Vào tháng 4/2017, Hải quân Mỹ đã tiến hành một vụ tấn công bằng tên lửa hành trình Tomahawk vào sân bay quân sự Shayrat của Syria nhằm trả đũa cho các buộc rằng quân đội nước này đã sử dụng vũ khí hóa học.
Kết quả của cuộc oanh kích trên còn gây nhiều tranh cãi, phía Mỹ cho biết 58/59 quả tên lửa hành trình Tomahawk đã đánh chính xác vào mục tiêu còn Nga lại tuyên bố bằng có tới 36/59 tên lửa bị rơi rớt ở dọc đường.
Tổ hợp tác chiến điện tử Krasukha-4 của Nga
Một trong những "huyền thoại" được đưa ra sau trận đánh trên đó là hệ thống tác chiến điện tử Krasukha-4 mà Nga triển khai tại Syria đã phát huy tác dụng, gây nhiễu kênh liên lạc vệ tinh của Tomahawk khiến nó bị chệch mục tiêu.
Lập tức đã xuất hiện nghi ngờ về tuyên bố này ngay khi nó được đưa ra như, công nghệ lõi của Tomahawk là hệ thống dẫn đường quán tính (INS) kết hợp cùng hệ thống định dạng mặt đất (TERCOM), những phiên bản nâng cấp sau này bổ sung cơ chế tham chiếu qua hệ thống định vị toàn cầu (GPS) nhằm giảm bớt sai số của INS TERCOM chứ không để phải thay thế.
Cho nên kể cả khi Krasukha-4 phát huy tác dụng và cắt được đường liên kết GPS của tên lửa thì cũng chỉ gây giảm độ chính xác của Tomahawk chứ không làm mất hoàn toàn quỹ đạo của đạn.
Muốn thực sự đánh lừa Tomahawk cần gây nhiễu phần lớn quỹ đạo giai đoạn cuối của nó, tức là phải giả lập được môi trường GPS, TERCOM trên chiều dài hàng trăm km tính từ mục tiêu, điều này gần như bất khả thi.
Phương án gây nhiễu radar đo cao của Tomahawk cũng được cho là quá sức của Krasukha-4 khi tên lửa được trang bị cả hệ thống vẽ bản đồ địa hình từ trên không bằng tia laser (LIDAR) và tọa độ 3D tham chiếu qua GPS nhằm đối chứng giá trị thang đo. Vô hiệu hóa tổ hợp này không đơn giản chỉ cần phát sóng lên không trung là xong.
Mặc dù đã được chứng minh rằng Krasukha-4 gần như chẳng thể vô hiệu hóa Tomahawk nhưng "huyền thoại" này vẫn tồn tại dai dẳng từ đó tới nay.
Tên lửa hành trình tấn công mặt đất BGM-109 Tomahawk
Phải tới hôm qua khi trả lời phỏng vấn hãng tin Sputnik, Ông Vladimir Mikheev, Cố vấn Phó chủ tịch Tập đoàn Công nghệ Vô tuyến Điện tử KRET cho biết, hệ thống tác chiến điện tử mới của Nga sẽ được phát triển trong 3 năm tới, căn cứ vào những dữ liệu thu được từ việc nghiên cứu 2 quả tên lửa hành trình Tomahawk được Syria trao lại cho Nga.
Ông Vladimir Mikheev nêu rõ: "Dựa trên cuộc tấn công của Mỹ cùng đồng minh vào Syria, Nga đang chuẩn bị các kỹ thuật cho nhiệm vụ mới. Chúng tôi sẽ xem xét tất cả các thông tin thu thập được để xây dựng nguyên mẫu của hệ thống tác chiến điện tử mới".
Ông nhấn mạnh: "Có tên lửa hành trình Tomahawk trong tay, chúng tôi có thể hiểu rõ ràng kênh liên lạc, thông tin, việc kiểm soát, điều hướng của chúng… Khi biết được tất cả thông số, chúng tôi sẽ có thể đáp trả hữu hiệu các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình này trong mọi thời điểm".
Dự kiến hệ thống tác chiến điện tử mới của Nga phải mất từ 2 đến 3 năm nữa mới có thể hoàn thành và hiệu quả trong việc phòng chống Tomahawk khi đó mới có thể kiểm nghiệm chính xác.
Câu hỏi được đặt ra lúc này là tại sao Nga phải vất vả chế tạo một tổ hợp EW mới nếu như thực sự Krasukha-4 dễ dàng vô hiệu hóa Tomahawk đúng như tuyên bố của họ hồi năm 2017, phải chẳng Moskva đang gián tiếp thừa nhận rằng "huyền thoại" nêu trên thực chất không có thật và đó chỉ là một biện pháp tâm lý chiến?
Thêm một vấn đề nữa cũng nên được nhắc tới đó là hiện nay Mỹ đã thông báo ngừng sản xuất mới Tomahawk để tập trung thanh lý nốt hàng tồn kho, cho nên có vẻ như vai trò hệ thống tác chiến điện tử mới của Nga đã lạc hậu ngay từ khi chưa hoàn thành.
Các hệ thống tác chiến điện tử tối tân của Quân đội Nga
No comments:
Post a Comment