Chuyên gia bình luận phân tích của Sputnik Piotr Tsvetov cho hay, cả đại sứ lẫn tùy viên quân sự Trung Quốc đã thông báo cho toàn thế giới biết rằng sự hợp tác quân sự giữa Trung Quốc và Syria vẫn đang tiếp tục.
Theo ông Tsvetov, trên thực tế, sự hợp tác quân sự giữa Bắc Kinh và Damascus diễn ra từ lâu. Cuối năm 2014, Assad đã cho phép các lực lượng đặc nhiệm của Trung Quốc hoạt động ở Syria. Trung Quốc tham gia vào việc tiêu diệt các chiến binh Uighur chiến đấu trong hàng ngũ IS.
Đây là vấn đề pháp lý - các phần tử cực đoan Hồi giáo Uighur là những nhân vật chính thực hiện hành động khủng bố trên lãnh thổ Trung Quốc.
Dưới bàn tay của chúng, hàng chục người dân thường Trung Quốc thiệt mạng, và không chỉ ở khu tự trị Tây Giang Uygur mà các chiến binh tuyên bố chủ quyền. Vì vậy, mục tiêu loại trừ nguy cơ đe dọa khủng bố từ xa là hoàn toàn hợp lý.
Binh lính quân chính phủ Syria trong một trận tiến quân chống lại các phe đối lập
Có thể hiểu về mục tiêu khác mà Trung Quốc theo đuổi khi tham gia hoạt động quân sự ở Syria - tích cực hiện diện trong khu vực quan trọng đối với kế hoạch địa chính trị của Bắc Kinh Một trong những con đường của sáng kiến "Một vành đai, một con đường" cần chạy qua đây. Từ nhiều năm nay, đây là nơi mà Trung Quốc mua dầu mỏ.
Nhưng chuyên gia Nga nhấn mạnh một khía cạnh khác trong việc quân đội Trung Quốc tham gia chiến sự Syria:
Khi cung cấp viện trợ quân sự cho chính phủ Assad, quân đội Trung Quốc sẽ thu được kinh nghiệm chiến đấu thực tế.
Tờ "Sự kiện trong tuần" xuất bản ở Moskva giải thích tầm quan trọng của điều này đối với quân lính Trung Quốc:
"Quân đội Trung Quốc đang mang căn bệnh đặc trưng của những đội quân không chiến đấu: sự phô trương thái quá mà không ai có thể sánh được với họ, sự huấn luyện méo mó được tiến hành không dựa trên cơ sở kinh nghiệm chiến đấu.
Tệ tham nhũng trong quân đội cũng rất lớn… Lô vũ khí mà chất lượng thường là nghi vấn chẳng có ý nghĩa gì, nếu không có các quân nhân được đào tạo".
Nhà bình luận quân sự "Sự kiện trong tuần" cho rằng việc thiếu kinh nghiệm chiến đấu ảnh hưởng đến hành vi của quân đội Trung Quốc, ví dụ, họ sợ đối phó thực sự với lực lượng Mỹ ở Biển Đông.
"Tàu Mỹ tự do đi qua vùng lãnh hải xung quanh các đảo nhân tạo có căn cứ Trung Quốc, nhưng người Trung Quốc không dám nổ súng" - tuần báo viết.
Chuyên gia Nga không tin rằng Bắc Kinh sẽ phái đi Syria một lượng quân đáng chú ý nào đó.
"Tôi nghĩ rằng sự chuyển quân này là quá sớm. Như đã biết, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặt ra nhiệm vụ cho quân đội Trung Quốc phải trở thành một 'đội quân cấp độ thế giới'.
Mà ở Trung Quốc, một khi nhà lãnh đạo đã nói thì có nghĩa là mọi người phải thực hiện, phải tìm kiếm thao trường phù hợp để huấn luyện binh lính và chỉ huy" - ông Tsvetov viết.
Ở Syria, cuộc chiến vẫn chưa kết thúc, vì vậy, theo ông Tsvetov, Bắc Kinh có thể tính đến thực tế là một bộ phận quân nhân đáng kể sẽ thu được kinh nghiệm quý báu từ những hoạt động quân sự thực tế.
No comments:
Post a Comment