Những cuộc không kích theo kiểu ném bom rải thảm đầu tiên nhằm vào các khu dân cư quy mô đông người từng xảy ra vào thời kỳ cuộc nội chiến Tây Ban Nha cách đây hơn 80 năm về trước.
Nhưng cho đến nay điều này không thay đổi nhiều - các nước đang triển khai nhiều cuộc chiến sự vẫn không ngoảnh mặt trước sức mạnh phá huỷ của lực lượng không quân ném bom. Hãng thông tấn RIA Novosti chia sẻ về những cuộc ném bom rải thảm khốc nhất của Thế kỷ XX.
Stalingrad (Liên Xô), 1942
Cuộc tấn công đầu tiên và thảm khốc nhất nhằm vào thành phố Stalingrad (nay là Volgagrad) được không quân Đức thực hiện vào ngày 23/8/1942. Quân đoàn không quân số 4 của Đức đã dùng toàn bộ sức mạnh của mình trút xuống thành phố và gần một nửa các toà nhà của thành phố này đã bị phá huỷ qua buổi trưa.
Sau các lượt bom công phá đến tận móng nhà, tới lượt các lượt bom xăng gây ra nhiều đám cháy. Ngọn lửa đã thiêu rụi các khu vực trung tâm thành phố và lan sang cả vùng lân cận. Thành phố Stalingrad phồn vinh trước chiến tranh giờ đã trở thành một đống đổ nát, hoang tàn.
Trung tâm thành phố Stalingrad sau khi được giai phongs (RIA Novosti/Georgy Zelma)
Chỉ trong ngày 23/8, máy bay của đối phương đã thực hiện gần 2 nghìn lần cất cánh. Gần 1 nghìn máy bay các loại tham gia vào cuộc tấn công. Chúng thực hiện ném bom trải thảm chứ không chọn các mục tiêu cụ thể.
Đến cuối ngày, phần lớn thành phố Stalingrad đã biến thành đống tro tàn. Theo số liệu của các nhà sử học, trong này này có khoảng từ 40 đến 90 nghìn người thiệt mạng. Gần 50 nghìn bị thương. 309 công sở, nhà máy,... của thành phố bị phá huỷ. Hạ tầng giao thông và liên lạc bị cắt đứt.
Tình hình càng thêm phức tạp khi không có phương tiện để dập tắt các đám cháy do hệ thống đường ống nước bị hư hỏng. Tuy nhiên, lực lượng không quân Đức lại không hoàn thành được mục tiêu chính của mình - ngăn chặn khả năng phản kháng của Hồng quân Liên Xô trước các đợt tấn công của quân Đức. Cuộc chiến bảo vệ Stalingrad mới chỉ bắt đầu.
Drezden, 1945
Những cuộc ném bom trải thảm Drezden do người Anh và Mỹ thực hiện ngày 13-15/2/1945 là một trong những cuộc ném bom tàn khốc nhất trong lịch sử cuộc chiến này. Ngày đầu tiên đã có gần 800 máy bay ném bom hạng nặng của Anh trút xống thành phố này 1.478 quả bom công phá và 1.182 quả bom xăng.
Ngày thứ hai có 529 chiếc "Lancaster" trút xuống Drezden gần 2 nghìn tấn bom. Tới ngày 14-15/2 người Mỹ tham gia vào các cuộc không kích khi cử 311 chiếc pháo đài bay B-17 ném xuống thành phố này 1,5 nghìn tấn bom.
Thành phố Drezden bị phá huỷ (nguồn: RIA Novosti)
Kết quả gần 1/4 các nhà máy công nghiệp của thành phố và gần một nửa các toà nhà khác (hạ tầng thành phố và nhà ở) bị phá huỷ hoặc tàn phá nghiêm trọng.
Theo báo cáo của cảnh sát địa phương, 24 ngân hàng, 26 toà nhà của các công ty bảo hiểm, 31 quầy hàng kinh doanh, 6470 cửa hàng, 640 nhà kho, 256 khu gian hàng, 31 khách sạn, 63 toà nhà hành chính, 3 nhà hát, 18 rạp chiếu phim, 11 nhà thờ, 60 tháp đồng hồ, 50 toà nhà di tích lịch sử-văn hoá, 19 bệnh viện, 39 trường học, 5 lãnh sự quán, một vườn thú, một trạm bơm nước, một depot toa xe, 19 chi nhánh bưu điện, 4 depot tàu điện, 19 tàu và thuyền tại Drezden bị phá huỷ.
Hạ tầng dân sự bị phá huỷ tới mức như vậy khiến các nhà sử học vẫn tranh cãi cho đến nay về sự cần thiết phe đồng minh phải ném bom tàn khốc như thế.
Hà Nội, 1972
Trong thời gian diễn ra chiến dịch Linebacker II do lực lượng Không quân Mỹ thực hiện theo lệnh của tổng thống Mỹ Richard Nixon ngày 18-29/12/1972, gần 100 nghìn tấn bom đã trút xuống các thành phố và sân bay ở phía bắc Việt Nam.
Hà Nội hứng chịu nhiều bom nhất trong ngày thứ hai của chiến dịch nói trên. Đã có tới 120 chiếc máy bay ném bom chiến lược B-52 được tung vào cuộc không kích. Mỗi chiếc trút xuống Hà Nội gần 25 tấn bom.
Theo tính toán của các nhà sử học, trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch, gần 20 nghìn tấn bom đã trút xuống Hà Nội, tương đương lượng chất nổ của quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima.
Máy bay ném bom Stratofortress B-52
Diện tích những khu vực bị phá huỷ trong thành phố tương đương 30 sân bóng đá. Gần 2 nghìn người thiệt mạng. Việc có quá ít thiệt hại là do nhiều người dân Hà Nội đã kịp xuống hầm trú ẩn hoặc sơ tán khỏi thành phố trước khi cuộc không kích diễn ra.
Tuy nhiên, các lính phòng không của quân đội Việt Nam vẫn ở lại các vị trí chiến đấu của mình và nghênh chiến đối thủ. Theo thống kê của Mỹ, trong chiến dịch Linebacker II, các hệ thống tên lửa phòng không S-75 của bộ đội Hà Nội đã bắn hạ 16 máy bay ném bom B-52.
Tổng cộng, theo thông tin của phía Liên Xô, Không quân Mỹ trong tháng 12/1972 đã mất 34 chiếc siêu pháo đài bay B-52 chú không phải là chỉ có 16 chiếc như Mỹ công bố.
Nam Tư, 1999
Các cuộc không kích Nam Tư bởi lực lượng của NATO trong giai đoạn từ 24/3 đến 10/6/1999 đã nhằm vào gần như tất cả các thành phố lớn của Serbia và Hezgovina. Không quân của khối NATO đã thực hiện gần 38,4 nghìn lần cất cánh. Hơn 900 mục tiêu trên lãnh thổ Serbia và Hezgovin đã hứng chịu gần 21 nghìn tấn bom.
Theo các đánh giá khác nhau, các cơ sở công nghiệp, hạ tầng giao thông và dân sự chịu thiệt hại vào khoảng từ 30 đến 100 tỷ USD. Khoảng 200 xí nghiệp, kho chứa dầu, công trình năng lượng bị phá huỷ hoặc hư hỏng nghiêm trọng, 82 cầu đường sắt và đường bộ bị phá hỏng.
Chiếc cầu bị phá huỷ ở thành phố Novi-Sad (Nam Tư) sau các cuộc không kích của NATO. Tháng 5/1999 (nguồn: AP Photo/Darko Vojinovic)
Theo thông tin của chính phủ Nam Tư, trong các cuộc ném bom tổng cộng có khoảng 2,5 nghìn thường dân thiệt mạng, gần 10 nghìn người bị thương nặng. Gần 1 triệu người không có nước sinh hoạt.
Chiến dịch "Sức mạnh đồng minh" tiếp tục cướp đi mạng sống của nhiều người thậm chí sau khi các cuộc không kích chấm dứt. Nhiều tổ chức nhân quyền đã buộc tội NATO sử dụng vũ khí vô nhân đạo - các loại bom bi và bom có chứa Uranium. Những loại bom này nằm sâu trong lòng đất đã khiến nhiều người thiệt mạng sau nhiều năm.
No comments:
Post a Comment