Huấn luyện nhảy dù bắt buộc với phi công quân sự Nga...
Điều mà ai cũng biết đó là các phi công quân sự đặc biệt không thích nhảy dù và thậm chí ký hiệu "Người nhảy dù" không được gắn lên bộ quân phục, khác hẳn so với các lính dù khi họ coi đó là niềm tự hào.
Tuy nhiên, tất cả các phi công của lực lượng không quân vũ trụ Nga phải qua lớp huấn luyện nhảy dù và phải thực hiện tối thiểu hai lần nhảy trong vòng một năm, nếu không sẽ bị cấm bay.
Loại hình huấn luyện này được quy định trong "Chỉ dẫn về công tác huấn luyện nhảy dù-cứu hộ và đổ bộ trong lực lượng Không quân Nga" từ năm 2001.
Theo văn bản này, để huấn luyện "việc rời khỏi máy bay một cách bắt buộc, các phi công phải thực hiện huấn luyện dưới mặt đất, tập nhảy dù và tập phóng ghế thoát hiểm".
Nhưng nếu các phi công quân sự không thích nhảy dù cho lắm, thì đối với việc tập luyện phóng ghế thoát hiểm họ cảm thấy vô cùng khó chịu và công khai không thích quá trình này.
Thứ nhất, vì quá tải lớn, thứ hai, vì tập phóng ghế được thực hiện từ mặt đất, với việc mở dù ở độ cao tối thiểu. Nói chung, cả trong các chương trình đào tạo, bài tập phóng ghế thoát hiểm ít được tập dượt, tại các đơn vị chiến đấu thì hoàn toàn không, chỉ trong các trung tâm đào tạo.
Kết quả là quá ít kinh nghiệm thực hành khi phóng ghế thoát hiểm. Các phi công phần lớn chỉ nắm được kiến thức mang tính lý thuyết.
... nhưng vẫn thiệt mạng thương tâm
Các ngư dân Nga đã sốc nặng khi tìm thấy thi thể các phi công tử nạn trong vụ hai chiếc Su-34 Nga đâm nhau trên eo Tatar khi họ bị dây đai dù quấn kín người, chứng tỏ rằng có gì trục trặc khi phóng ghế thoát hiểm. Vậy có thể là điều gì?
Có thể kết luận rằng ghế phóng độc đáo K-36DM trang bị cho các máy bay tiêm kích-bom Su-34 đều hoạt động tốt trong mọi trường hợp.
Hệ thống rời khỏi máy bay khẩn cấp này cho phép trong vòng 01 giây cứu sống được phi công khi "phóng" anh ta khỏi buồng lái bất chấp độ cao hoặc kể cả khi máy bay vẫn còn trên mặt đất. Phi công chỉ cần kéo cần phóng ghế, tiếp đến hệ thống phức tạp tự vận hành.
Thân người được khoá chặt vào ghế, chụp bảo vệ đặc biệt được kích hoạt. Cơ chế phóng được kích hoạt, nó được đẩy ra khỏi buồng lái bằng thuốc phóng, sau đó động cơ phản lực được kích hoạt. Mọi thứ xảy ra trong tích tắc.
Ghế phóng K-36DM được cho là phương tiện cứu hộ đáng tin cậy. Có những trường hợp khi nhờ nó mà phi công lái máy bay thử nghiệm Anatoly Kvochur trong lúc trình diễn bài biểu diễn trên chiếc tiêm kích MiG-29 ở Le Bourget (Pháp) đã may mắn thoát chết. Độ cao chỉ là 80m và chiếc máy bay lao xuống đất với góc 90 độ.
Vào năm 1993, tại căn cứ không quân Fairford ở Vương quốc Anh, hai chiếc máy bay tiêm kích MiG-29 của Nga va chạm với nhau – các phi công đã may mắn phóng ghế thoát hiểm. Còn nhiều trường hợp khác nữa.
Để đảm bảo an ninh sau khi phóng ghế, trên chiếc ghế K-36DM còn bố trí bình oxy, bao chứa thực phẩm dự trữ, nước uống và các phương tiện báo hiệu. Thêm vào đó sẽ là bè cứu sinh mà được bơm căng khi còn trên không và phi công chỉ cần leo lên đó khi rơi xuống nước.
Tất cả mọi thứ đã hoạt động. Tại sao các phi công lại bị quấn vào các đai dù và cuối cùng đã phải bỏ mạng?
"Nhiều khả năng, trong trường hợp này có thể các đai dù đã quấn vào nhau khi mở hệ thống dù. Dù bị rối ít khi xảy ra, nhưng nếu hành động đúng sẽ có thể thoát ra một cách dễ dàng. Lính dù được dạy điều này ngay từ khi thực hiện những cú nhảy đầu tiên.
Trong túi nhỏ của dù dự phòng có một con dao cắt đây đai dù dùng trong trường hợp khẩn cấp", chuyên gia về nhảy dù-đổ bộ từng có thời gian dài làm việc tại Bộ tư lệnh Lính dù Nga, Đại tá Sergei Kovalenko cho biết.
Dù bị rối có thể xảy ra khi vi phạm quy trình gập dù, thậm chí dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của từng công đoạn bởi sĩ quan huấn luyện nhảy dù-đổ bộ. Có thể một thời gian dài ghế phóng không được bảo dưỡng.
Nhưng trong tình huống này, khi các dây đai dù của vài chiếc dù cùng bị rối, có thể phỏng đoán rằng những dấu hiệu của việc hệ thống không hoạt động không bình thường do cùng một yếu tố nào đó. Nhiều khả năng, đó là điều kiện thời tiết, gió mạnh có thể khiến các đai dù bị xoắn lại khi dù bùng ra.
Cũng không loại trừ khả năng do "yếu tố con người" – các phi công đã không thể xử lý được tình huống bất thường vì thiếu kinh nghiệm. Thêm một phỏng đoán nữa – khi phóng ghế thoát hiểm vì những lý do nào đó mà họ bị bất tỉnh.
Bên cạnh đó, các tính năng của ghế phóng K-36DM cho phép sử dụng nó thành công kể cả khi vận tốc máy bay đạt tới 1300km/h.
Thực sự điều gì đã xảy ra, cũng như tình huống hai chiếc Su-34 va chạm với nhau và do đâu 3 phi công tử nặn khi phóng ghế thoát hiểm thì chỉ có sĩ quan hoa tiêu duy nhất còn sống được cứu bởi các ngư dân mới có thể tiết lộ.
No comments:
Post a Comment