Mục đích của họ là gì? Rất đơn giản, đó là nhằm nâng cao khả năng tấn công mềm của Nhật Bản, nâng cao khả năng tác chiến mạng và hiện đại hoá cũng như khả năng tấn công và sống sót trong chiến trường tương lai.
Trong hệ thống phòng không Nhật Bản, hiện nay đã trang bị chiến đấu cơ tàng hình F-35A hiện đại nhất, giai đoạn này đang bắt đầu hình thành khả năng tác chiến ban đầu. Cũng có nghĩa là trong hệ thống chiến đấu cơ của không quân Nhật Bản, F-35A đã trở thành trụ cột, đảm nhận nhiệm vụ tác chiến chính trên không.
Nhưng với sự phát triển không ngừng của thông tin hoá, Bộ quốc phòng Nhật Bản bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của tác chiến điện tử, vì vậy Bộ quốc phòng Nhật Bản bắt đầu tìm trang bị mới.
Bộ quốc phòng Nhật Bản cho rằng, so với các nước khác, khả năng sát thương mềm của Nhật Bản vẫn trong trạng thái yếu kém, ngay cả phương diện tác chiến điện tử.
Cho nên chỉ có nghiên cứu hoặc trang bị máy bay tác chiến điện tử mới có thể giải quyết vấn đề căn bản này, nghiên cứu hay mua? Nhật Bản có 2 lựa chọn, một là mua từ Mỹ, hai là tiến hành nghiên cứu trên vận tải cơ C-2 hoặc máy bay dân dụng.
Máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler
Trong hệ thống không quân Mỹ, EA-18G là chiến đấu cơ tác chiến điện tử mạnh nhất, Nhật Bản rất có thể sẽ đàm phán với Mỹ để mua loại máy bay này.
Nếu tự nghiên cứu, Nhật Bản phải mất ít nhất 10 năm, ngay cả khi lấy vận tải cơ C-2 hay máy bay dân dụng làm nền tảng.
Tuy nhiên, muốn phát triển thành một máy bay tác chiến điện tử thực sự, họ cần phải giải quyết rất nhiều vấn đề khó, trái ngược với các nước trên thế giới, chỉ có một số ít các quốc gia có chiến đấu cơ điện tử hoặc có khả năng nghiên cứu máy bay điện tử, trong số đó Mỹ phát triển nhất, đồng thời cũng tham gia thực chiến nhiều nhất.
Cho nên, nhiều khả năng là Nhật Bản sẽ trang bị máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler, nhưng đơn giá có thể không rẻ. Căn cứ vào thông tin tiết lộ trước đó, giá của EA-18G có thể sẽ cao hơn cả chiến đấu cơ F-35A, thậm chí gần bằng F-22 hoặc cao hơn.
Tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc
"Đắt nhưng xắt ra miếng" bởi khả năng tác chiến của nó rất cao, máy thu chiến thuật ALQ-218V(2) và thiết bị gây nhiễu điện tử chiến thuật ALQ-99 trang bị trên EA-18G Ggrowler có thể thực hiện áp chế đối với radar và thiết bị thông tin liên lạc trong phạm vi 160km.
Theo thông tin trên mạng, trước đó F-22 khi tiến hành diễn tập đối kháng trên không với EA-18G, với khả năng gây nhiễu điện tử mạnh của mình, EA-18A đã khiến F-22 không biết phải làm thế nào, ngay cả khi có khả năng tàng hình cũng không thể phát huy được ưu thế, cuối cùng bị bại dưới tay EA-18G Growler.
Cho nên Nhật Bản một khi nghiên cứu thành công máy bay tác chiến điện tử hoặc mua EA-18G của Mỹ sẽ tạo ra mối đe doạ trực tiếp nhất đối với chiến đấu cơ của Trung Quốc, bao gồm cả tiêm kích tàng hình J-20 tối tân.
No comments:
Post a Comment