Lực lượng quân sự Mỹ tại Afghanistan hiện đang phải đối diện với một tình thế tiến thoái lưỡng nan: Sự trỗi dậy của các phần tử khủng bố Taliban với chiến thuật chiến tranh du kích.
Mối lo ngại ngày càng trở nên hiện hữu hơn khi xuất hiện thông tin Taliban có thể đã chiếm giữ được thành phố chiến lược Ghazni - địa phận nằm giữa Thủ đô Kabul và Kandahar - thành phố lớn thứ hai ở Afghanistan.
Nếu Taliban đánh bại được quân chính phủ, chiếm đóng Ghazni, lực lượng này sẽ cắt đứt miền Nam Afghanistan khỏi sự kiểm soát của chính quyền trung ương. Đây thực sự là một diễn biến đáng lo ngại.
Khi đó, Mỹ đứng trước nguy cơ thất bại trong việc bảo đảm an ninh cho Afghanistan mặc dù Washington gần như đã đẩy lùi được Taliban khi bắt đầu tham chiến tại đây vào năm 2001 ngay sau vụ tấn công khủng bố 11/9 bằng các khả năng quân sự hùng hậu nhất.
Theo một quan chức tình báo Mỹ, nếu Washington rút quân khỏi Afghanistan thì Kabul và chính quyền do Mỹ dựng nên sẽ khó có thể tồn tại quá một tuần.
Bằng các chiến thuận nổi dây kiểu du kích nhỏ lẻ nhưng hiệu quả, Taliban đã chứng tỏ được khả năng tấn công quân chính phủ Afghanistan ngay tại trung tâm Thủ đô Kabul, vốn là địa bàn được bản vệ nghiêm ngặt nhất bởi các lực lượng an ninh, quân sự do chính Mỹ đào tạo.
Trong trận chiến tại Ghazni, mặc dù có tất cả các công cụ tình báo trong tay nhưng Mỹ đã không thể phát hiện được dấu hiệu Taliban tập hợp lực lượng phát động cuộc tấn công.
Một lính bảo vệ Afghanistan làm nhiệm vụ ở thành phố Ghazni sau vụ tấn công của Taliban. Ảnh: Reuters
Một trong các chiến thuật mà Taliban đã sử dụng là trà trộn vào dân cư địa phương sinh sống xung quanh các tiền đồn của Mỹ và đồng minh, khiến cho việc phát hiện ra chúng là rất khó khăn dù những công nghệ tình báo, chụp ảnh vệ tinh, thông tin liên lạc hiện đại nhất đã đượcMỹ sử dụng.
"Trận chiến hiện nay ở bên trong và xung quanh Ghazni cho thấy Taliban đang có một kế hoạch chi tiết "trói chặt" quân chính phủ Afghanistan đồng thời tiến công chiếm giữ thủ phủ thành phố", chuyên gia Bill Roggio của Tạp chí Long War Journal nhận xét.
"Ngoài ra, Taliban còn có khả năng tập hợp lực lượng đông đảo mà không bị phát hiện. Quân đội Afghanistan rõ ràng đã bị bất ngờ và chỉ có thể tham chiến 4 ngày sau khi Taliban phát động cuộc tấn công".
Chiến thuật của Taliban là tấn công một khu vực, chiếm đóng cho tới khi bị đánh bật, rồi sau đó lại phát động các cuộc tấn công khác ở một nơi nào đó trên đất nước Afghanistan khiến quân chính phủ buộc phải phân tán, chia tách nhỏ lực lượng đối phó.
Khi các lực lượng chính phủ bận mải truy đuổi Taliban ở những khu vực khác thì các chiến binh Taliban bản địa lại nổi dậy, như từng chứng kiến ở Ghazni, đặc biệt là tại những khu vực hẻo lánh của Afghanistan.
Nếu các lực lượng an ninh Afghanistan có kế hoạch chiếm giữ một khu vực nào đó, họ phải đảm bảo hoạt động tiếp viện không bị gián đoạn nhưng trên thực tế họ lại liên tục bị Taliban tấn công khiến cho bất cứ nỗ lực chiếm giữ một địa bàn nào của quân chính phủ cũng chỉ mang tính tạm thời.
Hậu quả là, cuộc chiến tranh cứ tiếp diễn mà không có phương thức ngăn chặn. Trong khi đó, không có dấu hiệu nào cho thấy Taliban sẽ ngưng chiến thuật tấn công dạng này, một kiểu chiến tranh du kích đang gây không ít khó khăn cho Mỹ trong bối cảnh hiện nay ở Afghanistan.
14 dân thường Afghanistan thiệt mạng sau vụ không kích của Mỹ vào thành phố Kunduz
No comments:
Post a Comment