Thursday, May 31, 2018

Nga vừa báo cáo Liên Hợp Quốc đã bán cho Việt Nam những vũ khí gì?

Nga vừa báo cáo Liên Hợp Quốc đã bán cho Việt Nam những vũ khí gì?
Nga vừa báo cáo Liên Hợp Quốc đã bán cho Việt Nam những vũ khí gì?
Cơ quan Đăng ký vũ khí thông thường thuộc Liên Hợp Quốc vừa công bố dữ liệu báo cáo của Nga về việc xuất khẩu vũ khí trong năm 2017, trong đó có nhắc tới Việt Nam.

Nga vừa gửi báo cáo thường niên năm 2017 lên Cơ quan Đăng ký vũ khí thông thường của Liên hợp quốc về chủng loại, số lượng vũ khí đã xuất khẩu, trong đó có nhắc tới Việt Nam.

Dữ liệu trong báo cáo đã được đăng công khai trên website chính thức của Cơ quan Đăng ký vũ khí thông thường. Theo đó, Nga đã liệt kê những chủng loại vũ khí, trang bị đã chuyển giao trong năm 2017 và được trang thông tin quân sự nổi tiếng của Nga là bmpd.livejournal.com dẫn lại.

Trong báo cáo của Nga không nêu rõ chủng loại vũ khí đã chuyển giao mà chỉ đề số lượng nên bmpd có bổ sung thêm chú thích trong phần () dựa trên các thông tin công khai của truyền thông Nga và những tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga. Cụ thể:

I. Xe tăng chiến đấu chủ lực: Không có giao dịch nào được ghi nhận.

II. Xe chiến đấu bọc thép:

Azerbaijan - 61 xe (BMP-3 và BTR-82A)

Bangladesh - 170 xe (BTR-80)

III. Các hệ thống pháo cỡ nòng lớn:

Armenia - 6 tổ hợp (Pháo phản lực BM-30 Smerch)

IV. Máy bay chiến đấu:

Angola - 2 chiếc (Su-30K)

Trung Quốc - 10 chiếc (Su-35)

Myanmar - 3 chiếc (Yak-130)

Serbia - 6 chiếc (MiG-29)

V. Trực thăng tấn công:

Mali - 2 chiếc (Mi-35M)

VI. Tàu chiến:

Việt Nam - 2 chiếc (tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 thuộc dự án 11661E).

Nga vừa báo cáo Liên Hợp Quốc đã bán cho Việt Nam những vũ khí gì? - Ảnh 1.

Tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 thuộc dự án 11661E của Hải quân Việt Nam. Ảnh: QĐND

VII. Tên lửa và hệ thống tên lửa:

Ấn Độ - 5800 quả (có thể là đạn tên lửa chống tăng 9K119M Reflex - NATO định danh là AT-11 Sniper-B điều khiển bằng laser bắn qua nòng pháo chính dùng cho xe tăng T-90.)

Trung Quốc - 120 quả (có thể là các loại tên lửa đi kèm với tiêm kích Su-35)

Kể từ khi thành lập năm 1991, Cơ quan đăng ký vũ khí thông thường của Liên hợp quốc (UN Register of Conventional Arms) đã tiếp nhận nhiều báo cáo từ hơn 170 quốc gia thành viên (bắt đầu từ năm 1992). Theo đó, phần lớn các giao dịch vũ khí trên toàn cầu đã được đăng ký. Nga tuân thủ tương đối nghiêm báo cáo định kỳ này.

Cụ thể, trong cơ sở dữ liệu báo cáo thường niên của các quốc gia thành viên, Cơ quan đăng ký vũ khí thông thường của Liên hợp quốc đã cập nhật và đăng công khai trên website của mình.

Tổ hợp pháo phản lực BM-30 Smerch của Nga.

Kịch bản chiến tranh hạt nhân Mỹ-Triều Tiên: Hàng chục vạn lính Mỹ nằm trong tầm ngắm?

Kịch bản chiến tranh hạt nhân Mỹ-Triều Tiên: Hàng chục vạn lính Mỹ nằm trong tầm ngắm?
Kịch bản chiến tranh hạt nhân Mỹ-Triều Tiên: Hàng chục vạn lính Mỹ nằm trong tầm ngắm?
Nếu Mỹ-Triều Tiên xung đột thì khả năng 2 bên "trong một giây phút" thiếu kiềm chế có thể sử dụng vũ khí hạt nhân là khó xảy ra nhất, nhưng cũng là kịch bản có kết cục tồi tệ nhất.

Một khi vũ khí hạt nhân đã được sử dụng sẽ kích hoạt phản ứng dây chuyền không chỉ gây ra thảm họa nhân đạo đối với Triều Tiên , Mỹ và các quốc gia đồng minh, mà còn có nguy cơ đẩy thế giới vào cuộc xung đột mới với sự tham gia của các siêu cường hạt nhân.

"Đòn hủy diệt cuối cùng"…

Tất cả các quốc gia trên thế giới đều hiệu rõ sức hủy diệt khủng khiếp của vũ khí hạt nhân và những hệ lụy xảy ra sau đó. Điều này càng đúng hơn với những quốc gia đã nghiên cứu và sở hữu vũ khí hạt nhân.

Một khi chiến tranh hạt nhân xảy ra, sẽ không có ai là người chiến thắng cuối cùng, thậm chí là nền văn minh nhân loại có thể bị hủy diệt vì hậu quả môi trường và ô nhiễm phóng xạ.

Chính vì thế, trong lịch sử nhân loại, vũ khí hạt nhân mới chỉ một lần duy nhất được sử dụng trong chiến tranh tại Hirosima và Nagasaki, Nhật Bản. Kể trong những thời điểm căng thẳng nhất của chiến tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô dù luôn đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, nhưng tất cả đều hiểu sẽ không còn ai sống sót nếu điều đó xảy ra.

Những đầu đạt hạt nhân có sức công phá hàng trăm nghìn Kilotone hay nhiều Megatone không chỉ tạo ra sức hủy diệt khủng khiếp, mà còn phát tán bụi phóng xạ tạo ra "mùa đông hạt nhân" hủy diệt tất cả sự sống trên Trái Đất.

Kịch bản chiến tranh hạt nhân Mỹ-Triều Tiên: Hàng chục vạn lính Mỹ  nằm trong tầm ngắm? - Ảnh 1.

Triều Tiên được cho là đã sở hữu vũ khí hạt nhân.

Điều này cũng tương tự dù với quy mô nhỏ hơn trong kịch bản chiến tranh hạt nhân Mỹ-Triều.

Dù tiềm lực hạt nhân của Triều Tiên không thể nào so sánh được với Mỹ, nhưng khi bị dồn vào thế tồn vong, Bình Nhưỡng vẫn có đủ khả năng tung đòn tấn công bằng vũ khí sinh hóa, hạt nhân có thể không uy hiếp trực tiếp được lãnh thổ nước Mỹ, nhưng những căn cứ quân sự Mỹ ở Đông Á hay Hàn Quốc và Nhật Bản đều là những mục tiêu nằm trong tầm ngắm.

Tất nhiên, một khi vũ khí hạt nhân được sử dụng, Mỹ có thể tung nắm đấm hạt nhân hủy diệt Triều Tiên. Viễn cảnh hàng triệu người thiệt mạng trong các đòn tấn công trả đũa lẫn nhau, môi trường bị ô nhiễm phóng xạ khiến sự sống không thể tồn tại chắc chắn không phải là điều muốn thấy của cả Triều Tiên và Mỹ.

Ngoài ra, một yếu tố khác cần tính tới nữa là Nga và Trung Quốc vốn cũng là các siêu cường hạt nhân liệu có thể ngồi yên khi quốc gia láng giềng Triều Tiên bị tấn công hạt nhân hủy diệt.

Ảnh hưởng của các đòn tấn công do Mỹ thực hiện chắc chắn không chỉ gây ảnh hưởng gói gọn trong lãnh thổ Triều Tiên, mà sẽ ảnh hưởng trực tiếp với khu vực công nghiệp chính ở Đông Bắc Trung Quốc, cũng như khu vực Viễn Đông của Nga.

Và khi cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên leo thang tới mức hủy diệt, các bên liên quan có đủ bình tĩnh để xuống thang hay nhân loại lại bị kéo vào cuộc khủng hoảng hạt nhân mới ở quy mô toàn cầu giữa các siêu cường. Hệ lụy cuối cùng của cuộc xung đột này sẽ là thế chiến và sự suy tàn của nền văn minh nhân loại.

Kịch bản chiến tranh hạt nhân Mỹ-Triều Tiên: Hàng chục vạn lính Mỹ nằm trong tầm ngắm? - Ảnh 2.

Sẽ không có vinh quang cho bên thắng cuộc

Hiểu rõ những hệ lụy một khi vũ khí hạt nhân được sử dụng, cả Mỹ và Triều Tiên dù khẩu chiến mạnh mẽ, nhưng cũng chưa bao giờ đẩy xung đột đi quá "làn ranh đỏ".

Về phía Triều Tiên, Bình Nhưỡng dù khẳng định có trong tay vũ khí hạt nhân, nhưng những tuyên bố đó chỉ nhằm mục đích răn đe và tạo thế trong các vòng đàm phán với Mỹ và đồng minh. Triều Tiên thừa hiểu năng lực hạt nhân của Mỹ vượt trội ra sao và một khi nắm đấm hạt nhân được sử dụng sẽ không có bất kỳ cơ hội nào cho Bình Nhưỡng.

Trong khi đó, về phía Mỹ, dù có sức mạnh vượt trội so với Triều Tiên, nhưng liệu Washington có muốn trong thấy viễn cảnh hàng chục vạn lính Mỹ đóng quân tại Hàn Quốc và Nhật Bản nằm trong tầm ngắm của vũ khí hạt nhân. Điều này còn chưa kể tới việc, nếu chiến tranh nổ ra, "hàng rào" căn cứ quân sự Mỹ triển khai để kiềm chế Nga, Trung Quốc tại Đông Á sẽ bị hủy diệt.

  • Chiến đấu thảm hại ở Syria, Nga "mất" tàu sân bay duy nhất, phi công Su-33 đang làm gì?

  • "Đặt bẫy" thành công tên lửa Tomahawk Mỹ ở Syria, Nga rút tàu chiến hiện đại về nước

  • NÓNG: Chiến đấu cơ và trực thăng Israel phản đòn - Tấn công đồng loạt 25 mục tiêu Hamas

Không chỉ có Mỹ và Triều Tiên, các quốc gia trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc cũng đều không muốn kịch bản chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên xảy ra. Đơn giản là họ sẽ bị ảnh hưởng trước tiên do hệ lụy của cuộc chiến.

Và tất nhiên, nấc thang căng thẳng Mỹ-Triều sẽ được giám sát chặt chẽ và gây sức ép ngoại giao, quân sự cần thiết để kịch bản chiến tranh hạt nhân không xảy ra.

Có thể nói rõ ràng, kịch bản chiến tranh hạt nhân Mỹ-Triều có xảy ra hay không phần lớn phụ thuộc vào Washington. Dù khó có thể xảy ra, nhưng rõ ràng ai cũng biết Bình Nhưỡng sẽ phản ứng ra sao khi bị dồn vào bước đường cùng. Hòa bình trên bán đảo Triều Tiên vẫn còn rất xa vời…

Triều Tiên duyệt binh lặng lẽ trước thềm Thế vận hội mùa đông 2018

Houthi nã tên lửa, bắn rơi trực thăng Apache tối tân của Saudi Arabia

Houthi nã tên lửa, bắn rơi trực thăng Apache tối tân của Saudi Arabia
Houthi nã tên lửa, bắn rơi trực thăng Apache tối tân của Saudi Arabia
Vụ tấn công diễn ra chỉ vài giờ sau khi ngày 30/5 các tay súng của lực lượng vũ trang Houthi cũng tuyên bố bắn rơi một máy bay không người lái ở Asir, phía Tây Nam Saudi Arabia.

Hãng thông tấn - phát thanh Nga Sputnik ngày 31/5 dẫn lời một nguồn tin quân sự của Bộ Quốc phòng Yemen cho biết, lực lượng vũ trang Houthi đã bắn rơi một trực thăng quân sự của Saudi Arabia tại tỉnh Jizan ở vùng Tây - Nam nước này khiến tất cả các thành viên phi hành đoàn đều thiệt mạng.

"Hệ thống phòng không của phong trào Houthi đã bắn rơi một chiếc trực thăng Apache của Quân đội Saudia Arabia trong lúc nó đang bay trên không phận vùng Jahfan ở tỉnh Jizan", nguồn tin của Sputnik cho hay.

Riyadh hiện vẫn chưa đưa ra bình luận nào về vụ việc.

Sự việc diễn ra chỉ vài giờ sau khi các tay súng của lực lượng vũ trang Houthi tuyên bố, ngày thứ Tư (30/5) trước đó họ đã bắn hạ một máy bay không người lái ở vùng Asir phía Tây Nam Saudi Arabia.

  • BrahMos Ấn Độ liên tiếp bắn trúng mục tiêu: "Sát thủ" đã gầm thét

Các vụ tấn công nêu trên xảy ra trong bối cảnh lực lượng chính phủ Yemen và liên minh quân sự Ả Rập do Saudi Arabia đứng đầu đang đẩy mạnh nỗ lực chiếm giữ lại Al-Hudaydah, thành trì chiến lược của Houthi và cũng là cửa ngõ tiếp viện nhân đạo chủ chốt.

Theo Thủ tướng Yemen Ahmed Daghr, các lực lượng liên quân đã giải phóng khoảng 85% lãnh thổ do Houthi chiếm đóng.

Tuần trước, phát ngôn viên của liên minh quân sự Ả Rập cho biết, các lực lượng phòng không Saudi Arabia đã đánh chặn thành công một tên lửa đạn đạo của các phiến quân Houthi tấn công vào tỉnh Jizan.

Theo đặc phái viên Saudi Arabia tại Mỹ Khalid bin Salman, lực lượng vũ trang Houthi đã phóng tổng cộng khoảng 140 tên lửa nhằm vào các mục tiêu của Saudi Arabia kể từ khi cuộc xung đột quân sự bắt đầu diễn ra từ tháng 3/2015.

Trực thăng Apache tiêu diệt phiến quân Taliban. Nguồn: Sputnik

Chiến đấu thảm hại ở Syria, Nga "mất" tàu sân bay duy nhất, phi công Su-33 đang làm gì?

Chiến đấu thảm hại ở Syria, Nga
Chiến đấu thảm hại ở Syria, Nga "mất" tàu sân bay duy nhất, phi công Su-33 đang làm gì?
Sau chiến tích không mấy vẻ vang ở Syria khi để rơi 1 Su-33, 1 MiG-29K, Hải quân Nga xác nhận họ "đánh mất" Kuznetsov, tàu sân bay duy nhất của mình trong ít nhất 3-4 năm tới.

Lần đầu tham chiến với kết quả tham hại

Lần đầu tiên thực chiến tại Syria của tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov đã không mấy thành công khi để lại 2 "vết đen" lớn đó là 2 tai nạn gần như liên tiếp chỉ trong ít ngày, 1 tiêm kích Su-33 và 1 tiêm kích MiG-29K đã bị đâm xuống biển. Rất may là các phi công đã được lực lượng tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ kịp thời nên không nguy hiểm tới mạng sống.

Lỗi kỹ thuật là nguyên nhân chính dẫn tới các vụ tai nạn kể trên. Lỗi không phải do máy bay hay phi công lái những chiếc tiêm kích hiện đại đó mà là do tàu sân bay Kuznetsov bất ngờ bộc lộ những điểm yếu không thể khắc phục.

Cũng dễ hiểu bởi lẽ đây là lần đầu tiên Kuznetsov tham chiến với cường độ cao trong một cuộc xung đột thực sự khốc liệt nên những hạn chế về kỹ thuật cũng như trình độ hiệp đồng tác chiến của Hải quân Nga đã thực sự lộ rõ.

Chiến đấu thảm hại ở Syria, Nga mất tàu sân bay duy nhất, phi công Su-33 đang làm gì? - Ảnh 1.

Tiêm kích Su-33 của Hải quân Nga.

Dù mất tới 2 máy bay tiêm kích hiện đại nhưng rõ ràng đây là cơ hội tốt để vừa huấn luyện chiến đấu nhằm thu lượm những kinh nghiệm tác chiến nhằm chuẩn bị cho các cuộc chiến sau này cũng như giúp Hải quân Nga hoàn thiện các giáo trình đào tạo, đồng thời góp phần tối ưu hóa thiết kế các lớp tàu sân bay hiện đại hơn.

Tuy nhiên, nhận thấy những điểm hạn chế của chiếc tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov, Nga đã rút về nước và tiến hành công tác sửa chữa, nâng cấp.

Cách đây chừng hơn 1 tháng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yuri Borisov cho biết: Đô đốc Kuznetsov - tàu sân bay duy nhất của Hải quân nước này sẽ trải qua quá trình sửa chữa lớn tại xưởng đóng tàu 35 tại Murmansk, miền tây bắc nước Nga, thay thế toàn bộ hệ thống lò hơi và nâng cấp hệ thống điện tử.

Dự kiến công việc sửa chữa sẽ hoàn tất vào năm 2020 và sau đó Kuznetsov sẽ tái "nhập ngũ" vào biên chế Hải quân Nga từ năm 2021. Tuy nhiên, dường như kế hoạch này có thể sẽ bị kéo dài ra lâu hơn vì nhiều lý do khách quan và chủ quan.

Vậy, một câu hỏi lớn được đặt ra là sau khi "mất" Đô đốc Kuznetsov thì các phi công chiến đấu, phi công trực thăng cũng như đội ngũ thủy thủ, thợ kỹ thuật của tàu sân bay này sẽ làm gì?

Phi công tàu sân bay Nga "ngồi chơi xơi nước"?

Câu trả lời là KHÔNG. Họ vẫn luyện tập thường xuyên bởi chỉ cần ngừng nghỉ là các phi công có thể sẽ bị giãn cách (nghỉ quá thời gian quy định đối với từng cấp phi công), muốn bay trở lại thì phải học lại và phải được bay kèm trước khi chính thức được thả đơn bay một mình ( Su-33 chỉ có 1 người lái).

Thực vậy, theo Cơ quan thông tấn quân sự Hạm đội Biển Bắc Nga, hôm 30/05 vừa qua, đội ngũ phi công chiến đấu thuộc Trung đoàn không quân tiêm kích hạm trên tàu sân bay Đô Đốc Kuznetsov của họ đã bắt đầu huấn luyện tại Khu phức hợp đào tạo và thử nghiệm tại Novofedorivka trên bán đảo Crimea.

Chiến đấu thảm hại ở Syria, Nga mất tàu sân bay duy nhất, phi công Su-33 đang làm gì? - Ảnh 2.

Tiêm kích Su-33 của Hải quân Nga.

Trước đó ít ngày, 6 tiêm kích hạm Su-33 và 2 chiếc máy bay huấn luyện Su-25UTG (biến thể của dòng máy bay cường kích Su-25) cùng một số tiêm kích Su-30SM mới được trang bị gần đây của Hạm đội Biển Bắc đã chuyển sân về căn cứ sân bay Saki trên bán đảo Crimea để phục vụ huấn luyện.

  • Nga gián tiếp thừa nhận "bảo bối" Krasukha-4 khiến Mỹ mất 36/59 quả Tomahawk là... phịa?

  • Tấn công Triều Tiên: "Cơn ác mộng Việt Nam" có quay trở lại với Mỹ?

Bên cạnh đó, 45 thợ đảm bảo kỹ thuật của Trung đoàn không quân tiêm kích tàu sân bay thuộc Hạm đội Biển Bắc Nga cũng đã có mặt tại Khu phức hợp này vừa huấn luyện vừa đảm bảo kỹ thuật cho các chuyến bay của tiêm kích Su-33, Su-30SM và máy bay huấn luyện Su-25UTG.

Dự kiến thời gian triển khai đợt huấn luyện này sẽ kéo dài trong vài tháng, sau khi kết thúc, toàn bộ các máy bay cùng đội ngũ phi công, thợ máy sẽ trở lại căn cứ chính của mình để tiếp tục huấn luyện chiến đấu trên các vùng trời, vùng biển đảo Bắc Cực.

Trước đó, vào đầu năm nay, đã có thông tin Nga đàm phán với Trung Quốc để phi công và tiêm kích tàu sân bay Nga có thể sử dụng và huấn luyện trên tàu sân bay Liêu Ninh (cùng loại với Kuznetsov). Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có thông tin gì cụ thể hơn.

Đề xuất này của Nga được cho là hợp lý bởi trong 3-4 năm tới phi công của họ chỉ huấn luyện trên mặt đất mà thiếu các khoa mục chiến đấu thực sự trên tàu sân bay.

Đô đốc Kuznetsov - Tàu sân bay duy nhất của Nga tham chiến ở Syria.

"Đặt bẫy" thành công tên lửa Tomahawk Mỹ ở Syria, Nga rút tàu chiến hiện đại về nước

"Đặt bẫy" thành công tên lửa Tomahawk Mỹ ở Syria, Nga rút tàu chiến hiện đại về nước
Thuyền trưởng hạng 1 Vyacheslav Trukhachyov - người phát ngôn của Hạm đội Biển Đen Nga cho biết 2 tàu chiến hiện đại của họ đã rời biển Địa Trung Hải về căn cứ Sevastopol.

Người phát ngôn Hạm đội Biển Đen Nga tuyên bố với báo giới hôm nay rằng tàu khinh hạm tên lửa Đô đốc Grigorovich (số hiệu 745) hiện đại nhất cùng tàu khu trục săn ngầm Pytlivy (số hiệu 868) đã hoàn thành nhiệm vụ trong biên chế của nhóm tác chiến đặc biệt của Nga ở biển Địa Trung Hải lên đường về cảng Sevastopol - căn cứ chính của của Hạm đội.

Đặt bẫy thành công tên lửa Tomahawk Mỹ ở Syria, Nga rút tàu chiến hiện đại về nước - Ảnh 1.

Khinh hạm tên lửa Đô đốc Grigorovich

"Hiện tại, 2 tàu chiến này đang vượt qua eo biển Dardanelles và Bosporus (Thổ Nhĩ Kỳ) hướng tới Biển Đen", Thuyền trưởng hạng 1 Vyacheslav Trukhachyov cho biết.

Các kíp tàu trước đó đã tiến hành nhiều khoa mục diễn tập chiến đấu đơn lẻ hoặc hiệp đồng tác chiến trong nhóm tác chiến hải quân Nga triển khai ở biển Địa Trung Hải, bao gồm thực hành sử dụng hỏa lực pháo hạm để chống các mục tiêu mặt nước và trên không cũng như huấn luyện chuyên sâu về chiến thuật săn ngầm.

Hiện nay, lực lượng thuộc biên chế Nhóm tác chiến đặc biệt trên Biển Địa Trung Hải của Nga gồm có 15 tàu chiến và tàu hậu cần các loại", người phát ngôn Hạm đội Biển Đen cho biết.

Được biết ngay khi kịch bản can thiệp quân sự giữa Mỹ và đồng minh có khả năng xảy ra, Nga đã tuyên bố thiết lập vùng cấm bay để tập trận tại vùng biển ngoài khơi Syria, kết hợp với các tổ hợp vũ khí phòng không triển khai ở căn cứ Tartus, Khmeymim và thậm chí là nhiều vị trí khác trên lãnh thổ Syria đã tạo ra vùng phòng không cực mạnh ở miền Bắc Syria.

  • Tại sao Mỹ "loại" Trung Quốc nhưng lại mời Việt Nam tham gia tập trận RIMPAC 2018?

  • Phi công Trung Quốc trở về với quả bom H lủng lẳng dưới máy bay: 10.000 người chết khiếp

  • Tấn công Triều Tiên: "Cơn ác mộng Việt Nam" có quay trở lại với Mỹ?

Các tàu này đã tiến hành diễn tập ngoài khơi bờ biển Syria ngay trước khi Mỹ và liên quân tấn công vào các vị trí được cho là cơ sở nghiên cứu và tàng trữ vũ khí hóa học của Syria hôm 14/04/2018.

Chính vì sự hiện diện của nhóm tác chiến đặc biệt của Nga chốt chặn mặt phía Bắc, Đông Bắc ngoài khơi Syria đã khiến các tàu chiến của liên quân buộc phải phóng tên lửa hành trình (chủ yếu là Tomahawk ) từ biển Hồng Hải, máy bay ném bom B-1B từ Kuwait và các đơn vị chiến đấu của đồng minh Anh và Pháp và rơi vào bẫy của phòng không Syria .

Kết quả 66/105 tên lửa tấn công bị ngăn chặn, những hình ảnh mảnh vỡ của tên lửa hành trình  Tomahawk , JAASM và Storm Shadow bị bắn hạ, những căn cứ Syria bỏ không bị không kích được truyền thông công bố rộng rãi có lẽ là kịch bản đã được đoán định trước.

"T-55 nâng cấp" tham dự đua xe tăng châu Âu, Việt Nam có nên học tập với T-54M3?

"T-55 nâng cấp" tham dự đua xe tăng châu Âu, Việt Nam có nên học tập với T-54M3?
Trong cuộc thi Strong Europe Tank Challenge 2018, Quân đội Rumani đã gây bất ngờ khi mang tới đây chiếc TR-85 để tranh tài cùng những xe tăng chiến đấu chủ lực hàng đầu thế giới.

Giải đấu xe tăng châu Âu - Strong Europe Tank Challenge (SETC) được xem như một đối trọng với Tank Biathlon do Nga tổ chức, thành phần tham dự là quân đội các quốc gia NATO và một số đối tác của khối quân sự này.

So với Tank Biathlon thì SETC được đánh giá hấp dẫn hơn ở chỗ quy tụ rất nhiều dòng chiến xa hàng đầu thế giới hiện nay do Đức, Anh, Pháp, Mỹ... sản xuất.

Bên cạnh các dòng MBT mang đậm phong cách phương Tây, cuộc thi SETC lần đầu tiên diễn ra năm 2016 có điểm nhấn là chiếc M-84 của Slovenia, đây là phiên bản xe tăng T-72 do Nam Tư cũ sản xuất theo giấy phép của Liên Xô.

Sang năm 2017, Ukraine lần đầu tham dự với chiếc T-64BM và năm nay họ quay lại bằng dòng chiến xa mạnh nhất của mình T-84 Oplot. Tuy nhiên thu hút sự chú ý nhiều nhất tại cuộc đua xe tăng năm nay có lẽ chính là chiếc TR-85 của Rumani.

T-55 nâng cấp tham dự đua xe tăng châu Âu, Việt Nam có nên học tập với T-54M3? - Ảnh 1.

Danh sách các đội tuyển và chủng loại xe tăng tham dự giải đấu Strong Europe Tank Challenge 2018

Xe tăng chiến đấu chủ lực TR-85 được phát triển trong giai đoạn 1978 - 1985 dựa trên cơ sở chiếc TR-77-580 (phiên bản T-55 do Rumani sản xuất). Quá trình sản xuất TR-85 diễn ra từ năm 1986 tới 1990.

Tháng 3/1994, Rumani quyết định nâng cấp chiếc MBT của mình theo tiêu chuẩn NATO, kết quả của quá trình hiện đại hóa chính là chiếc TR-85-M1 có rất nhiều thay đổi so với nguyên bản.

Cụ thể, trái tim của xe tăng là động cơ V8 công suất máy 830 mã lực của Đức, tháp pháo bổ sung các phiến giáp gia cường, lắp đặt thêm hệ thống kiểm soát hỏa lực Ciclop, thay đổi hệ thống treo thành 6 bánh chịu lực mỗi bên với tấm chắn xích che kín hông, khối lượng của chiếc TR-85-M1 lên tới 50 tấn.

Tuy nhiên vũ khí chính của TR-85-M1 vẫn là pháo A308 (bản sao D-10T2S) cỡ 100 mm như trên xe tăng TR-77 với cơ số đạn 41 viên, 1 súng máy đồng trục PKT 7,62 mm và 1 súng máy hạng nặng DShK 12,7 mm.

T-55 nâng cấp tham dự đua xe tăng châu Âu, Việt Nam có nên học tập với T-54M3? - Ảnh 2.

Xe tăng chiến đấu chủ lực TR-85-M1 của Rumani

Việc Rumani tự tin mang một chiếc xe tăng "đồ cổ" tới đua tranh cùng các loại chiến xa hàng đầu thế giới có lẽ do họ dựa trên thành tích đối đầu trong quá khứ cùng M1 Abrams của Mỹ.

Hồi năm 2014, trong cuộc huấn luyện cùng các đơn vị xe tăng đến từ 14 quốc gia NATO khác tại thị trấn Hohenfels, TR-85-M1 của Rumani đã thực hành đối kháng với M1 Abrams và giành chiến thắng giòn giã khi hạ gục tới 8 trên 11 chiếc MBT của Mỹ, một kết quả thực sự khó tin.

  • Truyền thông Trung Quốc: Không thể xem nhẹ tên lửa bờ Shaddock bắn xa nhất của Việt Nam

  • Mỹ bao vây tên lửa S-400 Nga ở Ấn Độ: Cảnh báo nặng tay

  • Tấn công Triều Tiên: "Cơn ác mộng Việt Nam" có quay trở lại với Mỹ?

Tuy nhiên khi tranh tài tại SETC 2018, rất khó để TR-85-M1 có thể lập thêm kỳ tích vì những nội dung thi đấu là vô cùng khắc nghiệt.

Tại Strong Europe Tank Challenge 2017, chiếc T-64BM của Ukraine đã thất bại nặng nề trong khi tính năng kỹ chiến thuật của nó vẫn được đánh giá là nhỉnh hơn xe tăng chiến đấu chủ lực của Rumani. Mặc dù vậy, không nên loại trừ khả năng sẽ xảy ra một số bất ngờ thú vị nào đó.

Ngoài ra việc Rumani cử xe tăng do chính mình sản xuất tới SETC 2018 còn là lời gợi ý cho những quốc gia khác (ví dụ như Việt Nam với xe tăng T-54M3 ) rằng hãy mạnh dạn mang các mẫu chiến xa nâng cấp tới đua tài cùng những dòng MBT hiện đại hơn, để qua đó đánh giá chính xác nhất tính năng kỹ chiến thuật của chúng.

Xe tăng chiến đấu chủ lực TR-85-M1 Bizonul của Roumani biểu diễn khả năng cơ động

Phi công Trung Quốc trở về với quả bom H lủng lẳng dưới máy bay: 10.000 người chết khiếp

Phi công Trung Quốc trở về với quả bom H lủng lẳng dưới máy bay: 10.000 người chết khiếp
Phi công Trung Quốc trở về với quả bom H lủng lẳng dưới máy bay: 10.000 người chết khiếp
Cuộc thử nghiệm bom H của Trung Quốc đã thất bại một cách khủng khiếp.

Trung Quốc với tham vọng hạt nhân

Trong bài viết trên tạp chí National Interest, nhà phân tích Steve Weintz cho biết, sau cuộc thử nghiệm hạt nhân đầu tiên vào ngày 16/10/1964, Trung Quốc đã gia nhập câu lạc bộ hạt nhân với các nước đồng minh khác đã chiến thắng trong Thế chiến 2. Cả hai phía vừa thắt chặt, vừa làm đảo lộn trật tự sau chiến tranh.

Kinh nghiệm xương máu từ mối đe dọa hạt nhân của Mỹ trong suốt chiến tranh Triều Tiên và mâu thuẫn với Liên Xô đã thúc đẩy Trung Quốc tìm tới bom nguyên thử theo cách thức tương tự như con đường của Triều Tiên ngày nay.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông từng phát biểu vào năm 1956: "… Nếu chúng ta không muốn bị chèn ép, chúng ta phải làm điều này".

Trung Quốc đã biến mình thành một cường quốc hạt nhân hạn chế. Họ đã cho thấy khả năng chế tạo các loại bom kích cỡ rất lớn nhưng chỉ lựa chọn thử nghiệm và sản xuất với số lượng nhỏ.

Quy mô kho vũ khí của Trung Quốc là bí mật quốc gia và luôn được bảo mật cao, nhưng ước tính con số trong đó chỉ lên tới hàng trăm, chứ chưa phải hàng nghìn.

Những năm 1950, trong thời kỳ còn phồn vinh, Liên Xô đã chia sẻ kiến thức kỹ thuật-công nghệ- quân sự và vật liệu với quốc gia cộng sản anh em (tức Trung Quốc).

Tuy nhiên, đầu những năm 1960, mối quan hệ này rạn nứt. Mặc dù không có được nguyên mẫu bom và vật liệu có thể phân nhỏ hạt nhân mà Moscow đã hứa, người Trung Quốc đã tự thực hiện tham vọng của mình.

Những cuộc thử nghiệm

Thiết bị hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc, định danh là "596" (viết tắt của tháng 6/1959 khi chương trình được xúc tiến), trông giống như những quả bom đầu tiên của Liên Xô và Anh và gần như là bản sao của bom "Fat man" mà Mỹ đã thả xuống thành phố Nagasaki (Nhật Bản).

Nó có sức công phá 22 kiloton – gần bằng những quả bom nêu trên – nhưng sử dụng nhiên liệu là Uranium-235, thay vì plutonium.

Phi công Trung Quốc trở về với quả bom H lủng lẳng dưới máy bay: 10.000 người chết khiếp - Ảnh 1.

Hình ảnh bãi thử Lop Nur do vệ tinh do thám Mỹ chụp được 4 ngày sau cuộc thử nghiệm của 596. Ảnh: Wiki

Ngày 14/5/1965, chưa đầy 6 tháng sau cuộc thử nghiệm đầu tiên, máy bay ném bom H -6 của Không quân Trung Quốc thả phiên bản được vũ trang hóa đầy đủ của 596 xuống bãi thử Lop Nur ở Xinjiang.

Cuộc thử nghiệm thứ 3 bắt đầu một năm sau đó (1966), đã thử nghiệm phiên bản "gia tăng" với nhiên liệu hỗn hợp Lithium-6, có sức công phá 250 kiloton.

Tiếp đó, ngày 27/10/1966, tên lửa đạn đạo tầm trung DF-2 của Trung Quốc đã bay gần 900km qua các khu vực dân cư để tới bãi thử Lop Nur. Tại đây, đầu đạn với sức công phá 12 kiloton của nó đã phát nổ ở độ cao 55m phía trên sa mạc Gobi.

Phi công Trung Quốc trở về với quả bom H lủng lẳng dưới máy bay: 10.000 người chết khiếp - Ảnh 2.

Cuộc thử nghiệm bom hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc. Ảnh: Wiki

Ngay cả khi Cách mạng Văn hóa khiến Trung Quốc bị xáo trộn thì các cuộc thử nghiệm hạt nhân vẫn được tiếp tục.

Một tháng sau vụ thử nghiệm trên, vụ nổ phân hạch gia tăng với sức công phá 300 kiloton đã cho thấy Trung Quốc đang chế tạo bom hydrogen (bom H).

6 tháng sau, ngày 17/6/1967, chỉ 2 năm trưỡi sau vụ thử hạt nhân đầu tiên, Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm vũ khí nhiệt áp phóng từ trên không. Quả bom này có sức công phá tới 3,3 megaton, đủ sức hủy diệt Tokyo, Los Angeles hoặc Moscow.

Năm 1967, nỗ lực của Trung Quốc nhằm sử dụng plutonium trong chế tạo bom thất bại, nhưng họ lại thành công trong một cuộc thử nghiệm khác vào tháng 12/1968, với quả bom có sức công phá 3 megaton.

Các quả bom khác với sức công phá từ 3-3,4 megaton cũng được Trung Quốc thử nghiệm vào các năm 1969, 1972 và 1973. Tất cả các cuộc thử nghiệm này là để thử đầu đạn cỡ lớn cho ICBM DF-3.

  • Su-57 Nga trình diễn khả năng cơ động tác chiến, tấn công các mục tiêu trên mặt đất

Trung Quốc tiến hành cuộc thử nghiệm lớn nhất, với vụ nổ có sức công phá 4 megaton, vào tháng 12/1976. Cuộc thử nghiệm này đã chứng minh khả năng của đầu đạn gắn trên ICBM DF-5.

Tuy nhiên, cuộc thử nghiệm bom H của Trung Quốc lại thất bại một cách khủng khiếp. Phi công thử nghiệm Yang Guoxiang đã điều khiển tiêm kích-bom Q-5A để cơ động và thả bom nhưng quả bom lại không rơi xuống.

Sau 3 lần không thành công, phi công Yang quay trở về căn cứ với quả bom H lủng lẳng bên dưới máy bay.

Phi công Trung Quốc trở về với quả bom H lủng lẳng dưới máy bay: 10.000 người chết khiếp - Ảnh 4.

Phi công Yang Guoxiang. Ảnh: airspacemag

Toàn bộ căn cứ, với 10.000 người, đã trú ẩn dưới đường hầm ngầm trong khi Yang một mình thận trọng trèo ra khỏi buồng lái và chờ hỗ trợ. Yang kể lại rằng, khi máy bay hạ cánh, quả bom treo dưới thân máy bay chỉ cách mặt đất có 10 cm. Rất may, mọi việc đã kết thúc suôn sẻ.

Cuộc thử nghiệm gần đây nhất của Trung Quốc, với đầu đạn có sức công phá 1 megaton, được tiến hành vào tháng 10/1980.

Kể từ sau đó, không có quốc gia nào chưa sở hữu vũ khí hạt nhân tiến hành thử nghiệm trên mặt đất.

Tuy nhiên, các cuộc thử nghiệm hạt nhân không bao giờ chấm dứt vĩnh viễn, nhất là khi chúng từng được tiến hành tại nơi cách không xa khu vực dân cư. Những người dân tại đây sẽ phải chịu đựng tác động lâu dài từ các vụ thử nghiệm hạt nhân.

Tại sao Mỹ "loại" Trung Quốc nhưng lại mời Việt Nam tham gia tập trận RIMPAC 2018?

Tại sao Mỹ
Tại sao Mỹ "loại" Trung Quốc nhưng lại mời Việt Nam tham gia tập trận RIMPAC 2018?
Theo Stars & Stripes, việc Việt Nam được mời tham gia RIMPAC năm nay là một bước tiến nữa trong quan hệ quân sự giữa Mỹ và Việt Nam kể từ khi hai nước kết thúc chiến tranh.

Hải quân Mỹ ngày 30/5 thông báo, cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương ( RIMPAC ) được tổ chức hai năm một lần diễn ra từ ngày 27/6 - 2/8 tại Hawaii năm nay sẽ có sự tham gia của 26 quốc gia, 47 tàu mặt nước, 5 tàu ngầm, 18 đơn vị bộ binh và hơn 200 máy bay cùng 25.000 binh sĩ.

Cũng theo nguồn này, đây là lần đầu tiên Việt Nam, Sri Lanka, Brazil và Israel có thể tham gia cuộc tập trận.

Tuần trước, Mỹ đã quyết định rút lại lời mời Trung Quốc tham gia RIMPAC 2018 mặc dù nước này đã từng đưa một số tàu và binh lính tham dự trong các năm 2014 và 2016.

Trung tá Thủy quân lục chiến, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, động thái này là bước đi đầu tiên nhằm phản đối các hành động gần đây của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa. Cụ thể, Trung Quốc đã tiến hành tôn tạo, xây dựng [trái phép - ND] cơ sở hạ tầng tại khu vực này.

"Cách hành xử của Trung Quốc không phù hợp với các nguyên tắc và mục đích của cuộc tập trận RIMPAC", Trung tá Logan phát biểu. "Chúng tôi có đầy đủ bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã triển khai các tên lửa đối hạm, tên lửa đất đối không và các hệ thống chế áp điện tử tới những đảo trên quần đảo Trường Sa ở Biển Đông".

  • Truyền thông Trung Quốc: Không thể xem nhẹ tên lửa bờ Shaddock bắn xa nhất của Việt Nam

  • Điều chiến đấu cơ áp sát Syria theo lộ trình ném bom thường lệ: Israel sắp ồ ạt giội lửa?

  • Chuyên gia: Hết tên lửa hành trình Tomahawk, Mỹ như lính chiến lâm trận mà không có đạn

Theo trang mạng Stars & Stripes, việc Việt Nam được mời tham gia RIMPAC năm nay là một bước tiến nữa trong quan hệ quân sự giữa Mỹ và Việt Nam kể từ khi hai nước chấm dứt chiến tranh.

Năm 2016, Mỹ đã dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam và lần đầu tiên kể từ khi chiến tranh kết thúc, một tàu sân bay Mỹ đã ghé thăm cảng Đà Nẵng vào đầu tháng 3 vừa qua.

Tham gia cuộc tập trận RIMPAC năm nay còn có Australia, Brunei, Canada, Chile, Colombia, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Hà Lan, New Zealand, Peru, Hàn Quốc, Philippines, Singapore, Thái Lan, Tonga và Vương Quốc Anh.

Đặc biệt, lần đầu tiên trong cuộc tập trận RIMPAC 2018, không quân Mỹ sẽ phóng trình diễn tên lửa chống hạm tầm xa, Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản sẽ phóng các tên lửa đối hạm và Lục quân Mỹ sẽ phóng tên lửa tấn công trên biển từ xe hậu cần PLS (Palletized Load System).

Đặc nhiệm Lục quân Mỹ huấn luyện tác chiến

Wednesday, May 30, 2018

Nga sẽ trả giá rất đắt vì Syria: 91 binh sĩ thiệt mạng và hơn thế nữa

Nga sẽ trả giá rất đắt vì Syria: 91 binh sĩ thiệt mạng và hơn thế nữa
Nga sẽ trả giá rất đắt vì Syria: 91 binh sĩ thiệt mạng và hơn thế nữa
Nga gián tiếp thừa nhận
Nga gián tiếp thừa nhận "bảo bối" Krasukha-4 khiến Mỹ mất 36/59 quả Tomahawk là... phịa?
Tiêm kích Su-57  của Nga 'bùng nổ' trong cuộc thử nghiệm tại Syria
Tiêm kích Su-57 của Nga 'bùng nổ' trong cuộc thử nghiệm tại Syria
Quân cảnh Nga rút khỏi Syria: Ca khúc khải hoàn - Không hề sứt mẻ
Quân cảnh Nga rút khỏi Syria: Ca khúc khải hoàn - Không hề sứt mẻ
Kể từ khi trực tiếp tham chiến trong xung đột tại Syria năm 2015, đã có 91 binh sĩ Nga thiệt mạng và đó mới chỉ là thông tin chính thức được Bộ Quốc phòng Nga xác nhận.

Damacus và Moscow vừa ký biên bản ghi nhớ về việc khôi phục lại Syria sau chiến tranh. Những chi phí được Tổng thống Syria Bashar Assad đánh giá vào khoảng 400 tỷ rúp. Không chỉ các công ty của Nga, mà cả của Ả Rập, Trung Quốc và Iran cũng sẽ tham gia. Phương Tây không muốn bỏ tiền.

Cái giá Nga phải trả cho thắng lợi – 91 mạng sống

Mặc dù Quân đội Syria gần đây, dưới sự yểm trợ mãnh liệt của Nga, đã giành nhiều thắng lợi quan trọng, tuy nhiên hãy còn sớm để nói rằng sự yên bình đã thực sự trở lại tại Syria.

Vào tuần trước, tại khu vực Deir Ezzor (thành phố gần biên giới Syria và Iraq) đã diễn ra trận chiến giữa quân đội chính phủ và các phiến quân. Theo những thông tin chính thống, trong quá trình đụng độ, 4 cố vấn quân sự Nga huấn luyện cho quân đội Syria đã bị thiệt mạng, tất cả được truy tặng huân chương.

Như vậy, từ khi chính thức đưa quân vào tham chiến tại Syria, đã có 91 binh lính Nga thiệt mạng và đó mới chỉ là thông  tin  chính thức được Bộ Quốc phòng Nga xác nhận.

Và dù chiến tranh chưa kết thúc, những tháng gần đây các nhà lãnh đạo thế giới ngày càng nói nhiều tới việc khôi phục lại Syria. Thậm chí mức chi phí của quá trình này được đưa ra khá khác nhau. Theo thông tin của Ngân hàng  Thế giới  (tính đến thời điểm đầu năm 2017), thiệt hại trực tiếp về vật chất từ đầu cuộc nội chiến xảy ra vào năm 2011 ước vào khoảng 85 tỷ USD.

1/3 các tòa nhà (trong số đó một nửa là bệnh viện và trường học) bị phá huỷ, hơn 6 triệu người rời khỏi nơi ở và khoảng 6 triệu người nữa đã bỏ chạy ra nước ngoài. Cơ quan thống kê Trung ương của Syria thông báo rằng quốc gia này mất khoảng 80% tổng giá trị GDP giai đoạn 2010-2016.

Nga sẽ trả giá rất đắt vì Syria: 91 binh sĩ thiệt mạng và hơn thế nữa - Ảnh 1.

Pháo phản lực BM-21 của Quân đội Syria.

Bản thân ông Bashar Assad trong cuộc trả lời phỏng vấn của tờ báo Kathimerini (Hi Lạp) từng đánh giá chi phí phục hồi đất nước vào khoảng từ 200 đến 400 tỷ USD. Số tiền này không chính xác vì chiến tranh vẫn đang tiếp diễn, và một phần lãnh thổ của Syria vẫn còn nằm trong tay của phiến quân.

Bên cạnh đó, Iran đã tuyên bố về mong muốn tham gia vào quá trình khôi phủ Syria: thông tin này được hãng thông tấn quốc gia Taksim phát đi vào ngày 18/5 – một ngày sau cuộc gặp giữa Bashar Assad và Vladimir Putin tại Sochi. Theo lời bộ trưởng giao thông và phát triển đô thị Iran, ông Abbas Akhundi, cả công ty nhà nước cũng như tư nhân sẽ tham gia vào quá trình này.

Khi đăng đàn phát biểu trong cuộc họp báo được tổ chức ở đại sứ quán Trung Quốc tại Moscow, đặc phái viên của chính phủ Trung Quốc về vấn đề Syria cũng tuyên bố về sự sẵn sàng từ phía Bắc Kinh "làm tất cả những gì có thể" để giúp đỡ những thường dân Syria trở lại cuộc sống bình thường.

Về phần mình, Đại sứ Syria tại Bắc Kinh, ông Imad Mustafa tuyên bố rằng Syria sẽ nỗ lực hình thành "tầm nhìn chiến lược chung" với Trung Quốc và sẽ không chờ cho đến khi chiến tranh kết thúc để bắt tay vào cải tạo với sự tham gia của các công ty "những nước anh em".

Các bản hợp đồng sẽ được giao cho "những nước anh em"

Người Mỹ cũng sẵn lòng bỏ tiền vào công tác hồi phục và giải quyết bằng chính trị vấn đề Syria. Tận 200 triệu USD! Số tiền này, như Tổng thống Donald Trump tuyên bố, sẽ được gửi tới những lãnh thổ không thuộc quyền kiểm soát của Damascus (ông Bashar Assad vẫn bị Mỹ coi là lãnh đạo không được thừa nhận).

Nga sẽ trả giá rất đắt vì Syria: 91 binh sĩ thiệt mạng và hơn thế nữa - Ảnh 2.

Một công trình kiến trúc quý giá ở Palmyra trước (ảnh nhỏ) và sau chiến tranh, nay đã gần như bị phá hủy hoàn toàn.

Người Mỹ cũng tập trung tất cả nỗ lực để ngăn cản Damascus tiếp nhận tiền khôi phục đất nước từ Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế. Tối hậu thư mà họ đặt ra là: Assad phải ra đi.

Tuy nhiên, theo thông tin của truyền thông Phương Tây, Trump yêu cầu Salman bin Abdulaziz Al Saud - quốc vương Ả Rập Xê Út, vệ tinh thân cận của Mỹ tại Trung Đông, cấp 4 tỷ USD cho quá trình khôi phục Syria.

Tất nhiên, người Xê Út có muốn tham gia vào quá trình khôi phục Syria mà không cần đổi lấy sự ảnh hưởng nào đó về mặt chính trị là điều đáng ngờ. Và Ả Rập Xê Út cũng chẳng có những chuyên gia nào để thực hiện các mục đích này.

Lấy ví dụ, hiện nay Syria đang rất cần các chuyên gia để rà phá bom mìn. Tại Raqqa (IS từng tuyên bố là thủ đô của mình), nơi mà trước chiến tranh có hơn 300 nghìn người sinh sống, sau các trận đánh ác liệt đã khiến có đến 80% các công trình bị phá huỷ và thay vào đó là hàng nghìn quả mìn chống bộ binh đang rình rập ở đâu đó.

Cần cả những chuyên gia khôi phục lại di sản văn hoá. Trong những năm xảy ra nội chiến, hàng trăm di tích lịch sử và kiến trúc bị phá huỷ hoàn toàn. Palmyra, thành phố từng nằm trong danh sách "Di sản thế giới của UNESCO" chịu thiệt hại nhiều hơn cả.

Những quân khủng bố IS chiếm đóng các thành phố đã "thanh trừng" lịch sử cổ đại (những thứ chúng coi là không xứng với Hồi giáo): hàng chục ngôi mộ, nhà nguyện, nhà thờ, tượng điệu khắc bị tàn phá…

Các chuyên gia Nga sẵn sàng hỗ trợ khôi phục Palmyra khi Tổng giám đốc Viện Bảo tàng Hermitage (Nga), chủ tịch Hiệp hội các viện bảo tàng Nga, ông Mikhail Piotrovsky tuyên bố về điều này từ tháng 3/2018.

Nga sẽ trả giá rất đắt vì Syria: 91 binh sĩ thiệt mạng và hơn thế nữa - Ảnh 3.

Đất nước Syria đã bị tàn phá nặng nề trong cuộc nội chiến. Ảnh: Zuma/TASS.

Khôi phục Syria trước tiên sẽ có lợi cho Nga

Chưa rõ giới doanh nghiệp Nga sẽ tham gia vào công cuộc khôi phục Syria với điều kiện nào – chưa có bước tiến nào sau khi ký kết biên bản ghi nhớ.

  • NÓNG: Chiến đấu cơ và trực thăng Israel phản đòn - Tấn công đồng loạt 25 mục tiêu Hamas

  • Quân cảnh Nga rút khỏi Syria: Ca khúc khải hoàn - Không hề sứt mẻ

  • NÓNG: Houthi tấn công trực diện hệ thống phòng không Saudi Arabia - Đòn đánh hoàn toàn mới

Nói chung, bộ trưởng Kinh tế Syria Mohammad Samir Halil bên thềm Diễn đàn kinh tế quốc tế Saint Peterburg (Nga) đã chia sẻ với các phóng viên rằng các công ty Nga đã bắt tay vào công việc trong lĩnh vực dầu khí. Theo ông Halil cho biết, chính họ sẽ được ưu tiên khi ký kết các hợp đồng.

Được biết rằng trong số những công ty quốc tế có mối quan tâm tại Syria phải kể đến 3 cái tên của Nga – "Tatneft", "Uralmash" và "Soyuzneftegaz".

"Soyuzneftegaz" (liên quan tới cựu Bộ trưởng Năng lượng Nga Yury Shafranik) là công ty quốc tế đầu tiên sau khi cuộc nội chiến nổ ra, từ hồi tháng 12/2013, đã ký thoả thuận chính thức với Damascus về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng.

Thoả thuận này liên quan tới hoạt động thăm dò ngoài khơi Syria với trị giá lên tới 90 triệu USD. Mặc dù chưa có thông tin chính thức về thời điểm bắt đầu hợp đồng.

Quân cảnh Nga hoạt động ở Syria

Điều chiến đấu cơ áp sát Syria theo lộ trình ném bom thường lệ: Israel sắp ồ ạt giội lửa?

Điều chiến đấu cơ áp sát Syria theo lộ trình ném bom thường lệ: Israel sắp ồ ạt giội lửa?
Điều chiến đấu cơ áp sát Syria theo lộ trình ném bom thường lệ: Israel sắp ồ ạt giội lửa?
Al-Masdar News dẫn nguồn tin địa phương cho hay, khoảng 23h30 ngày 30/5 (theo giờ Damascus), một máy bay chiến đấu của Israel đã bay dọc theo biên giới Syria-Lebanon.

Theo nguồn tin này, chiếc máy bay đã xâm nhập không phận Lebanon từ bắc Galilee ( Israel ) và hướng tới thung lũng Beqa'a, gần biên giới Syria .

Tuy nhiên, chiến đấu cơ Israel không tiến vào Syria mà bay lòng vòng tại khu vực biên giới trong vài phút.

Al-Masdar News nhận định, các máy bay chiến đấu của Israel thường bay theo lộ trình này để ném bom Syria. Xét tới các vụ tấn công gần đây đều được tiến hành vào ban đêm thì việc chiến đấu cơ Israel tiếp tục áp sát biên giới với Syria làm dấy lên nhiều câu hỏi.

  • Israel không kích ác liệt, phá hủy đường hầm tấn công, tuồn vũ khí lậu

Trước đó, cũng trong ngày 30/5, theo ghi nhận của Al-Masdar News, các máy bay của Không quân Israel đã bay trên thành phố Marjeyoun, nam Lebanon trước khi hướng tới thung lũng Beqa'a. Tuy nhiên, thời điểm diễn ra sự việc không được nêu rõ.

Một số máy bay còn xuất hiện tại vùng Ba'albak, cách không xa căn cứ quân sự Al-Daba'a của Syria ở Homs - mục tiêu bị tấn công hồi tuần trước.

Truyền thông Trung Quốc: Không thể xem nhẹ tên lửa bờ Shaddock bắn xa nhất của Việt Nam

Truyền thông Trung Quốc: Không thể xem nhẹ tên lửa bờ Shaddock bắn xa nhất của Việt Nam
Truyền thông Trung Quốc: Không thể xem nhẹ tên lửa bờ Shaddock bắn xa nhất của Việt Nam
Từ thực tiễn huấn luyện bắn đạn thật gần đây của lực lượng tên lửa bờ Hải quân Việt Nam, truyền thông Trung Quốc đã lên tiếng cho rằng không thể coi nhẹ dòng tên lửa Shaddock này.

Theo Tạp chí Kiến thức Vũ khí Trung Quốc, hiện nay, tác chiến kiểm soát biển của Việt Nam vẫn lấy hỏa lực bờ làm chủ. Ngoài không quân bờ biển ra, chủ thể của hỏa lực trên bờ chính là lực lượng tên lửa bờ đối hạm.

Đây là một trong những lực lượng được Quân đội Nhân dân Việt Nam ưu tiên phát triển với 5 Lữ đoàn tên lửa bờ đối hạm, bao gồm:

Lữ đoàn 679 trang bị tên lửa Shaddock (P-5 Pyatyorka theo cách gọi của Nga) ở miền Bắc; Lữ đoàn 680 trang bị tên lửa Styx (P-15 Termit) ở miền Trung; Lữ đoàn 681 trang bị tên lửa Bastion-P và Lữ đoàn 685 trang bị tên lửa dẫn đường chính xác EXTRA và ACCULAR của Israel ở duyên hải Nam Trung Bộ.

Trong đó, Lữ đoàn tên lửa bờ 679 được thành lập sớm nhất, tuy trang bị cũ nhưng có một vị trí đặc biệt và uy lực rất lớn.

Từ thực tiễn huấn luyện bắn đạn thật gần đây của lực lượng tên lửa bờ Hải quân Việt Nam, truyền thông Trung Quốc đã lên tiếng cho rằng không thể coi nhẹ dòng tên lửa Shaddock này.

Truyền thông Trung Quốc: Không thể xem nhẹ tên lửa bờ Shaddock bắn xa nhất của Việt Nam - Ảnh 1.

Tên lửa Shaddock sau khi nạp nhiên liệu được đưa vào ống phóng

Đầu những năm 1980, Việt Nam trang bị lượng lớn pháo tầm xa và tên lửa, ngoài tên lửa Scud còn trang bị tên lửa bờ Shaddock - tiền đề để thành lập Lữ đoàn 679.

Năm 1980, Việt Nam chính thức tiếp nhận một hệ thống tên lửa bờ đối hạm SSC-1B Sepal (tổ hợp phòng thủ bờ biển 4K44 Redut-M) và 25 quả tên lửa chống hạm P-35B Shaddock do Liên Xô viện trợ.

Tên lửa bờ đối hạm SSC-1B thực tế là phiên bản cải tiến của Shaddock kiểu hạm đối hạm với hệ thống chỉ huy kiểm soát tác chiến có sự khác biệt rất lớn nhưng thân tên lửa về cơ bản không có sự thay đổi, vì vậy rất nhiều nơi vẫn quen gọi là Shaddock.

Tên lửa bờ đối hạm Sepal của Việt Nam là tên lửa có tầm bắn xa nhất Đông Nam Á. Sau đó, Việt Nam nhiều lần nâng cấp, cải tiến các bộ phận như hệ thống điện tử, được cho đã đạt tiêu chuẩn SSC-1M, có khả năng chống gây nhiễu điện tử.

Tên lửa P-35B sau khi nâng cấp có thể tiến hành bay hành trình ở tầm cực thấp, từ 100 m xuống 20 m, làm cho tên lửa phòng không của đối phương rất khó đánh chặn. Tên lửa này sau khi nâng cấp hoàn toàn có thể sánh ngang với tên lửa bờ đối hạm hiện đại trên thế giới, có sức chiến đấu rất mạnh.

Theo số liệu của nhà sản xuất, tầm bắn của Shaddock có thể lên tới 450km hoặc hơn và đây có thể coi là loại tên lửa bờ có tầm bắn xa nhất của Hải quân Việt Nam.

Theo tạp chí Kiến thức Vũ khí Trung Quốc, từ việc triển khai ban đầu Lữ đoàn 679 có thể thấy được vị trí chiến lược của lực lượng tên lửa bờ Việt Nam. Tờ này cũng đánh giá cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị tên lửa bờ Việt Nam.

Những năm gần đây, Việt Nam bắt đầu tổ chức huấn luyện thực chiến đối với tên lửa Shaddock, nhiều lần tiến hành huấn luyện hiệp đồng với Lữ đoàn tên lửa Styx.

Đầu năm 2018, đài truyền hình Việt Nam công bố cảnh quay video huấn luyện bắn bia của Lữ đoàn 679 với tên lửa Shaddock, cho thấy nó có khả năng sẵn sàng chiến đấu rất cao.

Lãnh đạo Bộ Quốc phòng kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu của Quân chủng Hải quân

Nga gián tiếp thừa nhận "bảo bối" Krasukha-4 khiến Mỹ mất 36/59 quả Tomahawk là... phịa?

Nga gián tiếp thừa nhận
Nga gián tiếp thừa nhận "bảo bối" Krasukha-4 khiến Mỹ mất 36/59 quả Tomahawk là... phịa?
Tiêm kích Su-57 của Nga 'bùng nổ' trong cuộc thử nghiệm tại Syria
Tiêm kích Su-57 của Nga 'bùng nổ' trong cuộc thử nghiệm tại Syria
Quân cảnh Nga rút khỏi Syria: Ca khúc khải  hoàn - Không hề sứt mẻ
Quân cảnh Nga rút khỏi Syria: Ca khúc khải hoàn - Không hề sứt mẻ
Diễn biến chiến sự Syria: 4 cố vấn hy sinh - tiêm kích Su-57 Nga phóng tên lửa hành trình
Diễn biến chiến sự Syria: 4 cố vấn hy sinh - tiêm kích Su-57 Nga phóng tên lửa hành trình
Tập đoàn Công nghệ Vô tuyến Điện tử KRET Nga cho biết họ đang nghiên cứu một hệ thống tác chiến điện tử mới nhằm đối phó với tên lửa Tomahawk dựa trên 2 quả đạn mới thu được.

Vào tháng 4/2017, Hải quân Mỹ đã tiến hành một vụ tấn công bằng tên lửa hành trình Tomahawk vào sân bay quân sự Shayrat của Syria nhằm trả đũa cho các buộc rằng quân đội nước này đã sử dụng vũ khí hóa học.

Kết quả của cuộc oanh kích trên còn gây nhiều tranh cãi, phía Mỹ cho biết 58/59 quả tên lửa hành trình Tomahawk đã đánh chính xác vào mục tiêu còn Nga lại tuyên bố bằng có tới 36/59 tên lửa bị rơi rớt ở dọc đường.

Nga gián tiếp thừa nhận bảo bối Krasukha-4 khiến Mỹ mất 36/59 quả Tomahawk là... phịa? - Ảnh 1.

Tổ hợp tác chiến điện tử Krasukha-4 của Nga

Một trong những "huyền thoại" được đưa ra sau trận đánh trên đó là hệ thống tác chiến điện tử Krasukha-4 mà Nga triển khai tại Syria đã phát huy tác dụng, gây nhiễu kênh liên lạc vệ tinh của Tomahawk khiến nó bị chệch mục tiêu.

Lập tức đã xuất hiện nghi ngờ về tuyên bố này ngay khi nó được đưa ra như, công nghệ lõi của Tomahawk là hệ thống dẫn đường quán tính (INS) kết hợp cùng hệ thống định dạng mặt đất (TERCOM), những phiên bản nâng cấp sau này bổ sung cơ chế tham chiếu qua hệ thống định vị toàn cầu (GPS) nhằm giảm bớt sai số của INS TERCOM chứ không để phải thay thế.

Cho nên kể cả khi Krasukha-4 phát huy tác dụng và cắt được đường liên kết GPS của tên lửa thì cũng chỉ gây giảm độ chính xác của Tomahawk chứ không làm mất hoàn toàn quỹ đạo của đạn.

Muốn thực sự đánh lừa Tomahawk cần gây nhiễu phần lớn quỹ đạo giai đoạn cuối của nó, tức là phải giả lập được môi trường GPS, TERCOM trên chiều dài hàng trăm km tính từ mục tiêu, điều này gần như bất khả thi.

Phương án gây nhiễu radar đo cao của Tomahawk cũng được cho là quá sức của Krasukha-4 khi tên lửa được trang bị cả hệ thống vẽ bản đồ địa hình từ trên không bằng tia laser (LIDAR) và tọa độ 3D tham chiếu qua GPS nhằm đối chứng giá trị thang đo. Vô hiệu hóa tổ hợp này không đơn giản chỉ cần phát sóng lên không trung là xong.

Mặc dù đã được chứng minh rằng Krasukha-4 gần như chẳng thể vô hiệu hóa Tomahawk nhưng "huyền thoại" này vẫn tồn tại dai dẳng từ đó tới nay.

Nga gián tiếp thừa nhận bảo bối Krasukha-4 khiến Mỹ mất 36/59 quả Tomahawk là... phịa? - Ảnh 2.

Tên lửa hành trình tấn công mặt đất BGM-109 Tomahawk

Phải tới hôm qua khi trả lời phỏng vấn hãng tin Sputnik, Ông Vladimir Mikheev, Cố vấn Phó chủ tịch Tập đoàn Công nghệ Vô tuyến Điện tử KRET cho biết, hệ thống tác chiến điện tử mới của Nga sẽ được phát triển trong 3 năm tới, căn cứ vào những dữ liệu thu được từ việc nghiên cứu 2 quả tên lửa hành trình Tomahawk được Syria trao lại cho Nga.

Ông Vladimir Mikheev nêu rõ: "Dựa trên cuộc tấn công của Mỹ cùng đồng minh vào Syria, Nga đang chuẩn bị các kỹ thuật cho nhiệm vụ mới. Chúng tôi sẽ xem xét tất cả các thông tin thu thập được để xây dựng nguyên mẫu của hệ thống tác chiến điện tử mới".

  • Mỹ bao vây tên lửa S-400 Nga ở Ấn Độ: Cảnh báo nặng tay

  • NÓNG: Chiến đấu cơ và trực thăng Israel phản đòn - Tấn công đồng loạt 25 mục tiêu Hamas

  • Quân cảnh Nga rút khỏi Syria: Ca khúc khải hoàn - Không hề sứt mẻ

Ông nhấn mạnh: "Có tên lửa hành trình Tomahawk trong tay, chúng tôi có thể hiểu rõ ràng kênh liên lạc, thông tin, việc kiểm soát, điều hướng của chúng… Khi biết được tất cả thông số, chúng tôi sẽ có thể đáp trả hữu hiệu các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình này trong mọi thời điểm".

Dự kiến hệ thống tác chiến điện tử mới của Nga phải mất từ 2 đến 3 năm nữa mới có thể hoàn thành và hiệu quả trong việc phòng chống Tomahawk khi đó mới có thể kiểm nghiệm chính xác.

Câu hỏi được đặt ra lúc này là tại sao Nga phải vất vả chế tạo một tổ hợp EW mới nếu như thực sự Krasukha-4 dễ dàng vô hiệu hóa Tomahawk đúng như tuyên bố của họ hồi năm 2017, phải chẳng Moskva đang gián tiếp thừa nhận rằng "huyền thoại" nêu trên thực chất không có thật và đó chỉ là một biện pháp tâm lý chiến?

Thêm một vấn đề nữa cũng nên được nhắc tới đó là hiện nay Mỹ đã thông báo ngừng sản xuất mới Tomahawk để tập trung thanh lý nốt hàng tồn kho, cho nên có vẻ như vai trò hệ thống tác chiến điện tử mới của Nga đã lạc hậu ngay từ khi chưa hoàn thành.

Các hệ thống tác chiến điện tử tối tân của Quân đội Nga

Chuyên gia: Hết tên lửa hành trình Tomahawk, Mỹ như lính chiến lâm trận mà không có đạn

Chuyên gia: Hết tên lửa hành trình Tomahawk, Mỹ như lính chiến lâm trận mà không có đạn
Chuyên gia: Hết tên lửa hành trình Tomahawk, Mỹ như lính chiến lâm trận mà không có đạn
Theo chuyên gia Jonathan Bergner, việc thiếu hụt tên lửa hành trình Tomahawk sẽ khiến các đối thủ tiềm ẩn cho rằng Mỹ không dám tấn công và khả năng ngăn chặn cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Tên lửa hành trình Tomahawk là "sứ giả chiến tranh" - một trong những vũ khí hiệu quả nhất và được sử dụng với cường độ cao nhất trong kho vũ trang của Mỹ. Tuy nhiên, thật đáng tiếc, nước Mỹ đã quyết định ngừng sản xuất nó.

Tháng trước, Hải quân Mỹ đã đặt đơn hàng cuối cùng mua 100 quả Tomahawk, đồng thời đóng dây chuyền sản xuất với lý do đã có một loại tên lửa hành trình mới đang được phát triển.

Theo Jonathan Bergner, chuyên gia phân tích chính sách an ninh quốc gia độc lập trên trang Defense News thì "điều này tốt thôi, nhưng cần biết rằng các tên lửa mới sẽ chưa thể sẵn có để đưa vào hoạt động cho tới tận năm 2030".

Trong khi đó, Mỹ vẫn cần phải duy trì, thậm chí là gia tăng kho tên lửa hành trình của mình, vốn vẫn được miêu tả như loại "vũ khí được ưa chuộng hàng đầu".

"Hãy nhìn vào số lượng. Mặc dù con số chính xác không được công bố công khai nhưng ước tính mỗi năm Hải quân Mỹ bắn đi khoảng 100 quả Tomahawk", chuyên gia Jonathan Bergner nói.

Trong 15 tháng đầu tiên của nhiệm kỳ, Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã sử dụng Tomahawk ít nhất 2 lần. Lần đầu là phóng khoảng 60 quả tấn công căn cứ không quân Shayrat ở Syria nhằm đáp trả cáo buộc Chính phủ Tổng thống Bashar Assad sử dụng vũ khí hóa học.

Lần thứ 2 diễn ra vào tháng 4/2018 khi Mỹ cùng với Pháp và Anh một lần nữa phóng hơn 100 quả Tomahawk tấn công các mục tiêu cũng bị nghi là chế tạo hoặc cất trữ vũ khí hóa học của Syria.

Ngay cả với đơn hàng cuối cùng kể trên, số lượng tên lửa Tomahawk dự trữ của nước Mỹ vẫn chưa thể trở về mức như trước thời kỳ tổng thống Donald Trump bắt đầu chấp chính và với tốc độ "tiêu dùng" như hiện tại, kho vũ khí này có thể cạn kiệt trong vòng 5 năm tới.

Chuyên gia: Hết tên lửa hành trình Tomahawk, Mỹ như lính chiến lâm trận mà không có đạn - Ảnh 1.

Thiếu Tomahawk, Mỹ "lực bất tòng tâm"?

Để ngăn chặn các cuộc tấn công tiềm tàng, Mỹ phải chứng tỏ cho đối phương thấy rằng "chúng ta vừa có khả năng vừa có quyết tâm đáp trả. Đối thủ phải tin rằng chúng ta có thể và sẽ phản công đáp trả". Mỹ đã triển khai Tomahawk trong rất nhiều tình huống khác nhau nhưng không phải lúc nào cũng sẵn sàng sử dụng tới, thay vào đó có thể điều động lục quân.

Nhưng theo Jonathan Bergner, dù thế nào thì "Mỹ cũng phải dự trữ sẵn Tomahawk để sử dụng". Do số lượng tên lửa hành trình giảm đi mà vũ khí mới thay thế lại chưa có nên mỗi quả tên lửa sẽ càng trở nên quý giá hơn và chi phí sử dụng cũng sẽ tăng cao.

Điều gì sẽ xảy ra khi nước Mỹ cần tới Tomahawk cho một cuộc xung đột tốn kém hơn so với những trận chiến đã qua? Khi nguồn dự trữ còn lại thu hẹp, một quyết định triển khai Tomahawk sẽ càng trở nên khó khăn hơn đối với các tư lệnh quân sự, và cuối cùng là đặt lên vai Tổng tư lệnh.

Điều gì sẽ xảy ra nếu giải pháp đáp trả duy nhất được chấp nhận cho một tình huống cụ thể phải cần tới việc sử dụng vũ khí tấn công tầm xa, hiệu quả cao như Tomahawk? "Chúng ta không nên để các tư lệnh quân sự và Tổng tư lệnh vào tình huống như thế", Jonathan Bergner nhận xét.

Những lựa chọn kiểu như "được ăn cả ngã về không" chắc chắn sẽ chẳng dẫn tới đâu. Không hành động gì, đến lượt nó, có thể khiến "các đối thủ của chúng ta cho rằng nước Mỹ không dám tấn công và khả năng ngăn chặn của chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng".

Chính phủ và Quốc hội Mỹ hiện đã quyết định gia tăng đáng kể chi tiêu quân sự. Ngân sách quốc phòng năm 2018 tăng thêm 61 tỷ USD so với năm 2017, và tiếp tục bổ sung thêm 16 tỷ USD nữa cho năm 2019.

Việc gia tăng này là cần thiết và đang được triển khai theo nhiều cách tích cực, gồm cả các khoản tăng chi tiêu cho hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo và đóng tàu hải quân.

Trợ lý Bộ trưởng Hải quân James Geurts gần đây cho biết, theo kế hoạch và dự toán ngân sách hiện tại, Mỹ có thể nâng số tàu hải quân từ 282 hiện nay lên tới 355 chiếc vào năm 2030. Điều này cũng sẽ tăng cường thêm khả năng khuếch trương sức mạnh và gia tăng khả năng răn đe thông thường của Mỹ.

Tuy nhiên, việc thiếu đi khả năng tấn công linh hoạt mà Tomahawk mang lại sẽ hạn chế rất nhiều lợi thế răn đe của các tàu đóng mới. "Trang bị thêm tàu mà không mua tên lửa chẳng khác nào chế tạo xe tăng mà không có pháo hay điều lính ra chiến trường, mang súng mà không có đạn", Jonathan Bergner bình luận.

  • Vụ điệp viên Israel bị Syria treo cổ: Tin tình báo vẫn rất giá trị ngay cả khi đã chết

Một tàu khu trục lớp Aegis và một tàu ngầm lớp Ohio có khả năng mang tổng cộng lên tới 250 tên lửa hành trình.

Khi hạ thủy các tàu chiến mới và nếu Mỹ tiếp tục sử dụng Tomahawk ở mức trung bình như trước đây, lực lượng hải quân có thể phải cần tới hàng nghìn tên lửa trong thập kỷ tới hoặc thậm chí nhiều hơn.

Khi thảo luận về Đạo luật Phân bổ Ngân sách Quốc phòng 2019, Quốc hội Mỹ cần xem xét lại việc chấm dứt dây chuyền sản xuất tên lửa Tomahawk mới.

Nếu không, một ngày nào đó, "chúng ta sẽ phải rơi vào tình huống "lực bất tòng tâm" hay nói cách khác là muốn đánh mà không có đạn", chuyên gia Jonathan Bergner nhận xét.

Hải quân Mỹ công bố video tàu ngầm USS John Warner phóng tên lửa hành trình tấn công Syria

Su-57 Nga trình diễn khả năng cơ động tác chiến, tấn công các mục tiêu trên mặt đất

Su-57 Nga trình diễn khả năng cơ động tác chiến, tấn công các mục tiêu trên mặt đất
Su-57 Nga trình diễn khả năng cơ động tác chiến, tấn công các mục tiêu trên mặt đất
Kênh truyền hình Zvezda (Nga) công bố hình ảnh của chiến đấu cơ thế hệ thứ năm Su-57 qua đoạn video do UAV ghi lại.

Clip được quay trong cuộc thi "Aviation Dart 2018". Zvezda cho biết, chiếc Su-57 đã thực hiện các bài tập cơ động tác chiến và tấn công các mục tiêu trên mặt đất của đối phương giả định.

  • Tiêm kích Su-57 của Nga 'bùng nổ' trong cuộc thử nghiệm tại Syria

Su-57 là máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ năm của Nga, do Văn phòng thiết kế Sukhoi phát triển.

Nó được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu trên không, trên đất liền và trên mặt nước, sử dụng các tổ hợp phòng không, trinh sát tầm xa, cũng như phá hủy hệ thống điều khiển của kẻ thù.

Chuyến bay đầu tiên của Su-57 diễn ra vào đầu năm 2010 tại Komsomolsk-na-Amure.