N6 của hệ thống S-400 với các tầm bắn tương ứng 200 km, 250 km và 400 km đủ sức bao phủ toàn bộ không phận Đài Loan.
Do đó, S-400 sẽ cho phép Trung Quốc áp đặt một khu vực cấm bay hiệu quả trên những vùng lãnh thổ do Đài Loan kiểm soát trong trường hợp chiến tranh giữa hai bờ Eo biển xảy ra.
Tên lửa S-400 Nga khai hỏa trong một cuộc diễn tập bắn đạn thật. Ảnh: RT
Cần biết rằng, S-400 được Nga chế tạo để đối phó với cả tên lửa đạn đạo, hành trình và máy bay tàng hình như F-22 của Mỹ nên những dòng chiến đấu cơ phi tàng hình thuộc thế hệ cũ hơn như F-15 chưa phải "đối thủ xứng tầm" của nó.
Trong khi đó, Đài Loan hiện nay vẫn đang vận hành các dòng máy bay chiến đấu có tốc độ chậm hơn, trần hoạn động thấp hơn cả F-15 nên chúng có khả năng sống sót cực kỳ thấp trước các đòn tấn công của S-400.
Các phi đội máy bay của Đài Loan như Mirage 2000, F-5E, F-16A hay F-CK Ching Kuo chế tạo nội địa đều thiếu vắng các công nghệ tàng hình cơ bản nhất và sử dụng thiết kế từ những năm 1970, do đó chúng gần như không có cơ hội trốn tránh được hỏa lực của S-400.
Các dòng phi cơ yểm trợ như máy bay cảnh báo sớm trên không E-2 Hawkeye của Đài Loan, mặc dù phát huy khả năng rất tốt khi hoạt động ở khoảng cách an toàn nhưng do tính năng cơ động kém và khung sườn đồ sộ nên cũng sẽ trở thành "miếng mồi ngon" đối với S-400.
Với các tên lửa tấn công của S-400, 48N6E2 đạt vận tốc Mach 8,2 , 48N6E3 và 40N6 đạt vận tốc Mach 14 thì Bắc Kinh chỉ cần phóng chúng đi từ các trạm chỉ huy trên lãnh thổ Trung Quốc lục địa cũng đủ tiêu diệt các mục tiêu ở Đài Loan trong thời gian tính bằng giây.
Với lực lượng không quân hiện tại, Đài Loan đã đang phải đối diện với những thách thức không nhỏ khi phải đối phó với các tổ hợp phòng không hiện có của Trung Quốc như HQ-9B hay các tiêm kích chiếm ưu thế trên không như J-11B và Su-35.
Vì vậy, với việc sở hữu S-400, Trung Quốc không những đủ sức loại bỏ khả năng tấn công phản đòn mà còn thừa sức "đè bẹp" ngay cả những chiến dịch phòng thủ cơ bản nhất của Đài Loan.
Hệ thống phòng không S-400 Triumph của Nga thực chiến
No comments:
Post a Comment