Trang mạng Defence Blog cho biết, dự đoán trên được đưa ra dựa trên các sự kiện gần đây.
Cụ thể, khi tiến hành cuộc không kích trong đêm nhằm vào các vị trí của Iran tại Syria, Israel đã đánh trúng một hệ thống pháo/tên lửa phòng không Pantsir-S1 do Nga chế tạo.
Vài tháng trước đó, hệ thống phòng không Nga đã không thể bắn hạ các tên lửa hành trình (của liên quân) và còn gặp nhiều khó khăn khi tác chiến chống lại máy bay không người lái.
Khoảng khắc tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1 của Quân đội Syria bị Israel tiêu diệt
Đối lập với các vấn đề mà hệ thống của Nga gặp phải, theo Defence Blog, thông tin quảng bá của Hanwha về hệ thống phòng không Hybrid BIHO đang giúp họ thu hút một lượng lớn khách hàng tiềm năng.
Hybrid BIHO là hệ thống pháo phòng không tự hành 30mm kết hợp với hệ thống tên lửa dẫn đường đất-đối-không, có thể đánh chặn máy bay và trực thăng bay thấp.
Theo nhà sản xuất, Hybrid BIHO mang được tổng cộng 4 tên lửa dẫn đường với tầm bắn hiệu quả 5km, và có tiềm năng nâng cấp lên 8-10km trong tương lai.
Hệ thống phòng không Hybrid BIHO do công ty Hanwha (Hàn Quốc) sản xuất.
Hệ thống phòng không của Hàn Quốc có thể phát hiện mục tiêu cách xa tới 21km, với khả năng bám bắt mục tiêu "xuất sắc".
Phiên bản tiêu chuẩn của BIHO được trang bị 2 pháo tự động 30mm với tốc độ bắn của mỗi pháo là 600 phát/phút. Trong khi đó, các tên lửa của BIHO được tích hợp hệ thống nhận diện bạn - thù (IFF), có khả năng hoạt động ban đêm và trong điều kiện thời tiết bất lợi.
Hệ thống phòng không Hybrid BIHO của Hàn Quốc trình diễn tính năng
Nga nói gì về thất bại của Pantsir?
- Liên quan tới cuộc tấn công của liên quân nhằm vào Syria đêm 13/4, chuyên gia phân tích quân sự Omar Lamrani đến từ công ty tư vấn địa chính trị Stratfor (Texas, Mỹ) cho hay:
"Các hệ thống phòng không tầm ngắn, như Pantsir, đã được sử dụng tại Syria và cho tới nay, chưa có bằng chứng nào cho thấy chúng phát huy được bất cứ hiệu quả gì, ngoại trừ việc bắn bừa vào không trung sau khi cuộc không kích của liên quân gần kết thúc".
Trong khi đó, theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga, các hệ thống phòng không Pantsir, Osa, Strela-10, Buk, Kvadrat, và S-125 của Syria đã đánh chặn thành công 46 tên lửa hành trình của liên quân.
Hệ thống phòng không Pantsir trong buổi trình diễn bắn đạn thật năm 2016
- Về việc Israel dễ dàng đánh trúng Pantsir-S1: Hãng tin RT dẫn nhận định của tướng Aytech Bizhev, cựu phó tư lệnh không quân Nga cho rằng, chỉ có 2 lý do có thể lý giải cho thiệt hại này.
Thứ nhất, hệ thống Pantsir-S1 trong trường hợp này đã sử dụng hết đạn dự trữ. Và thứ hai, đơn giản là nó không được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.
Đại tá nghỉ hưu Mikhail Khodorenok thì cho rằng đó là do sự bất cẩn của quân đội Syria khi triển khai tổ hợp Pantsir-S1 một cách lộ liễu trên đường băng mà không có biện pháp ngụy trang nào.
- Gặp khó khăn khi đánh chặn UAV:
Trong khuôn khổ Diễn đàn quân sự Army-2017, Nga đã trưng bày bảng thành tích mà hệ thống phòng không Pantsir-S1 triển khai tại Syria lập được.
Bảng thành tích khá dài, tuy nhiên, lại có một chi tiết khiến người xem chú ý.
Theo đó, vào ngày 27/5 tại Tartus, hệ thống phòng không Pantsir-S1 phải dùng tới 3 tên lửa mới bắn hạ được 1 UAV trinh sát RQ-21A Integrator (do Mỹ chế tạo) bay với vận tốc 110 km/h ở độ cao 9,1 km, tầm xa 5 km.
Cho đến nay, Nga chưa đưa ra bình luận nào liên quan đến kết quả này. Tuy nhiên, các dự đoán cho rằng, ngoài tính năng ưu việt, RQ-21A Integrator còn được cấu tạo bởi vật liệu composite đặc biệt có tác dụng tán xạ sóng radar, cho nên việc phát hiện và bắn hạ nó tương đối khó khăn.
Dù vẫn còn nhiều tranh cãi về hiệu quả của hệ thống Pantsir-S1 nhưng vẫn phải thừa nhận rằng những thông tin trái chiều gần đây sẽ có ảnh hưởng nhất định tới cách nhìn nhận của khách hàng tiềm năng đối với hệ thống phòng không Pantsir của Nga trên thị trường vũ khí.
No comments:
Post a Comment