Tuesday, April 30, 2019

Điểm mặt tàu chiến Trung Quốc

Điểm mặt tàu chiến Trung Quốc
Điểm mặt tàu chiến Trung Quốc
Hải quân Trung Quốc (PLAN) là một trong những lực lượng quân sự trên biển lớn nhất thế giới. Trong nhiều năm qua, PLAN đã không ngừng đóng mới và đưa vào biên chế nhiều loại tàu chiến. Vậy tới nay, trong PLAN, có những loại tàu nào?

Trong hai năm 2016 -2017, Trung Quốc phiên chế lần lượt 18 và 14 tàu. Trong khi đó, cùng thời gian, hải quân Mỹ chỉ có thêm 5 và 8 tàu. Tính đến năm 2018, PLAN có hơn 300 tàu, nhiều hơn cả hải quân Mỹ.

Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) của Mỹ dự báo rằng Trung Quốc sẽ có tổng cộng 430 tàu mặt nước và 100 tàu ngầm trong vòng 15 năm tới, nếu không muốn nói là có thể sớm hơn.

Sau đây là những tàu Trung Quốc đã, đang và sẽ đưa vào đội hình, theo lời các chuyên gia nói với Bộ Quốc phòng Mỹ và hãng tin Reuters.

Tàu ngầm công ước và tàu ngầm hạt nhân

Bộ Quốc phòng Mỹ dự đoán lực lượng tàu ngầm Trung Quốc sẽ tăng lên 78 tàu vào năm 2020. Hiện đại hóa lực lượng tàu ngầm vẫn là một ưu tiên của PLAN.

Điểm  mặt tàu chiến Trung Quốc - Ảnh 1.

Tàu ngầm lớp Tấn (Type-094)

Tàu tên lửa lớp Type 022 Hồ Bắc

PLAN có ít nhất 60 tàu tên lửa tấn công nhanh tàng hình, theo Bộ Quốc phòng Mỹ.

Điểm mặt tàu chiến Trung Quốc - Ảnh 2.

Tàu hộ vệ Type 056 Giang Đảo

"PLAN đang gia tăng năng lực tác chiến ven bờ, đặc biệt là ở biển Đông và biển Hoa Đông, với tỷ lệ xuất xưởng cao các tàu lớp Giang Đảo", Bộ Quốc phòng Mỹ đánh giá. Reuters tường thuật PLAN đã nhận hơn 40 tàu thuộc loại này và dự kiến sẽ có thêm 60 tàu lần lượt được phiên chế.

Điểm mặt tàu chiến Trung Quốc - Ảnh 3.

Khinh hạm Type 054 Giang Khải

Trung Quốc dã biên chế hơn 20 khinh hạm tiên tiến Type 054A theo Reuters, và được cho là tiếp tục cải tiến để cho ra các phiên bản hiện đại hơn nữa.

Điểm mặt tàu chiến Trung Quốc - Ảnh 4.

Khu trục hạm Type 052 Lữ Dương

Người ta nói PLAN có 7-10 tàu loại này và một số tàu khác đang được đóng. Các nhà phân tích phương Tây nói Trung Quốc có khả năng có 20 tàu loại này cho tới năm 2020, theo Reuters.

Điểm mặt tàu chiến Trung Quốc - Ảnh 5.

Khu trục hạm Type 055 Nhân Hải

Trung Quốc đã mang ra trình làng chiếc đầu tiên của lớp tàu khu trục Type-055 Nhân Hải cỡ lớn, trang bị vũ khí hạng nặng, có thể được xếp vào chuẩn tuần dương hạm theo phương Tây, tại cuộc diễu binh hải quân nhân kỷ niệm 70 năm thành lập PLAN.

Reuters tường thuật ít nhất 12 tàu loại này sẽ được biên chế trong vòng một thập kỷ tới.

Điểm mặt tàu chiến Trung Quốc - Ảnh 6.

Tàu hậu cần Type 901

Tàu hậu cần tương đối mới của PLAN là tàu lớn nhất trong số các tàu hỗ trợ hải quân ở châu Á, được thiết kế với mục tiêu củng cố năng lực vận tải của PLAN. Một tướng về hưu Trung Quốc nói tàu này có phạm vi hoạt động trong bán kính lớn gấp đôi một nhóm tàu sân bay của Mỹ.

Trung Quốc hạ thủy chiếc Type 901 thứ hai trong năm 2017, theo Reuters. Ngoài ra, PLAN còn có các tàu hậu cần khác như Type 903 và Type 904.

Điểm mặt tàu chiến Trung Quốc - Ảnh 7.

Tàu đổ bộ trực thăng Type 075

Tàu này đang được phát triển, dựa trên các tàu tấn công đổ bộ của Mỹ. Trung Quốc dự kiến có ít nhất 3 tàu loại này.

Điểm mặt tàu chiến Trung Quốc - Ảnh 8.

Tàu vận tải đổ bộ lớp Type 071 Ngọc Chiêu

Trung Quốc hiện có 5 tàu loại này đang hoạt động và một số đang được đóng. Chiếc thứ năm được phiên chế trong năm ngoái.

Điểm mặt tàu chiến Trung Quốc - Ảnh 9.

Hàng không mẫu hạm lớp Type 001

Trung Quốc có một tàu sân bay đang hoạt động, là tàu lớp Type 001 Liêu Ninh. Một tàu sân bay khác, Type 001A, đã hoàn tất thử nghiệm đi biển và có thể được phiên chế trong năm nay. Chiếc thứ ba, hiện đại hơn nhiều được cho là đang trong quá trình đóng tại xưởng.

Điểm mặt tàu chiến Trung Quốc - Ảnh 10.

Báo Thổ Nhĩ Kỳ: Su-57 Nga hơn hẳn đống sắt vụn F-35 Mỹ - Chiến tranh cận kề rồi, mua thôi!

Báo Thổ Nhĩ Kỳ: Su-57 Nga hơn hẳn đống sắt vụn F-35 Mỹ - Chiến tranh cận kề rồi, mua thôi!
Báo Thổ Nhĩ Kỳ: Su-57 Nga hơn hẳn đống sắt vụn F-35 Mỹ - Chiến tranh cận kề rồi, mua thôi!
Nga sẵn sàng xuất khẩu Su-57 ra nước ngoài. Rất nhiều quốc gia theo dõi sát sao dự án này, bởi Su-57 là đối thủ cạnh tranh với F-35 của Mỹ, nhưng lại có mức giá rẻ hơn.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng tập trung vào các thoả thuận mới nhất trước khi quyết định mua, và Nga, tất nhiên, cũng không phản đối. Các độc giả của tờ "Yeni Akit" cảm thấy hài lòng, nhưng nhiều người vẫn hi vọng rằng sẽ có ngày khi đất nước của họ có thể tự sản xuất các máy bay của mình.

Tất cả các quy trình pháp lý liên quan tới định hướng thị trường và xuất khẩu tiêm kích Su-57 đã hoàn tất. Dòng tiêm kích thế hệ 5 hoàn toàn mới này được coi là biểu tượng của uy tín và sức mạnh công nghiệp quốc phòng Nga.

Truyền thông Nga đưa tin, tất cả thủ tục cần thiết đã được thống nhất, bao gồm những quy định về việc bán tiêm kích Su-57 ra nước ngoài và chuyển giao chúng cho khách hàng, kèm theo đó thậm chí là cả giấy phép sản xuất đã thông qua.

Phiên bản xuất khẩu của các máy bay tiêm kích Su-57 thế hệ thứ 5 dự kiến sẽ được giới thiệu tại Triển lãm Hàng không vũ trụ quốc tế ở Dubai vào tháng 11 năm nay. Tiêm kích Su-57 được coi là đối thủ cạnh tranh của các máy bay tiêm kích F-35 Mỹ, nhưng với mức giá thấp hơn nên nó được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm rất sát sao.

Báo Thổ Nhĩ Kỳ: Su-57 Nga hơn hẳn đống sắt vụn F-35 Mỹ - Chiến tranh cận kề rồi, mua thôi! - Ảnh 1.

Tiêm kích Su-57 do Nga chế tạo.

Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập có thể mua Su-57

Báo chí Nga cũng viết rằng sắp tới các máy bay tiêm kích Su-57 có thể sẽ được các nước như Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ mua. Thông tin cho biết rằng phía Nga đã hoàn thành tất cả công tác chuẩn bị và chờ đợi những thoả thuận cuối cùng.

Tiêm kích Su-57 là một trong những dự án tối quan trọng của Nga, và cả thế giới chăm chú theo dõi nó. Chuyến bay đầu tiên của tiêm kích Su-57 diễn ra vào năm 2010 tại thành phố Komsomolsk-na-Amur.

Trong những ngày gần đây, cả phía Nga lẫn phía Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra các tuyên bố về việc Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có thể cùng nhau sản xuất các tiêm kích Su-57.

Đại diện chính thức của Điện Kremlin, ông Dmitri Peskov cho biết rằng một vài cấu phần của Su-57 có thể được sản xuất ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Bên cạnh đó, các độc giả của tờ Yeni Akit đưa ra những lời bình luận của mình, cụ thể như:

- Độc giả CONTERNO: "Chiếc máy bay Su-57 của Nga tốt hơn nhiều F-35 – một đống sắt vụ nữa của Mỹ. Thêm nữa, nó còn rẻ hơn. Đã quá đủ khi mua của người Mỹ đống sắt với những mức giá không tưởng.

Hiện giờ NATO đang mua đống sắt của Nga đắt gấp 3 lần, và có nghĩa là tất cả các nước NATO đang làm việc cho Mỹ. Thời đó đã qua rồi".

- Đôc giả Selim: "Có thể mua khoảng 100 chiếc máy bay với điều kiện cùng phối hợp sản xuất. Suy cho cùng, Nga hiện nay không có đủ ngân sách để sản xuất hàng loạt những tiêm kích này. Và họ kiểu gì cũng quan tâm tới việc phối hợp sản xuất".

  • Siêu tên lửa Rampage Israel thậm chí còn không qua nổi hệ thống phòng không Liên Xô!

  • Thiếu tướng Hoàng Kiền kể về những kỷ niệm không thể nào quên với Đại tướng Lê Đức Anh

  • Nga "chơi ngông": Phá hủy toàn bộ lô tên lửa S-400 bán cho Trung Quốc, đền hẳn lô mới!

- Độc giả Metin: "Các máy bay của chúng ta đâu rồi? Còn nhớ không, một dự án phối hợp với Anh? Theo quan điểm của tôi, không với Mỹ, không cả với Nga. Hay mua của Israel. Tại sao không?

Nếu lãnh đạo của chúng ta có sự thông minh của người Hồi giáo thì sẽ mở nhà máy "Coca-Cola", còn người dân sẽ uống "Coca-Cola" vào lúc ăn tối của dịp lễ Ramadan, có thể nói về chiếc máy bay nội địa nào đây? Đã hai năm rồi còn chẳng thấy nổi chiếc xe ôtô nội địa?".

- Độc giả ABBAS: "Phải mua thôi. Chiến tranh cận kề rồi. Chỉ mỗi tội sau này hãy tự sản xuất máy bay, trực thăng, xe tăng, tàu chiến, tàu hoả, xe hơi,…"

- Độc giả Murat: "Có thể. Mỗi ngày trôi qua mà không hành động để đáp trả những mối đe doạ và khủng bố của Mỹ là phí hoài. Israel sẽ có các tiêm kích thế hệ thứ 5, còn chúng ta thì không? Khi đó ưu thế trên không sẽ thuộc về Israel".

Chiến trường K: Kỳ tích đưa một sư đoàn lật cánh - Diễn biến chiến trường quá nhanh, vượt quá sức tưởng tượng

Chiến trường K: Kỳ tích đưa một sư đoàn lật cánh - Diễn biến chiến trường quá nhanh, vượt quá sức tưởng tượng
Chiến trường K: Kỳ tích đưa một sư đoàn lật cánh - Diễn biến chiến trường quá nhanh, vượt quá sức tưởng tượng
Lần đầu tiên nhìn thấy hai khẩu cao xạ 37 ly hạ nòng bắn bộ binh, uy lực khủng khiếp thật, những viên đạn bay đi thẳng căng, đỏ lừ rồi cháy rực phía mục tiêu, nhìn đã thật.

Lật cánh

Sau khi Phnom Pênh được giải phóng, phương án tác chiến thay đổi, ngay chiều 07/ 01/1979, Sư đoàn nhận lệnh trở lại bờ đông sông Mê Công, cùng Quân đoàn 3, giải phóng Kongpong Cham, rồi tiến theo hướng Quốc lộ 6, qua Kongpong Thom, ngược Seam Riep lên Battamboong.

Riêng Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 174 do Trung đoàn Phó Phạm Văn Minh  chỉ huy được lệnh không trở lại cùng Sư đoàn mà cơ động bằng 4 xe vận tải quân sự, được tăng cường 4 xe thiết giáp M.113 theo bờ tây sông Mê Công, cắt qua núi Chi, lên đánh chiếm Tăng Cra Xăng, hợp điểm cùng đội hình Sư đoàn tại Công Pông Thom.

Đưa một Sư đoàn, với hàng vạn quân, cùng cơ man nào là vũ khí trang bị qua một dòng sông lớn như sông Mê Công là cả một kỳ tích, giờ lại phải đưa đội hình lớn như thế lộn trở lại bên này, quả thật không đơn giản.

Chiến trường K: Kỳ tích đưa một sư đoàn lật cánh - Diễn biến chiến trường quá nhanh, vượt quá sức tưởng tượng - Ảnh 1.

Tác giả Nguyễn Vũ Điền - Nhập ngũ năm 1978 khi đang học tại trường ĐHTH, Hà Nội. Nguyên chiến sĩ D6, E174, Sư đoàn 5, Mặt trận 479; nguyên giáo viên Trường Sĩ quan Tăng-Thiết giáp; nguyên Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Sơn La.

Nhưng, khi nhận lệnh thì không một ai chần chừ bởi diễn biến chiến trường xảy ra trong những ngày qua quá nhanh, vượt quá sức tưởng tượng của bất kỳ ai đã từng tham chiến.

Phnom Pênh đã giải phóng rồi, khí thế chiến thắng làm cho ai cũng cảm thấy phải khẩn trương được vào trận, giải phóng những thành phố, thị xã và những vùng đất còn lại.

Anh em công binh Quân Khu và Sư đoàn vô cùng phấn khởi, không quản ngày đêm, lại ngược xuôi đưa hàng trăm lượt thuyền máy qua sông. Còn lính tráng thì cảm thấy vui, phấn khích và quên đi mọi gian lao vất vả.

Hôm ngược trở lại bên này sông, chúng tôi không phải đi đêm nữa mà lên thuyền giữa ban ngày. Hàng chục chiếc thuyền lướt sóng giữa dòng Mê Công như đi du lịch chứ không có cảm giác căng thẳng như hôm trước.

Dòng sông mênh mang, những tia nước bay lên hắt vào mặt, mát rượi. Ngồi trên thuyền, tôi vợt nước lên rửa mặt, những giọt nước trong xanh thấm vào da thịt làm cho tôi thấy vô cùng sảng khoái.

Sang đến bờ đông thì xe của Sư đoàn đã chờ sẵn. Cả đoàn xe hàng trăm chiếc, nối đuôi nhau chở đầy ắp lính ngược về hướng đông. Thấp thoáng ven đường là những rừng cao su bạt ngàn lùi dần về phía sau.

Chiến trường K: Kỳ tích đưa một sư đoàn lật cánh - Diễn biến chiến trường quá nhanh, vượt quá sức tưởng tượng - Ảnh 2.

Các đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam trên chiến trường K.

Chỉ mấy ngày trước thôi, bộ đội ta đã phải hy sinh, tổn thất rất nhiều khi phải giằng giật với lính Pốt từng mét đất trong những cánh rừng này, giờ đứng trên xe quay ngược lại những địa danh quen thuộc, có cảm giác như chiến tranh đã kết thúc và chúng tôi đang trở về đất mẹ, trở về Tổ quốc Việt Nam thân yêu.

TIN LIÊN QUAN
  • Chiến trường K: Chiến dịch Oudong - Nhiệm vụ bí mật của quân tình nguyện Việt Nam

  • Chiến trường K: Thành phố chết Kratie ghê rợn và trận đụng độ với... 2 con voi của lính tình nguyện Việt Nam

  • Chiến trường K: Sống rồi, sắp được về với mẹ rồi... nhưng địch đang chờ ở những cánh rừng phía Tây!

Đến ngã ba Senoul, đoàn xe không đi thẳng mà rẽ phải và tiếp tục đi trong những rừng cao su bất tận. Ngược hướng với đoàn xe chở bộ đội Việt Nam vẫn là dòng người đen đúa, nhếch nhác, những chiếc xe bò đôi kẽo kẹt lê lết trên đường.

Người dân Campuchia đang trở về quê sau bao năm phải trốn lủi để thoát khỏi bàn tay của bọn đao phủ Pôn Pốt. Những nụ cười rạng rỡ trên những khuôn mặt hốc hác, những đôi mắt trũng sâu nhưng chan chứa niềm vui, những bàn tay gầy guộc ríu rít giơ lên vẫy chào bộ đội khiến chúng tôi vô cùng cảm động.

Chiều muộn, chúng tôi về đến bờ đông Kongpong Chàm. Cả đoàn xe dài hàng mấy km dừng lại chờ đến lượt qua phà. Rất nhiều đơn vị cũng phải dừng lại chờ đợi như chúng tôi. Trong cánh rừng cao su ven đường, võng mắc dày đặc.

Lính tráng vừa trải qua những ngày hành quân vất vả và những trận đánh triền miên, giờ được nghỉ là tranh thủ ngủ, lấy sức để chuẩn bị cho những ngày tác chiến sắp tới.

Bên kia sông là thị xã Kongpong Cham mới được giải phóng. Nhà cửa, phố xá, và quang cảnh bộ đội đi lại tấp nập khiến những thằng lính không khỏi tò mò, muốn được sang ngay để biết cái thị xã này như thế nào.

Nhưng quân đông như trẩy hội, sang đó rồi lạc, biết đâu mà tìm. Hơn nữa, kỷ luật chiến trường rất nghiêm, chớ có láo nháo, đành vạ vật chờ đợi.

Tối vẫn chưa đến lượt sang sông. Chúng tôi ăn uống qua quýt bằng cơm sấy mang theo, rồi ngủ vạ vật ngay trên đường nhựa, cạnh những chiếc xe vận tải.

Chẳng tìm được chỗ nào mắc võng nên tôi đành mở ba lô, lấy võng trải ngay xuống nền đường nhựa, phía sau một chiếc xe tải, rồi gối đầu lên ba lô, súng AK đặt bên sườn và thiếp đi, mặc tiếng súng, tiếng pháo vẫn nổ ì ầm xa xa phía bên kia sông...

Chiến trường K: Kỳ tích đưa một sư đoàn lật cánh - Diễn biến chiến trường quá nhanh, vượt quá sức tưởng tượng - Ảnh 4.

Các đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam trên chiến trường Campuchia

Những cuộc gặp chớp nhoáng

Sáng hôm sau, đơn vị xuống phà sớm. Vẫn là dòng Mê Công hôm nào, nhưng đây là hạ nguồn, thuộc địa phận tỉnh Kongpong Cham.

Thay vì sang sông trên những chiếc thuyền nhỏ, lắp máy cole như bữa trước, lần này bộ đội sang sông bằng phà. Những chiếc phà lớn chở đầy ắp bộ đội với vũ khí, trang bị, xe máy lũ lượt qua bờ.

Ngay sát mép nước bên bờ tây, những xác người chết bị sóng đánh dạt vào bờ nổi dập dềnh, những khuôn mặt biến dạng, ruồi nhặng bu đen, mùi xác thối ngâm nước lâu ngày bốc lên khăm khẳm.

Trước khi rút chạy, bọn lính Polpot đã bắn những người dân sống bằng nghề chài lưới ven sông để cướp thuyền của họ rút chạy trước khi ta đánh chiếm bến phà này.

Cạnh bến phà, ngay bên phải đường dẫn xuống phà có một kho thóc lớn, dễ đến hàng ngàn tấn bị bọn Pốt đốt trước khi rút chạy đang cháy dở, khói bốc lên cao ngút.

Sau này, khi nhắc đến bến phà Kongpong Cham, không một người lính nào qua đây trong những ngày này không nhớ đến hình ảnh kho thóc đang cháy, bởi nó cháy rất lâu, cứ nghi ngút như vậy hàng tháng trời mới hết.

Bên này sông còn nhiều bộ đội hơn bờ bên kia. Cơ man là súng pháo, cơ man là xe tăng, xe thiết giáp, cơ man là người. Những tiếng gọi í ới, những bước chân hối hả đi về các hướng, những chiếc xe tăng T-54, T-59, xe thiết giáp M.113 phủ đầy bụi chiến trường, trông thật oai phong, hùng dũng đỗ dọc các con đường trên bến.

Có những chiếc đang nổ máy, thỉnh thoảng lại tăng ga, phả ra những làn khói đen kịt ở phía đuôi. Những đoàn xe chở vũ khí, súng đạn và lương thực phủ bạt đỗ thành hàng dài khắp các con đường đầu thị xã Kongpong Cham.

Quân đi như nêm. Lính Quân đoàn 3, Quân đoàn 4, Quân khu 7, Bộ đội biên phòng, Thanh niên Xung phong...người nói giọng Nam, kẻ nói tiếng Bắc.

Quần áo mỗi đơn vị một màu, những miếng vải đeo trên vai áo ký hiệu đơn vị mỗi người một kiểu, người màu vàng, kẻ màu đỏ…tất cả trộn vào nhau, tất cả đều hối hả mang vác súng ống, vũ khí đi theo nhiều hướng, cứ đan chéo vào nhau, tấp nập. Khói bụi, âm thanh hỗn tạp, không thể phân biệt được ai ở đâu, thuộc đơn vị nào.

Thấy một chàng lính đeo miếng vài màu vàng trên vai áo, đi cùng chiều, tôi hỏi với sang:

- Cậu ở đơn vị nào?

Một giọng Nghệ An đặc sệt trả lời.

- Sư 10.

- Sư 10 thuộc quân đoàn nào? Tôi hỏi tiếp.

- Quân đoàn 3 ông ơi. Mà ông ở đơn vị nào?

- Tôi Sư 5, Quân khu 7.

Chỉ thế thôi, rồi hai thằng bắt tay nhau, đi về hai hướng. Chiến tranh lôi những thằng thanh niên trai tráng như chúng tôi vào trận, và rồi chiến tranh đẩy chúng tôi đi theo các hướng khác nhau. Mãi mãi tôi không biết cậu ta sau này đi đâu, về đâu, số phận ra sao. Và cậu ta cũng chẳng hiểu những năm tháng tiếp theo của tôi sẽ như thế nào.

Chiến trường K: Kỳ tích đưa một sư đoàn lật cánh - Diễn biến chiến trường quá nhanh, vượt quá sức tưởng tượng - Ảnh 5.

Tác giả Nguyễn Vũ Điền về thăm lại chiến trường xưa.

Đập tan những cái chốt phòng ngự của lính Polpot như lấy gạch đập ruồi

Chẳng được vào để biết đường ngang, ngõ dọc của thị xã Kongpong Cham như thế nào, nghe mệnh lệnh tập hợp, chúng tôi lại lục tục lên xe tiếp tục hành trình.

Đội hình hành quân của toàn Sư đoàn, với xe tăng, xe thiết giáp của Trung đoàn 26 dẫn đầu hành tiến theo Quốc lộ 6. Tiếng động cơ của cả đoàn xe trộn lẫn tiếng gió rít bên tai ào ào, trên đầu trời vẫn xanh vời vợi, không một gợn mây.

Qua thị xã Kongpong Thom, đoàn xe tiếp tục hướng lên Seam Riep. Thỉnh thoảng, đoàn xe lại dừng lại, bộ đội xuống xe tìm chỗ ẩn nấp vì phía trước gặp địch. Tuy nhiên, đó chỉ là những toán địch lẻ tẻ, nổ vài phát súng về phía ta rồi bỏ chạy vào rừng.

Các đơn vị đi đầu vừa hành tiến, vừa nổ súng thị uy để bọn chúng khiếp sợ chứ biết chúng chạy phương nào mà bắn.

TIN LIÊN QUAN
  • Tướng Nguyễn Chuông: "Chờ xe tăng lên đã!" - Quyết định không dễ dàng nhưng chính xác

  • Tình huống hy hữu trên đường xuất kích của xe tăng VN: Trúng mìn - Số "đen" thì phải chịu!

  • Lính xe tăng lái "mò" cả đêm để đúng giờ xuất kích: Trận mở màn cho Hành trình đến Dinh Độc Lập

Tuy nhiên, từ thị xã Seam Riep lên hướng Sisophon thì những ổ đề kháng của địch nhiều hơn. Trong lúc rút chạy, Pốt để lại những toán khoảng vài ba chục tên, chốt giữ những khu vực trọng yếu nhằm quấy rối, làm chậm tốc độ tiến công của ta.

Với lực lượng đi đầu là xe tăng và xe thiết giáp thì việc đập tan những cái chốt này giống như lấy gạch đập ruồi. Chúng tôi ngồi xuống vệ đường, hút thuốc lá, nhìn bộ phận đi đầu nổ súng, xem hai bên bắn nhau như đi xem kịch.

Tiếng đạn pháo 100 ly của xe tăng T-54, tiếng đạn cối, tiếng ĐKZ và súng 12,7 ly, đại liên PKT của các phân đội thiết giáp và bộ binh đi đầu bắn áp đảo. Chỉ đùng đoàng một lát là các điểm chốt của chúng nhanh chóng tan rã, đoàn xe lại tiếp tục lên đường.

Ngày tiếp theo, khi đầu đội hình hành quân tiếp cận cầu Sisophon, một ổ đề kháng của địch từ bên kia cầu dựa vào công sự được đắp nổi ngay ven đường nổ súng ngăn chặn quyết liệt.

Tiểu đoàn xe tăng dẫn đầu nhanh chóng triển khai đội hình chiến đấu. Những chiếc xe tăng rời mặt lộ, lợi dụng các cánh rừng ven đường, hình thành thế thế gọng kìm, tiến công địch từ bên sườn.

Lực lượng bộ binh chiếm lĩnh hai bên mặt đường nổ súng quyết liệt. Tôi đã thấy súng 12,7 ly bắn bộ binh khá nhiều, nhưng lần đầu tiên nhìn thấy hai khẩu cao xạ 37 ly hạ nòng bắn bộ binh, uy lực khủng khiếp thật, cứ " ùng ùng, ùng ùng...", viên đạn bay đi thẳng căng, đỏ lừ rồi cháy rực phía mục tiêu, nhìn đã thật.

Trận chiến chỉ diễn ra chừng mươi phút. Bọn địch bị tiêu diệt gần hết. Mấy thằng địch chết, xác cháy xém với đủ tư thế trên mặt chiến hào, vài ba tên sống sót biến vào rừng. Đoàn quân lại tiếp tục tiến lên.

Chiến trường K: Kỳ tích đưa một sư đoàn lật cánh - Diễn biến chiến trường quá nhanh, vượt quá sức tưởng tượng - Ảnh 7.

Quân tình nguyện Việt Nam chuẩn bị rút quân khỏi Campuchia. Ảnh: AFP

***

Phải mất đúng 5 ngày kể từ hôm rời Kratie, ngày 13/01/1979, Sư đoàn mới chiếm được Sisophon, một thị xã lớn và có vị trí hết sức quan trọng về quân sự ở Tây Bắc Campuchia.

Từ Sisophon, theo Quốc lộ số 5, xuôi về hướng Nam là thị xã Battamboong rồi nối với Pailin bằng Quốc lộ 57. Từ Sisophon, ngược lên phía Bắc, theo Quốc lộ 56 là đến Svai Chek, Thmo' Puok, hai thị trấn nhỏ chạy dọc biên giới phía Tây Bắc Campuchia.

Từ Sisophon, đi tiếp Quốc lộ số 5 về hường Tây khoảng 50 km là đến cửa khẩu Pôi Pét, Cửa khẩu Quốc tế lớn nhất nối Campuchia với Thái lan.

Tôi muốn nhấn mạnh đến vị trí của Sisophon như vậy là vì từ tháng giêng năm 1979 đến khi Sư đoàn 5 hoàn thành nhiệm vụ, rút quân về nước năm 1989, nơi đây chính là đại bản doanh và cũng là hướng tác chiến chính của Sư đoàn.

  • Nga "tặng không" xe thiết giáp nâng cấp cho quốc gia láng giềng

  • Thiếu tướng Hoàng Kiền kể về những kỷ niệm không thể nào quên với Đại tướng Lê Đức Anh

  • Nga "chơi ngông": Phá hủy toàn bộ lô tên lửa S-400 bán cho Trung Quốc, đền hẳn lô mới!

Những địa danh được nhắc đến quanh Sisophon cũng là những địa danh mang đầy kỷ niệm của những người lính Sư Đoàn 5 trong suốt những năm tháng sống và chiến đấu tại chiến trường Campuchia đầy hy sinh và gian khổ này.

Theo sự phân công của trung đoàn, các đơn vị triển khai đội hình phòng ngự, sẵn sàng đánh địch phản kích. Tiểu đoàn 6 được giao án ngữ phía tây thị trấn, ngay trên đường tàu nối Battamboong với Pôi Pét, cửa khẩu quốc tế Campuchia - Thái Lan.

Cuộc hành quân lật cánh của Sư đoàn đã hoàn thành một cách suôn sẻ, nhưng những cuộc chiến đấu gian nan, vất vả, hy sinh của chúng tôi mới chuẩn bị bắt đầu.

Australia sắp triển khai máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler: Công - thủ toàn diện

Australia sắp triển khai máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler
Australia sắp triển khai máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler
Australia vừa công bố hoàn thành đánh giá năng lực hoạt động ban đầu IOC đối với phi đội EA-18G Growler trong biên chế, đánh dấu việc nước này có thể sớm triển khai dòng máy bay tác chiến điện tử hiện đại này.

Tư lệnh Không quân Hoàng gia Australia Leo Davies khẳng định, kết quả này phản ánh trình độ của lực lượng không quân Australia sau một thời gian ngắn huấn luyện đã làm chủ được khí tài.

Chương trình IOC kiểm tra khả năng ban đầu trong hoạt động tác chiến và đảm bảo hậu cần, kỹ thuật của một phi đội thực hiện nhiệm vụ. Không quân Hoàng gia Australia nhận chiếc EA-18G Growler đầu tiên vào tháng 3-2017.

Máy bay EA-18G Growler là một phiên bản của máy bay tiêm kích F/A-18 Super Hornet. Máy bay bắt đầu sản xuất vào năm 2007 và đưa vào hoạt động từ cuối năm 2009 để thay thế Northrop Grumman EA-6B Prowler trong Hải quân Mỹ từ những năm đầu 1970.

Máy bay EA-18G Growler trang bị các hệ thống gây nhiễu chiến thuật AN/ALQ-99 và AN/ALQ-218 cùng nhiều thiết bị điện tử tân tiến.

Ngoài ra, nó còn có khả năng trang bị tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder hoặc AIM-120 AMRAAM và tên lửa chống bức xạ AGM-88 HARM hoặc các dòng bom dẫn đường hiện đại. Chính vì vậy, máy bay EA-18G Growler được coi là mẫu máy bay công-thủ toàn diện.

Nhờ được phát triển từ máy bay F/A-18 Super Hornet nên máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler sở hữu nhiều tính năng vượt trội như tốc độ tối đa 1.900km/h, tầm hoạt động 2.300km, có nhiều mấu treo, hình dáng khí động, khả năng cơ động cao...

  • Nga "tặng không" xe thiết giáp nâng cấp cho quốc gia láng giềng

  • Nga "chơi ngông": Phá hủy toàn bộ lô tên lửa S-400 bán cho Trung Quốc, đền hẳn lô mới!

  • Triều Tiên thử tên lửa "Iskander": Cú tát trời giáng vào các cơ quan tình báo Mỹ?

Năm 2013, Australia ký hợp đồng mua 12 máy bay F/A-18E/F Super Hornet và 12 biến thể EA-18G Growler trị giá 3,7 tỷ USD. Thương vụ này đã hoàn tất vào tháng 7-2017.

Trong số 12 máy bay EA-18G Growler, Không quân Hoàng gia Australia hiện chỉ còn 11 chiếc bởi 1 chiếc bị nạn tại Mỹ vào cuối tháng 1-2018.

Hiện lực lượng này đang có 2 lựa chọn để bù đắp cho khoảng trống của chiếc EA-18G Growler thứ 12: một là cải tiến từ một máy bay F/A-18E trong biên chế, hai là đặt mua mới.

Được biết, Australia là quốc gia duy nhất ngoài Mỹ đang sở hữu EA-18G Growler. Gần đây xuất hiện thêm thông tin Ba Lan sẽ là khách hàng tiếp theo mua máy bay EA-18G Growler. Tuy nhiên, số lượng máy bay cụ thể và giá trị hợp đồng sẽ được hai bên thảo luận trong thời gian tới.

Siêu tên lửa Rampage Israel thậm chí còn không qua nổi hệ thống phòng không Liên Xô!

Siêu tên lửa Rampage Israel thậm chí còn không qua nổi hệ thống phòng không Liên Xô!
Siêu tên lửa Rampage Israel thậm chí còn không qua nổi hệ thống phòng không Liên Xô!
Căn cứ vào những gì đã diễn ra, tạm thời có thể kết luận rằng vẫn còn quá sớm để đưa ra câu trả lời chính xác về tính hiệu quả của tên lửa Rampage mà Israel đang trang bị.

Rampage - "Sát thủ diệt Pantsir"?

Thời gian gần đây, các phương tiện truyền thông khắp thế giới bắt đầu lan tỏa thông tin về việc Israel thử nghiệm các tên lửa tối tân Rampage ở Syria.

Ngày 13/4, Không quân Israel, từ không phận của Li-băng, đã thực hiện cuộc tấn công nhằm vào tỉnh Hama, mà trực tiếp là thành phố Masiaf. Cách không xa khu dân cư này có nhiều căn cứ thuộc các tổ chức của Iran và có liên hệ với Iran.

Theo một vài thông tin, ở đây có nhà máy sản xuất tên lửa. Những tên lửa của Israel phải thực hiện cuộc tấn công nhằm vào chính nhà máy này, cũng như các kho vũ khí.

Rất khó có thể đánh giá cuộc tấn công này của Quân đội Israel đã thành công tới mức nào. Người Israel không thông tin về kết quả, nhưng các nguồn tin khác thì đưa ra nhiều thông tin.

Một vài phương tiện truyền thông cánh tả của Syria thông báo về những thiệt hại to lớn, trong khi các binh lính Syria có mặt cách không xa cuộc tấn công, lại đưa ra con số thiệt hại tối thiểu, căn cứ vào số lượng lớn các tên lửa được phóng ra.

Sự đặc biệt của Rampage ở chỗ, không hiểu tại sao nó lại được người ta gán cho tên gọi là "sát thủ diệt Pantsir". Có lẽ, tên gọi này được hiểu rằng các tổ hợp của Nga là mục tiêu dễ bị chúng tiêu diệt nhất.

Siêu tên lửa Rampage Israel thậm chí còn không qua nổi hệ thống phòng không Liên Xô! - Ảnh 1.

Tiêm kích F-16 phóng tên lửa dẫn đường Maverick. Ảnh: Raytheon

Trong cuộc nói chuyện với chuyên gia quân sự Alexei Leonkov do phóng viên Svpressa.ru (Nga) thực hiện, chuyên gia này tuyên bố rằng, không có bằng chứng thuyết phục cho việc đặt tên này.

Bản chất là ở chỗ, Rampage, về nguyên lý được chế tạo để thực hiện những chức năng hoàn toàn khác, còn đối với Pantsir thì phải sử dụng các loại đạn điều khiển, mà chuyên gia này nhắc tới một trong số đó là tên lửa cho tổ hợp chống tăng vác vai Spike đang được người Israel sử dụng.

Liên quan tới những mối đe dọa đối với S-300, ông Leonkov nói rằng hiện nay quân đội Israel khó mà có đủ dữ liệu về khả năng hoạt động của các tổ hợp do Nga sản xuất, từ đó Israel không thể chế tạo được quả tên lửa "hoàn hảo" để chống lại S-300.

Vấn đề ở chỗ, những tổ hợp mà quân đội Israel có cơ hội nghiên cứu tại Síp và Ukraine khác nhiều so với những phiên bản hiện đại. Theo lời chuyên gia này, hiện nay các tổ hợp tên lửa phòng không của Nga ngay từ đầu đã được chế tạo theo kiểu có thể nhanh chóng nâng cấp. Cho nên Israel gần như không rõ về những tổ hợp của Nga ở Syria.

Bên cạnh đó, chuyên gia này nhấn mạnh rằng, trong thời gian gần đây, Tel-Aviv tăng cường mạnh mẽ hoạt động tuyên truyền ý tưởng về ưu thế vũ khí của mình trước Nga. Đương nhiên, đó là cách hiểu sai lầm về sự đối đầu của khí tài hai nước.

Ông Leonkov cho rằng, về nguyên tắc, cơ hội tiêu diệt S-300 của Israel là không phải không có, nhưng chỉ trong trường hợp tổ hợp này được vận hành bởi một ê kíp được huấn luyện kém.

Trong tương lai, những tổ hợp S-300 được bàn giao cho Syria sẽ do binh lính Syria trực tiếp vận hành. Vậy khi đó Israel sẽ thử tấn công các tổ hợp của Nga. Và nếu như chiến dịch này mang lại thành công, thì Tel-Aviv sẽ loan tin khắp thế giới và coi đó như một thành tựu vĩ đại.

Những rủi ro này là có – chuyên gia này nhắc tới hai tổ hợp Pantsir từng bị quân đội Israel tiêu diệt. Trong cả hai trường hợp, theo chuyên gia Leonkov cho biết, binh lính Syria đã vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực an toàn và vận hành những tổ hợp này. Ông cũng nhắc lại câu chuyện liên quan tới chiếc T-90 bị bắn hạ do cửa nóc không được đóng xuống.

Vì thế, hệ thống phòng vệ "Shtora" đã không hoạt động. Một câu hỏi đặt ra – tại sao chiếc xe tăng của Syria lại mở cửa nóc khi di chuyển trong vùng nguy hiểm? Cho nên vấn đề chính của khí tài Nga tại Syria – đó là các khẩu đội không biết cách vận hành do được huấn luyện kém.

Siêu tên lửa Rampage Israel thậm chí còn không qua nổi hệ thống phòng không  Liên Xô! - Ảnh 2.

Hiện trường vụ tấn công các tòa nhà tại Khu Công nghiệp Shaykh Najjar ở Aleppo, Syria bằng bom GBU-39 của tiêm kích Israel. Ảnh: ISI

Phòng không "cổ lỗ" của QĐ Syria cũng đủ sức chế ngự Rampage

Nhiều chuyên gia quân sự khác của Nga cho rằng Rampage không phải là tên lửa hiệu quả và các hệ thống phòng không "cổ lỗ" được chế tạo từ thời Liên Xô của quân đội Syria bố trí ở khu vực bị Rampage tấn công cũng có thể "giải quyết" được nó. 6 trong số 10 quả tên lửa đã bị bắn rơi, nghĩa là hiệu quả chỉ đạt mức 40%, một chỉ số đáng hổ thẹn đối với tên lửa siêu hiện đại.

Tuy nhiên, các tên lửa Rampage cũng đã thực hiện được những cuộc tấn công gây hủy diệt. Thứ nhất, kể cả giới chức Damascus cũng không phủ nhận cuộc tấn công và các hư hại mà chúng gây ra cho những căn cứ ở đây. Thực ra, người ta đã nêu rõ những mục tiêu bị tấn công là của quân đội Syria, chứ không phải Iran.

Thứ hai, công ty do thám ImageSat International của Israel đã công bố các bức ảnh khẳng định rằng một vài tòa nhà ở Masiaf đúng là đã bị hư hại.

TIN LIÊN QUAN
  • MiG-21 Ấn Độ bắn rơi F-16 Pakistan: Israel sắp công bố thông tin khiến Mỹ "lạnh người"?

  • Nga "chơi ngông": Phá hủy toàn bộ lô tên lửa S-400 bán cho Trung Quốc, đền hẳn lô mới!

  • Tên lửa Nga bay tới tấp ngoài khơi Syria, nghênh đón tàu sân bay Mỹ tiến vào Địa Trung Hải

Căn cứ vào những gì đã đề cập, có thể đi tới kết luận rằng, tạm thời vẫn còn sớm để đưa ra đáp án về tính hiệu quả của Rampage và hạ thấp mối nguy hiểm do tên lửa này có thể gây ra. Tuy nhiên, đối với S-300 và S-400 thì chúng khó có thể là mối hiểm họa to lớn.

Thứ nhất, Tel-Aviv không dám trực tiếp đối đầu với Nga trong mọi tình huống. Và về phương diện quân sự, so sánh Nga và Israel là điều vô nghĩa – đây hoàn toàn là hai "hạng cân" khác nhau.

Thứ hai, nếu như đúng là Israel đang sở hữu những tên lửa đặc biệt có khả năng chống lại các hệ thống phòng không do Nga chế tạo, thì họ đã không phải quá bận tâm tới việc S-300 được chuyển giao cho quân đội Syria.

Nên nhớ, khi thông báo về việc các tổ hợp này sẽ được chuyển giao cho Syria sau sự kiện chiếc Il-20 bị bắn rơi, Israel đã làm ầm lên – các chính khách của họ đã dùng mọi cách để thuyết phục Nga không làm điều đó.

Đương nhiên, đó là do tiềm lực giới hạn của quân đội Israel trong việc chống lại các tổ hợp phòng không phiên bản mới nâng cấp do Nga sản xuất.

PK Syria đáp trả vụ tấn công tên lửa của Israel ngày 21/1/2019

Thiếu tướng Hoàng Kiền kể về những kỷ niệm không thể nào quên với Đại tướng Lê Đức Anh

Đến bây giờ, qua những gì được gặp, được biết, được chứng kiến, tôi vô cùng cảm phục và kính trọng bác Lê Đức Anh.

Tôi có gần 16 năm công tác tại Quân chủng Hải quân, gần 10 gắn bó với Quần đảo Trường Sa làm nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chủ quyền trên miền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Năm 1994, tôi là Trung tá - Trung đoàn trưởng - Trung đoàn CBHQ 83 trong đoàn đại biểu của Quân chủng Hải quân đi dự Đại hội thi đua quyết thắng toàn quân, được báo cáo trước Đại hội.

Giờ giải lao Đại tướng Lê Đức Anh - Chủ tịch nước, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đến bắt tay và nói chuyện với đoàn Hải quân. Đồng chí hỏi thăm tình hình xây dựng và bảo vệ Trường Sa từ sau sự kiện 14/3/1988, tôi rất vinh dự được báo cáo kết quả mà Trung đoàn Công binh 83 đã thực hiện, đơn vị đang đề nghị Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Chủ tịch hoan nghênh và căn dặn chúng tôi tập trung xây dựng về mọi mặt, cả lực lượng, vũ khí trang bị và công trình chiến đấu để bảo vệ vững chắc chủ quyền trên quần đảo Trường Sa, trước mắt giữ ổn định tình hình như hiện nay, không khiêu khích mắc mưu để đối phương tạo cớ lấn chiếm tiếp. Qua đó giúp chúng tôi nhận thức sâu sắc thêm nhiệm vụ và đối sách trên biển khu vực quần đảo Trường Sa.

  • CUỘC PHỎNG VẤN ĐẶC BIỆT Đại tướng Lê Đức Anh về vấn đề Campuchia

Năm 2008, trước Tết Nguyên đán, tôi đến trạm khách 66/BQP, gặp bác Lê Đức Anh đang ngồi xe có người đẩy đi dạo quanh sân nhà khách. Tôi đến chào và giới thiệu bản thân, kính chúc sức khỏe Đại tướng. Bác bắt tay vui vẻ hỏi chuyện, động viên tôi cố gắng công tác tốt.

Hôm đó, tôi biết mới rõ thêm là từ khi đang công tác qua các cương vị Tổng Tham mưu trưởng, Bộ trưởng Bộ quốc phòng, Chủ tịch nước cho đến lúc ấy, Đại tướng Lê Đức Anh vẫn ở nhà công vụ tại trạm khách của Bộ Quốc phòng đi cổng số 5 Hoàng Diệu. Tôi cùng đẩy xe vào thăm nơi bác ở, vô cùng xúc động và ngạc nhiên , vì nơi ở của một vị nguyên thủ quốc gia, nguyên là chủ tịch của một nước trong nhà công vụ với bàn ghế làm việc đơn sơ, giản dị.

Khi thành phố Hà Nội có kế hoạch thu lại một số công trình khu vực trạm khách của Bộ quốc phòng nằm trong khu di tích Thành Hoàng Diệu, Bộ quốc phòng đã xây một ngôi nhà cạnh hồ Tây, nhưng Đại tướng không ở. Đại tướng nói là đã được nhà nước cấp nhà cho tại Thành phố Hồ Chí Minh rồi, sau này trả lại nhà công vụ này vào đó ở chứ không nhận nhà mới nữa.

Năm 2017, anh Lê Mạnh Hà con trai Đại tướng Lê Đức Anh đón chúng tôi tại đây, khi bác đang nằm viện, tất cả đều có chung cảm tưởng về trang bị nơi ở của bác trong những năm công tác tại Thủ đô, thật giản dị.

Thiếu tướng Hoàng Kiền kể về những kỷ niệm không thể nào quên với Đại tướng Lê Đức Anh - Ảnh 2.

Đại tướng Phạm Văn Trà đã từng kể cho tôi nghe rất nhiều về Đại tướng Lê Đức Anh với sự ca ngợi và kính trọng.

Sau chiến dịch Mậu Thân năm 1968, địch phản công càn quét, tình hình chiến trường nói chung, Nam Bộ nói riêng vô cùng khó khăn, không bảo đảm được các mặt. Trên chỉ đạo tạm thời giải tán các đơn vị chủ lực. Đồng chí Lê Đức Anh - khi ấy là Tư lệnh QK9 nghiên cứu và quyết định không giải tán, trong đó có Trung đoàn do đồng chí Phạm Văn Trà làm Trung đoàn trưởng, mà chia nhỏ ra ẩn vào dân, vẫn giữ được lực lượng sau nhanh chóng củng cố lại. Với quyết tâm như vậy, năm 1974, Đại tá Lê Đức Anh được thăng quân hàm vượt cấp lên Trung tướng.

Khi chúng ta học tập Liên Xô, thực hiện chế độ bỏ đảng uỷ, bỏ chính uỷ chính trị viên mà chỉ có Hội đồng chính trị..., đại diện của Bộ Quốc phòng sang Campuchia truyền đạt với đồng chí Lê Đức Anh để triển khai. Đồng chí yêu cầu phái viên về ngay, báo cáo lại là mặt trận Campuchia xin không thực hiện, nếu thực hiện như vậy quân đội làm sao chiến đấu được. Đồng chí đã đúng. Sau đó đồng chí được bổ nhiệm làm Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, rồi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và năm 1992 được bầu làm Chủ tịch Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị đồng ý chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh. Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, là người cuối cùng trong Bộ Tư lệnh chiến dịch 8 người ngày ấy ra đi.

Thiếu tướng Hoàng Kiền kể về những kỷ niệm không thể nào quên với Đại tướng Lê Đức Anh - Ảnh 3.

Trung tướng Trần Văn Trà - Tư lệnh Bộ chỉ huy miền (người đang chỉ tay trên bản đồ) và Tham mưu trưởng Lê Đức Anh (người ngồi bên phải Trung tướng Trần Văn Trà) trong cuộc họp Bộ chỉ huy miền tại Căn cứ Lộc Ninh (Bình Phước) năm 1972.

Tôi đã gặp Đại tá Khuất Biên Hoà, người làm thư ký cho Đại tướng Lê Đức Anh 7 năm, và được nghe nói khá nhiều về Đại tướng. Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc do Trung Quốc gây ra, sau 1 tháng, họ tuyên bố rút quân, nhưng xung đột vũ trang và căng thẳng trên toàn tuyến biên giới vẫn tiếp diễn trong suốt 10 năm, gây rất nhiều khó khăn và tổn thất cho Việt Nam.

Về quân sự, Việt Nam khi ấy phải duy trì tới 10 quân đoàn gồm các quân đoàn chủ lực trực thuộc Bộ và các quân đoàn mới trực thuộc quân khu. Các quân đoàn 1,2,3,4 từ trước năm 1975, các quân đoàn mới thành lập gồm: 5, 6, 7, 14, 26, 29 đã hoàn chỉnh, quân đoàn 10 đang triển khai thì dừng lại.

Đại tướng Lê Đức Anh đã nghiên cứu và đề xuất với Bộ Chính trị rút bớt lực lượng chính quy về phía sau, giảm quân số thường trực và đàm phán bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.

Bộ Chính trị đã cử Đại tướng làm phái viên sang gặp lãnh đạo của Trung Quốc bàn về vấn đề bình thường hoá quan hệ hai nước. Cuộc hội đàm giữa Đại tướng Lê Đức Anh với Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đã diễn ra năm 1991 và thành công tốt đẹp. Tôi được đọc toàn văn cuộc hội đàm này do Đại tá Khuất Biên Hoà trích từ hồi kí của Đại tướng Lê Đức Anh gửi cho, thật khâm phục phương pháp tiếp cận, bản lĩnh, trí tuệ, tài năng của Đại tướng trong hội đàm.

Tiếp theo có cuộc gặp cấp cao giữa lãnh đạo hai nước. Năm 1992 quan hệ ngoại giao giữa hai nước được bình thường hoá hoàn toàn.

Thiếu tướng Hoàng Kiền kể về những kỷ niệm không thể nào quên với Đại tướng Lê Đức Anh - Ảnh 4.

Qua tài liệu giải mã của CIA về sự kiện Gạc Ma, Trung Quốc đổ vấy cho Việt Nam là nổ súng trước, họ đã đổi trắng thay đen, vu cáo Việt Nam, tạo cái cớ để đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam. Âm mưu của Trung Quốc đánh chiếm cả ba bãi đá ngầm, còn gọi là đảo chìm: Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao. Họ đã bắn chìm hai tàu vận tải tại Gạc Ma và Len Đao, bắn cháy tàu đổ bộ tại Cô Lin.

Thiếu tướng Hoàng Kiền kể về những kỷ niệm không thể nào quên với Đại tướng Lê Đức Anh - Ảnh 5.

Chú thích: Đại tướng Lê Đức Anh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tại lễ mittinh kỷ niệm 33 năm Ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam tại Trường Sa tháng 5-1988 - Ảnh: NGUYỄN VIẾT THÁI

Dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Đại tướng Lê Đức Anh - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và sự chỉ huy trực tiếp của Phó đô đốc - Tư lệnh Hải quân Giáp Văn Cương, chúng ta giữ được Cô Lin và Len Đao, không để Trung Quốc tạo cớ lấn tới. Đây là thành công trong điều kiện tương quan lực lượng hai bên khi ấy bất lợi cho Việt Nam.

Sau sự kiện Gạc Ma 14/3/1988, Đại tướng Lê Đức Anh ra  ngay kiểm tra chỉ đạo mọi mặt bảo vệ quần đảo Trường Sa. Ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên ra Trường Sa.

Ngày 7/5/1988, trong lễ kỉ niệm 33 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam, tại đảo Trường Sa, ông đã đọc lời thề: "Chúng ta xin thề trước hương hồn của tổ tiên ta, trước hương hồn của cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, xin hứa với đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau 'Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu của chúng ta.'"

Trước Tết Nguyên đán Kỉ Hợi 2019, tôi liên lạc với  anh Lê Mạnh Hà, con trai Đại tướng Lê Đức Anh, bạn học cùng khóa với tôi tại Học viện Kỹ thuật Quân sự để anh Hà đón tôi vào thăm Đại tướng. Khi ấy, bác nằm điều trị tại khoa A11/ Bệnh viện 108. Tôi nói to bác vẫn nghe được. Tôi chúc thọ bác sắp bước sang tuổi 100. Bác nắm chặt tay tôi, tôi gửi thiếp chúc mừng năm mới, bác vẫn cầm giơ lên đọc rồi cười.

Hôm nay Đại tướng Lê Đức Anh đã ra đi mãi mãi. Với lòng kính trọng và tiếc thương vô hạn, tôi xin viết những cảm nhận của mình về Đại tướng. Đến bây giờ, qua những gì được gặp, được biết, được chứng kiến, tôi vô cùng cảm phục và kính trọng bác Lê Đức Anh.

Thật khâm phục bản lĩnh, trí tuệ, tài năng về Quân sự - Chính trị - Ngoại giao của Đại tướng Lê Đức Anh.

Thiếu tướng Hoàng Kiền kể về những kỷ niệm không thể nào quên với Đại tướng Lê Đức Anh - Ảnh 6.

Xe T-55 bị phá hủy đáng kinh ngạc ở Libya, nòng pháo xé tan thành mảnh

Xe T-55 bị phá hủy đáng kinh ngạc ở Libya, nòng pháo xé tan thành mảnh
Xe T-55 bị phá hủy đáng kinh ngạc ở Libya, nòng pháo xé tan thành mảnh
Tài khoản phóng viên Mohamed Mansour thuộc trang Al Mayadeen News đăng tải 1 video, ghi lại cảnh một chiếc tăng T-55 thuộc lực lượng dân quân Chính phủ Hiệp thương Quốc gia (GNA) đang chiếm giữ thủ đô Libya, gánh chịu thiệt hại bất thường. Nòng pháo 100mm bị xé toạc thành mảnh.

Chưa có thông tin chính xác về tình huống xảy ra. Các nhà bình luận quân sự đưa ra nhiều giả thuyết như pháo trúng tên lửa chống tăng hay nòng pháo đã hết thời gian sử dụng và bị bào mòn lớn.

Nhưng đại đa số ý kiến cho rằng, các pháo thủ của xe đã sử dụng loại đạn hết niên hạn sử dụng và có chất lượng bảo quản rất thấp. Không có thông tin về thương vong của kíp xe.

Lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) của nguyên soái Hafsar tuyên bố, họ thu được 2 xe tăng của GNA. Một trong số đó là T-62, một khẩu pháo tự hành 155mm Palmaria do Ý sản xuất.

Theo bức ảnh chụp của tài khoản Mohamed Mansour , khi lực lượng LNA tiến công trên hướng làng Zatarna, phía tây bắc thị trấn Tarhona, đã thu chiến lợi phẩm 2 xe tăng của GNA và một chiếc máy ủi. Dường như chiếc T-62 khi cơ động bị sa lầy, kíp xe không kéo lên được đã quyết định bỏ xe khi binh sĩ LNA tràn đến.

Xe T-55 bị phá hủy đáng kinh ngạc ở Libya, nòng pháo xé tan thành mảnh - Ảnh 1.

Chiếc xe tăng T-62 của GNA bị thu chiến lợi phẩm cùng 1 xe tăng khác và 1 máy ủi đất gần Tripoli. Ảnh: Mohamed Mansour.

Những chiếc xe tăng ở quốc gia này được sử đổi chút ít, trên tháp pháo xuất hiện tấm lá chắn thép, che cho xạ thủ súng DShK 12,7mm.

  • Libya: GNA "tử thủ", bắn hạ máy bay, chặn đứng quân của tướng Haftar tại cửa ngõ Tripoli

Ngoài ra, theo video của tài khoản phóng viên Mohamed Mansour , lực lượng LNA cũng điều động một số xe tăng Т-62 từ hậu phương lên chiến tuyến Tripoli.

Trong giai đoạn hiện nay, các lực lượng quân sự LNA và GNA sử dụng chủ yếu là tăng T-55. Những chiếc tăng T-72 hiện đại hơn bị tổn thất nặng nề, hầu như bị phá hủy trong cuộc nội chiến năm 2011 và không còn nhiều.

Tăng T-62 trước đó được sử dụng ít hơn trong các trận chiến, hàng trăm xe được niêm cất trong các kho quân sự, đến lúc này được phá niêm và đưa vào chiến đấu. Cuộc chiến ở Libya lùi về giữa thế kỷ 20 với các loại vũ khí đã lão hóa, chủ yếu từ thời Liên Xô cũ.

Nga "tặng không" xe thiết giáp nâng cấp cho quốc gia láng giềng

Nga
Nga "tặng không" xe thiết giáp nâng cấp cho quốc gia láng giềng
Thời gian qua Nga rất tích cực thực hiện chính sách trao tặng vũ khí cũ cho các "quốc gia phên giậu" như một hành động nhằm củng cố tuyến phòng thủ từ xa.

Truyền thông Nga vừa đăng tải một số hình ảnh về lô hàng quân sự bao gồm 9 xe thiết giáp trinh sát BRDM-2M nâng cấp được nước này "cho không" Kyrgyzstan. Được biết đây là phiên bản BRDM-2M tương tự sản phẩm mà Nga tặng cho Lào, nhiều khả năng chúng có xuất xứ từ kho dự trữ chiến lược dưới thời Liên Xô.

Việc Quân đội Nga trao tặng vũ khí cho các quốc gia láng giềng thân thiết đã trở thành thông lệ trong vài năm gần đây, có thể ví dụ như trường hợp các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300PS, xe thiết giáp chở quân BTR-70M, hay xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B... được cho đi dưới dạng này.

Nga sẽ không phải chịu thiệt vì số vũ khí trên họ không có nhu cầu sử dụng, khi mang đi tặng đồng minh sẽ vừa tạo được tuyến phòng thủ từ xa, lại vừa tăng cường quan hệ đối tác chặt chẽ hơn với "hàng xóm".

Nga tặng không xe thiết giáp nâng cấp cho quốc gia láng giềng - Ảnh 1.

Cận cảnh một chiếc xe thiết giáp trinh sát BRDM-2M vừa được Nga tặng cho Kyrgyzstan

Theo quan sát bên ngoài, các xe thiết giáp trinh sát BRDM-2M này được gia cường thêm giáp bằng những tấm thép gắn bên hông, cung cấp khả năng chống lại đạn súng máy hạng nặng cỡ 12,7 mm thay vì chỉ chịu được đạn 7,62 mm như hiện nay.

Ngoài ra xe còn được bổ sung thêm cửa hông ở hai bên thân, cho phép binh sĩ ra vào một cách thuận tiện hơn nhiều so với cửa nóc. Tuy nhiên dễ nhận thấy rằng trên những chiếc BRDM-2M này tấm chắn sóng phía trước đã bị loại bỏ, cho thấy nó không còn khả năng bơi, có lẽ là do trọng lượng gia tăng đáng kể.

Ngoài ra cũng phải chú ý tới các camera truyền hình lắp ở bên ngoài và cả một khối quang điện gắn phía trên tháp súng máy. Các khí tài này giúp kíp chiến đấu quan sát tình hình chiến trường một cách rõ ràng và mức độ chính xác khi tác xạ vũ khí cũng được nâng cao vượt trội.

Nga tặng không xe thiết giáp nâng cấp cho quốc gia láng giềng - Ảnh 2.

Lô xe thiết giáp trinh sát BRDM-2M vừa được Nga tặng cho Quân đội Kyrgyzstan

Bên cạnh 9 chiếc xe thiết giáp trinh sát BRDM-2M kể trên, Quân đội Kyrgyzstan còn nhận được 2 trực thăng đa dụng Mi-8MT. Theo ước tính, tổng giá trị số vũ khí Nga vừa trao tặng cho Kyrgyzstan vào khoảng 6 triệu USD, đây là con số rất phải chăng.

  • Mua Su-57 của Nga, Trung Quốc sẽ "chơi ngông" tháo tung ra ngay lập tức?

Cấu hình hiện đại hóa đối với xe bọc thép BRDM-2M này theo đánh giá là tương đối đơn giản và dễ dàng triển khai với chi phí thấp, đây là cách làm mà nhiều lực lượng vũ trang khác có thể học tập nhằm nâng cao năng lực tác chiến cho quân đội mình.

Xe thiết giáp trinh sát BRDM-2 thể hiện khả năng vượt chướng ngại vật

Lộ kế hoạch 5.000 lính đánh thuê lật đổ Tổng thống Venezuela

Lộ kế hoạch 5.000 lính đánh thuê lật đổ Tổng thống Venezuela
Lộ kế hoạch 5.000 lính đánh thuê lật đổ Tổng thống Venezuela
Reuters ngày 30.4 đưa tin nhà sáng lập công ty bảo vệ tư nhân Blackwater đang lập kế hoạch triển khai một đạo quân đánh thuê để giúp phe đối lập ở Venezuela lật đổ Tổng thống Nicolas Maduro.

Hãng tin Anh dẫn 4 nguồn tin biết chuyện rằng từ nhiều tháng qua, Erik Prince tìm nguồn đầu tư và sự ủng hộ chính trị cho kế hoạch này, từ những người ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump và từ những người Venezuela lưu vong giàu có.

Venezuela cần một "sự kiện bùng nổ"

Hai nguồn tin nói kế hoạch này bắt đầu bằng hoạt động tình báo, sau đó cử từ 4.000 đến 5.000 tay súng đánh thuê người Colombia, Ecuador, Peru và người nói được tiếng Tây Ban Nha, đến Venezuela để chiến đấu và tổ chức hoạt động ổn định. Họ nói số lính này sẽ dễ được chấp nhận về mặt chính trị, thay vì sử dụng các tay súng đánh thuê người Mỹ.

Họ còn nói trong các cuộc gặp riêng ở Mỹ và châu Âu, Prince đã trình kế hoạch này nhằm giúp thủ lĩnh Juan Guaido của phe đối lập ở Venezuela.

Một nguồn tin nói Prince tổ chức cuộc họp về kế hoạch gần đây nhất hồi trung tuần tháng 4. Người này cho biết Prince lý luận rằng Venezuela cần "một sự cố bùng nổ" để phá sự bế tắc chính trị hình thành từ tháng 1.2019, khi Chủ tịch Quốc hội Venezuela (do phe đối lập kiểm soát) là Guaido tuyên bố cuộc tái trúng cử tổng thống năm 2018 của ông Maduro là trái pháp luật, và vận dụng hiến pháp để Guaido tuyên bố là tổng thống lâm thời.

Hai người biết rõ kế hoạch nói Prince muốn có số tiền 40 triệu USD từ các nhà đầu tư tư nhân để thực hiện kế hoạch. Prince cũng muốn có nguồn quỹ hàng tỉ USD từ các tài sản của Venezuela bị chính phủ các nước kê biên, khi áp dụng lệnh cấm vận Venezuela.

Nhưng không thể rõ phe đối lập Venezuela có được tiếp cận hợp pháp số tài sản này hay không. Các nguồn tin nói Prince tin tưởng Guaido có quyền lập quân đội riêng, vì Guaido đã được quốc tế công nhận là lãnh đạo hợp pháp của Venezuela.

Đa số các nước phương Tây ủng hộ Guaido, nhưng Tổng thống Maduro gọi nhân vật này là "bù nhìn của đế quốc Mỹ" và đang âm mưu đảo chính. Các cơ quan công quyền gồm quân đội Venezuela vẫn dồn sự trung thành cho ông Guaido, dù các lệnh trừng phạt của Mỹ và đồng minh đã dồn sức ép mạnh nên chính quyền Maduro.

Guaido nhấn mạnh ông muốn một giải pháp hòa bình, và chính quyền các nước Nam Mỹ công nhận chính quyền của ông, đồng thời yêu cầu không được dùng đến giải pháp quân sự.

Các quan chức cấp cao của Mỹ không loại trừ khả năng can thiệp quân sự, cũng nhấn mạnh nên dùng sức ép kinh tế và ngoại giao để gây sức ép lên ông Maduro.

Khi Reuters cho biết kế hoạch của Prince, một số chuyên gia an ninh Mỹ và Venezuela nói đó là một kế hoạch nguy hiểm, có thể gây ra một cuộc nội chiến.

Một người Venezuela lưu vong đồng ý, nhưng nói nếu xảy ra sự cố chính quyền Venezuela sụp đổ các tay súng đánh thuê có thể có ích, bằng cách bảo đảm an ninh cho chế độ mới. Chính phủ Maduro từ chối bình luận với Reuters.

Người phát ngôn của Guaido nói phe đối lập không bàn hoạt động an ninh với Prince.

Người phát ngôn Marc Cohen của Prince nói nhân vật này không có kế hoạch mở chiến dịch nào ở Venezuela.

Trước đó, bà Lital Leshem - giám đốc mảng quan hệ đầu tư tại Công ty cổ phần tư nhân Frontier Resource Group của Prince - xác nhận Prince quan tâm đến chuyện hoạt động an ninh ở Venezuela: "Ông ấy có một giải pháp cho nước này, như ông ấy luôn có các giải pháp cho nhiều nơi khác".

Prince có quan hệ thân cận với Tổng thống Mỹ

Theo Reuters, kế hoạch của Prince là nỗ lực mới nhất trong cuộc vận động tư nhân hóa chiến tranh. Là đứa con giàu có của một đại gia sản xuất linh kiện xe hơi, Prince đã cử nhiều tay súng đánh thuê đến các vùng chiến sự ở Trung Á, châu Phi và Trung Đông.

Prince là người đi tiên phong trong việc đưa lính đánh thuê vào cuộc chiến Iraq, khi chính phủ Mỹ thuê công ty bảo vệ Blackwater bảo vệ hoạt động của Bộ Ngoại giao Mỹ ở Iraq.

Năm 2007, lính Blackwater bắn chết 17 dân thường Iraq ở quảng trường Nisour ở thủ đô Baghdad, khiến quốc tế phẫn nộ. Một tay súng Blackwater đã bị buộc tội giết người hồi tháng 12.2018, 3 người khác cũng bị buộc tội ngộ sát.

  • Nga bật khỏi TOP 5 nước có ngân sách quốc phòng cao nhất TG: Chuyện gì xảy ra với Moscow?

Prince buộc phải đổi tên công ty bảo vệ Blackwater và bán nó năm 2010, nhưng mới đây ông lập công ty mới là Blackwater USA, chuyên bán đạn dược, dao và ống hãm thanh. Trong hai năm qua, Prince không thể thuyết phục chính phủ Trump dùng lính tư nhân để thay lính Mỹ hoạt động ở Afghanistan.

Từ năm 2014, Prince điều hành công ty Frontier Services Group (trụ sở ở Hồng Kông) và có quan hệ thân cận với Công ty đầu tư CITIC (thuộc nhà nước Trung Quốc) và giúp các công ty Trung Quốc hoạt động ở châu Âu, với các dịch vụ bảo vệ, máy bay và hậu cần.

Prince cũng đã tặng 100.000 USD cho quỹ tranh cử tổng thống Mỹ 2016 của ông Trump. Chị của Prince là Betsy Devos, Bộ trưởng Giáo dục Mỹ thuộc chính quyền Trump.

Trong báo cáo của Công tố viên đặc biệt Robert Muller, công bố trong tháng 4, vai trò của Prince trong chiến dịch tranh cử của ông Trump được đề cao. Báo cáo này đã khẳng định không có chuyện Nga cấu kết với nhóm tranh cử của ông Trump .

Báo cáo nêu rõ cách Prince tài trợ cho nỗ lực xác minh các thư điện tử của bà Hillary Clinton, và hồi năm 2016, Prince đã gặp một quan chức tài chính Nga ở quần đảo Seychelles (đông châu Phi). Tại cuộc gặp này, Prince là đại diện nhóm chuyển giao quyền lực của ông Trump.

Người phát ngôn của Prince từ chối bình luận về báo cáo Muller.

Tiêm kích F-35 Nhật Bản rơi xuống biển: Tướng Mỹ khẳng định đã tìm thấy, Đại tá nói chưa!

Tiêm kích F-35 Nhật Bản rơi xuống biển: Tướng Mỹ khẳng định đã tìm thấy, Đại tá nói chưa!
Tiêm kích F-35 Nhật Bản rơi xuống biển: Tướng Mỹ khẳng định đã tìm thấy, Đại tá nói chưa!
Mỹ và Nhật Bản đang tập trung toàn lực để tìm kiếm chiếc máy bay F-35 bị rơi hôm 9/4 do lo ngại các bí mật công nghệ quân sự nhạy cảm có thể rơi vào tay Trung Quốc hoặc Nga.

Báo Nikkei Asian Review ngày 30/4 dẫn lời một chỉ huy Không quân Mỹ tại Thái Bình Dương cho biết, chiếc máy bay tiêm kích tàng hình F-35A bị rơi ngoài khơi Nhật Bản ngày 9/4 vừa qua đã được tìm thấy và các nỗ lực trục vớt đang được gấp rút tiến hành. 

"Vị trí chiếc máy bay đã được xác định và hiện đang được trục vớt", tướng 4 sao Charles Brown, Tư lệnh Không quân Mỹ tại Thái Bình Dương phát biểu trong cuộc họp báo vắn tắt với các phóng viên tại New York.

Tuy nhiên, sau đó Đại tá John Hutcheson, Giám đốc Quan hệ Công chúng của các lực lượng Mỹ đóng quân tại Nhật Bản đã liên hệ với Nikkei Asian Review và nói rằng "vị trí chiếc máy bay dưới đáy biển vẫn chưa được xác định. Quân đội Mỹ vẫn đang tích cực hợp tác với Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản xác định vị trí xác máy bay". 

Tiêm kích F-35 Nhật Bản rơi xuống biển: Tướng Mỹ khẳng định đã tìm thấy, Đại tá nói chưa! - Ảnh 1.

Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35 do Lockheed Martin thiết kế. Ảnh: Reuters

Kể từ khi chiếc F-35 Không quân Nhật Bản biến mất khỏi màn hình radar ngày 9/4/2019, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và Quân đội Mỹ đã tập trung mọi nguồn lực cho quá trình tìm kiếm. 

Hai nước gần như chạy đua với thời gian trước lo ngại các bí mật công nghệ quân sự nhạy cảm của Mỹ có thể rơi vào tay Trung Quốc hoặc Nga nếu hai quốc gia này trục vớt trước được các mảnh vỡ của chiếc tiêm kích tàng hình tối tân F-35. 

TIN LIÊN QUAN
  • Tên lửa hành trình Tomahawk: "Át chủ bài" giúp Mỹ tránh đòn thua đau đớn trước Trung Quốc?

  • Quả tên lửa tuyệt mật của Nga "bặt vô âm tín": Biến mất lặng lẽ đến không ngờ?

  • Chiến trường K: Sống rồi, sắp được về với mẹ rồi... nhưng địch đang chờ ở những cánh rừng phía Tây!

Được phát triển bởi nhà thầu quốc phòng Lockheed Martin, tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35 được đánh giá sẽ đóng một vai trò nòng cốt trong các chiến lược phòng thủ của Mỹ và đồng minh trong nhiều thập kỷ tới.

"Máy bay có khả năng theo dõi và phá hủy các tên lửa hành trình của đối phương, hiện nay cũng như trong tương lai. F-35 có thể được trang bị dòng tên lửa đánh chặn mới hoặc cải tiến đủ sức bắn hạ các tên lửa hành trình địch thủ ngay khi chúng vẫn còn đang ở giai đoạn đẩy", báo cáo đánh giá Phòng thủ Tên lửa Mỹ năm 2019 cho biết. 

Theo Nikkei, Trung Quốc và Nga là hai quốc gia rất mong muốn có được các thông tin công nghệ dùng để phát triển F-35. 

Do vậy, nếu tìm được các mảnh vỡ của chiếc F-35 Nhật Bản bị rơi họ có thể giải mã các vật liệu hấp thụ radar - yếu tố nòng cốt giúp loại máy bay thế hệ 5 này sở hữu các tính năng tàng hình tối ưu. 

Tiêm kích tàng hình F-35B đầu tiên của KQ Mỹ bị rơi