Tuần trước, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã mở thầu thương mại chương trình cải tiến trang bị hệ thống phòng không tầm thấp (VSHORAD) của quân đội nước này.
Trong gói thầu VSHORAD, Lục quân Ấn Độ dự định thay thế tổ hợp tên lửa phòng không vác vai 9K38 Igla, hiện đang có trong biên chế bằng một hệ thống tên lửa hiện đại hơn, có trọng lượng dưới 25 kg, hoạt động theo nguyên lý "bắn và quên", cho phép tiêu diệt chính xác mục tiêu cả ngày lẫn đêm và trong mọi điều kiện thời tiết, với tầm bắn lên tới 6 km.
Giá trị của gói thầu trên lên tới 1,5 tỷ USD, nhằm trang bị 5.175 tên lửa và 800 hệ thống phóng trong VSHORAD. Các công ty quốc phòng lớn của thế giới tham gia góp mặt gồm có Saab của Thụy Điển, Rafael Israel, MBDA và Thales của Pháp, Raytheon của Mỹ, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga và LIG Nex 1 của Hàn Quốc.
Trong đó Rafael, Thales và LIG Nex 1 không đủ điều kiện sau khi đánh giá kỹ thuật còn Raytheon không tham gia đấu giá. Các đối thủ lọt vào vòng cuối chỉ có Igla-S của Rosoboronexport, RBS 70 NG của Saab và Mistral của MBDA đủ điều kiện cho các thử nghiệm sau khi hoàn thành đánh giá kỹ thuật vào năm 2012.
Bài thử nghiệm các hệ thống tên lửa tham gia dự thầu đã được thực hiện vào năm 2013. Hãng MBDA thực hiện bài thử nghiệm với công ty Larsen & Toubro của Ấn Độ. Saab kết hợp với công ty Nhà nước Bharat Electronics còn Tập đoàn KBM tự mình thực hiện bài kiểm tra.
Rosoboronexport đứng trước nguy cơ "trắng tay"?
Quân đội Ấn Độ đã tiến hành hai vòng thử nghiệm độc lập trước khi mở thầu thương mại vào tuần trước.
Một quan chức quốc phòng cấp cao giấu tên cho biết: "Quân đội Ấn Độ đã phát hiện ra lỗi của hệ thống Igla-S do Rosoboronexport giới thiệu, tên lửa đã không khóa được mục tiêu và sau khi phóng đi không trúng trực tiếp vào mục tiêu. Lỗi này gặp cả trên hai thử nghiệm riêng biệt".
Tuy nhiên, hệ thống Igla-S của Nga đã được thông qua bởi một số quan chức của Bộ Quốc phòng mặc dù các hướng dẫn mua sắm trong gói thầu được soạn thảo một cách chi tiết, nhưng chúng hình như cố tình bị bỏ qua.
Tuy những người phụ trách đấu thầu chưa công bố hợp đồng sẽ được trao cho công ty nào, do cuộc khủng hoảng kinh tế của Ấn Độ chưa cho phép giải ngân gói thầu này ngay lập tức.
"Công ty quốc phòng của Nga sẽ không thể sớm nhận được hợp đồng VSHORAD và chương trình có thể phải đứng trước nguy cơ hủy bỏ sau những kiện tụng từ đối thủ", một quan chức quốc phòng cao cấp của Ấn Độ cho biết.
Bất kỳ hợp đồng nào được trao cho một công ty quốc phòng của Nga cũng có thể dẫn đến các biện pháp trừng phạt của Mỹ bằng Đạo luật "Chống đối thủ" thông qua cấm vận (CAATSA).
Hệ thống tên lửa Igla-S
Theo một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ, gói thầu lần này có thể bị hủy bỏ do sự thiếu minh bạch trong các thủ tục mua bán và quân đội Ấn Độ phải có kế hoạch đánh giá toàn diện trước khi đưa ra quyết định chính thức về chương trình này.
Có tổng số 5.175 tên lửa và thiết bị liên quan được đặt mua trong chương trình VSHORAD, trong đó 2.315 tên lửa sẽ được mua trong điều kiện hoàn chỉnh, 260 tên lửa mua dưới dạng linh kiện rời và được lắp ráp ở Ấn Độ. 1.000 tên lửa sản xuất dạng liên doanh và 600 tên lửa sẽ được sản xuất hoàn toàn ở Ấn Độ dưới dạng chuyển giao công nghệ.
Ngoài ra, quân đội Ấn Độ đang tìm kiếm các thiết bị khác bao gồm bệ phóng, cảm biến, thiết bị quan sát ảnh nhiệt; các hệ thống chỉ huy, thông tin liên lạc.
Một lãnh đạo của Liên đoàn các phòng thương mại và công nghiệp Ấn Độ (FICCI) yêu cầu giấu tên cáo buộc rằng, công ty Nga không bao giờ tuân theo các tiêu chuẩn chuyển giao công nghệ trong chương trình VSHORAD.
Kể từ khi gói thầu liên quan đến chuyển giao công nghệ cho Ấn Độ, Saab của Thụy Điển đã hợp tác với Bharat Electronics Ltd thuộc sở hữu nhà nước; Tập đoàn quốc phòng MBDA của Pháp với Larsen & Toubro Ltd thuộc khu vực tư nhân nhưng Rosoboronexport thì không chọn đối tác nào của Ấn Độ để chuyển giao công nghệ.
Mahindra Singh, một tướng không quân Ấn Độ đã nghỉ hưu nói "Lực lượng vũ trang Ấn Độ bao gồm Lục quân và Không quân có yêu cầu lớn về các hệ thống phòng không tầm ngắn. Việc chuyển giao công nghệ có ý nghĩa rất lớn, điều này giúp Ấn Độ có công nghệ đầy đủ từ các nhà sản xuất thiết bị gốc ở nước ngoài một cách hợp pháp".
Việc mua sắm 800 bệ phóng và 5.175 tên lửa bị đóng băng từ năm 2012 do Mỹ đề xuất cung cấp hệ thống tên lửa phòng không vác vai FIM-92 Stinger trong khuôn khổ chương trình "Bán vũ khí cho nước ngoài" của quốc gia này. Nhưng cuối cùng đề xuất của Mỹ không được thông qua do các vấn đề chuyển giao công nghệ.
Hệ thống tên lửa Tên lửa RBS 70 NG của SAAB
VSHORAD được Lục quân Ấn Độ lựa chọn
Tên lửa RBS 70 NG của SAAB
RBS 70 NG bao gồm tên lửa trong ống bảo quản kiêm ống phóng, giá đỡ 3 chân và thiết bị ngắm quang học. Hệ thống sử dụng từ 1 đến 3 người, tên lửa sử dụng động cơ một tầng, nhiên liệu rắn. Tầm bắn hiệu quả là 8km và độ cao khoảng hơn 5km.
Đầu đạn tên lửa được tạo mảnh sẵn với lượng nổ tạo hình kết hợp, cho phép tên lửa có thể tiêu diệt các mục tiêu trên không được bọc giáp như trực thăng tấn công hoặc các máy bay chi viện tầm gần.
RBS-70 trang bị tổ hợp ngắm ảnh nhiệt tự động hóa, cho phép tiêu diệt chính xác mục tiêu cả ngày lẫn đêm và trong mọi thời tiết. RBS-70 có khả năng triển khai chiến đấu trong vòng 30 giây, nạp đạn lại trong 7 giây, chống nhiễu tốt. RBS-70 sử dụng phương thức dẫn đường bằng bám chùm laser công suất nhỏ, công nghệ này giúp tránh bị phát hiệu và gây nhiễu.
RBS 70 NG có thể gắn trên xe, mang vác cá nhân hoặc điều khiển từ xa.
Tên lửa MISTRAL-2 của Tập đoàn MBDA - Pháp
MISTRAL-2 có khả năng tiêu diệt các mục tiêu có tốc độ siêu âm, bay ở độ cao dưới 3.000 m. Tên lửa được lắp đầu dò hồng ngoại và đầu đạn phá mảnh được kích nổ bằng ngòi nổ lade cận đích. Tên lửa nặng 18,9kg, trong đó đầu đạn nổ phá mảnh nặng 3kg, được trang bị các hạt hợp kim tungsten có khả năng xuyên giáp cao.
Thử nghiệm cho thấy, tỷ lệ bắn trúng của tên lửa Mistral đạt trên 96%, và được đánh giá cao khi đối phó với các mục tiêu là trực thăng hoặc máy bay không người lái tầm thấp. Hiện nay loại tên lửa này đã được chọn để trang bị cho máy bay trực thăng Dhruv Ấn Độ, do đó Mistral có lợi thế về đảm bảo kỹ thuật nếu được Ấn Độ lựa chọn.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp MISTRAL-2 của Tập đoàn MBDA - Pháp gắn trên xe quân sự hạng nhẹ
IGLA-S của KBM (Công ty Rosoboronexport là đại diện xuất khẩu)
IGLA-S là sản phẩm mới nhất trong dòng tên lửa vác vai (MANPADS) của Nga. IGLA-S cũng có lợi thế khi hiện nay Lục quân Ấn Độ đang sử dụng các loại IGLA/ STRELA.
IGLA-S cung cấp hiệu năng vượt trội so với tên lửa IGLA/ STRELA, đặc biệt là khả năng chống lại các biện pháp đối phó (bẫy nhiệt thông thường và các biện pháp đối phó hồng ngoại -IR).
IGLA-S sử dụng phương pháp dẫn đường hồng ngoại, động cơ một tầng, sử dụng nhiên liệu rắn; cự ly bắn tăng 20% so với IGLA, tầm bắn hiệu quả trong phạm vi 6.000 mét.
Tên lửa IGLA-S được lắp một đầu đạn lớn gấp 1,5 lần so với phiên bản tiền nhiệm, có thể chống lại hiệu quả tên lửa hành trình hoặc các mục tiêu bay thấp như UAV, máy bay trực thăng.
Video giới thiệu hệ thống phòng không tầm ngắn Igla-S của Nga
No comments:
Post a Comment