Hôm 13/1 tại ga xe lửa thành phố Chita thuộc Vùng Viễn Đông của nước Nga đã diễn ra buổi lễ long trọng nhằm chào đón các xe tăng hạng trung T-34-85 do Lào chuyển giao lại cho Nga trong một thỏa thuận hợp tác quân sự đặc biệt.
Nga đang rất cần có thêm nhiều xe tăng T-34-85 còn nguyên tính năng tác dụng để tham gia đóng phim, duyệt binh hoặc trưng bày... khi số lượng chiến xa loại này của họ chỉ còn rất ít, đồng thời cũng không còn đầy đủ mọi chức năng như ban đầu, đây là điều dễ hiểu vì phần lớn đều là sản phẩm hoán cải từ các khung thân cũ còn tồn tại.
Sở dĩ T-34-85 của Lào được quan tâm bởi họ là một trong số rất ít quân đội trên thế giới vẫn đang tin dùng chiếc chiến xa nào trong vai trò lực lượng trực chiến thường xuyên, do vậy hệ số kỹ thuật của chúng vẫn được đảm bảo khá tốt.
Xe tăng T-34-85 của Lào đã trở về Vladivostok thuộc vùng Viễn Đông
Nhưng ngoài T-34-85, Quân đội Nga còn có nhu cầu tiếp nhận thêm một phương tiện khác cũng rất nổi tiếng trong thời điểm những năm cuối cùng của chiến tranh thế giới thứ hai, đó chính là pháo chống tăng tự hành SU-100.
So với T-34-85 thì uy lực của SU-100 mạnh mẽ hơn nhờ khẩu pháo nòng xoắn D-10S cỡ 100 mm, tương tự loại dùng trên xe tăng T-54/55. Mặc dù vậy SU-100 cũng có nhược điểm là nòng pháo gắn cố định vào thân xe chứ không có tháp pháo, yêu cầu phải xoay cả xe khi tác xạ vào các mục tiêu bên hông.
Đáng tiếc là hiện nay Quân đội nhân dân Lào lại không còn pháo tự hành diệt tăng SU-100 trong thành phần trực chiến, khiến cho Nga dù rất muốn có thêm cả phương tiện này nhằm "làm đẹp" đội hình duyệt binh cũng đành phải ngậm ngùi chấp nhận.
Pháo chống tăng tự hành SU-100 của Việt Nam trong Lễ duyệt binh kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Quân chủng Hải quân
Trong trường hợp Nga vẫn có ý định tìm một quốc gia đang biên chế pháo chống tăng tự hành SU-100 để làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, đồng thời khả năng tác chiến của nó vẫn được đảm bảo thì Việt Nam có lẽ là một lời gợi ý không tồi.
Hiện nay Quân đội nhân dân Việt Nam vẫn đang duy trì một lượng nhỏ SU-100 nhưng phần lớn là để trang bị cho lực lượng Hải quân đánh bộ làm công tác phòng thủ bờ biển, hải đảo chứ không phải để xung phong trên chiến trường như chức năng ban đầu.
Gần đây trong cuộc diễn tập của Cụm lực lượng Hải quân 4 diễn ra vào tháng 10/2018, pháo tự hành diệt tăng SU-100 vẫn tham gia đầy đủ và diệt mục tiêu từ loại đạn đầu tiên, chứng minh tình trạng kỹ thuật của nó vẫn rất tốt.
Pháo tự hành diệt tăng SU-100 của Việt Nam khai hỏa diệt mục tiêu trên biển
Nếu có thể đổi số pháo tự hành diệt tăng SU-100 của chúng ta cho Nga để nhận về một vài chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại thì đây rõ ràng là phương án nên được cân nhắc đầy đủ.
Vai trò của SU-100 hiện nay không còn nổi bật như trước kia, tác dụng trong thế trận phòng thủ biển đảo cũng chẳng thể sánh bằng một lượng nhỏ T-72B1MS Đại bàng trắng, cho nên nếu có thể thực hiện một hợp đồng trao đổi như T-34-85 của Lào thì Việt Nam rất nên chớp thời cơ.
*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
Xe tăng T-72B3 tại Tank Biathlon 2018
No comments:
Post a Comment