Nga đang sẵn sàng triển khai các máy bay không người lái dưới nước Poseidon có khả năng hạt nhân ở khu vực Thái Bình Dương – nằm trong hệ thống hệ thống đa mục đích dưới đại dương, theo truyền thông nước này.
Trong tình trạng căng thẳng giữa Nga và Mỹ, Washington rõ ràng là mục tiêu hàng đầu của vũ khí mới của Nga, nhưng việc triển khai Poseidon cuối cùng cũng có thể trở thành một mối lo đối với Trung Quốc.
Lúc này, các nhà phân tích đang bị chia rẽ, liệu máy bay không người lái mới này có thực sự tạo nên một mối đe dọa đối với các tài sản quân sự của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương và các nơi khác hay không.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiết lộ sự phát triển của Poseidon vào tháng 3 năm ngoái. Được biết, khí tài này có thể mang đầu đạn hạt nhân nặng hai megaton và có khả năng phá hủy các hàng không mẫu hạm và cơ sở hạ tầng của đối phương.
Poseidon cũng có thể di chuyển với tốc độ rất cao và độ sâu tới 1.000m – điều khiến việc đánh chặn nó rất khó khăn.
Theo Tass, hệ thống vũ khí này đang được thử nghiệm dưới nước và hai tàu ngầm mang theo Poseidon sẽ được biên chế vào Hạm đội Thái Bình Dương của Nga - hai chiếc khác dự kiến sẽ gia nhập Hạm đội phương Bắc.
Ý nghĩa chiến lược?
Alexander Savelyev, trưởng nhóm nghiên cứu tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế Primakov tại Moscow, nghi ngờ về việc máy bay không người lái Poseidon này sẽ mang tới tác động chiến lược.
Hệ thống này rõ ràng không phải là một vũ khí tấn công phủ đầu. Nó không có khả năng phá hủy cơ sở hạ tầng chiến lược "cứng" như các trụ sở chỉ huy, các hầm chứa ICBM [tên lửa đạn đạo xuyên lục địa], v.v., ông nói với Asia Times.
Tuy nhiên, học giả người Nga này, một thành viên của phái đoàn Liên Xô trong các cuộc đàm phán START-1 với Mỹ vào cuối Chiến tranh Lạnh, cảnh báo rằng việc lần đầu tiên sử dụng máy bay không người lái có sức mạnh hạt nhân Poseidon nhằm vào, ví dụ, một tàu sân bay sẽ đồng nghĩa với việc khởi đầu một cuộc đối đầu nguyên tử. Theo lời ông, kết quả cuối cùng của cuộc xung đột này sẽ là sự hủy diệt hoàn toàn của cả hai bên, và có lẽ là tất cả hành tinh.
Lyle Goldstein, giáo sư nghiên cứu tại Đại học Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ, đã đưa ra kết luận tương tự. Hệ thống này gây ra mối đe dọa đáng kể cho các lực lượng Hoa Kỳ, Nhật Bản, cũng như các đồng minh khác, nhưng ý nghĩa chiến lược của nó không nên bị cường điệu hóa, ông nói.
Hệ thống chưa được kiểm nghiệm?
Goldstein lưu ý rằng hệ thống này đã không được thử nghiệm theo bất kỳ cách nào có thể được xác minh nghiêm túc bởi Hoa Kỳ hoặc các đồng minh của họ, vì vậy vẫn còn nhiều nghi ngại liên quan đến khả năng của loại vũ khí này. Hơn nữa, việc điều khiển loại vũ khí như vậy không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.
Có vẻ như có những rủi ro rõ ràng khi vận hành máy bay không người lái chạy bằng năng lượng hạt nhân và đặc biệt là có thể trang bị vũ khí hạt nhân, vì vậy nhiều người tin rằng Nga sẽ không vượt ra ngoài kế hoạch và chương trình đối thoại, ông nói.
Theo ý kiến của ông, "các vũ khí ngày tận thế" như máy bay không người lái dưới nước này dường như khá dễ bị răn đe bởi các vũ khí tương tự khác, ví dụ, kho tên lửa phóng từ tàu ngầm, bao gồm cả tên lửa hạt nhân.
Ông nhấn mạnh rằng bất kỳ hành động lớn nào chống lại Hạm đội 7 của Hoa Kỳ có thể được đáp trả bằng sự phá hủy hoàn toàn hạm đội và các cơ sở của Nga tại Thái Bình Dương.
Học giả Hoa Kỳ này không coi việc triển khai Poseidon mang nhiều ý nghĩa. Hiểu biết của tôi là hệ thống này được phát triển chủ yếu để giải quyết vấn đề phòng thủ tên lửa", ám chỉ đến việc phòng thủ trước lá chắn tên lửa rộng lớn của Mỹ.
Alexey Muraviev, chuyên gia nghiên cứu chiến lược và an ninh quốc gia tại Đại học Curtin Perth, có ý kiến hơi khác về khả năng của Poseidon và giá trị chiến lược khả thi của nó.
"Hệ thống tấn công của Poseidon được thiết kế để tấn công các mục tiêu chủ yếu ven biển như căn cứ hải quân và các nhóm tác chiến tàu sân bay, ông giải thích. Sau khi hoạt động đầy đủ, nó sẽ tạo nên những nguy cơ rất nghiêm trọng đối với các căn cứ và tài sản quan trọng của hạm đội 7 và 3 của Hoa Kỳ, cũng như tới bờ biển Thái Bình Dương của Hoa Kỳ.
Muraviev lập luận rằng, trong trường hợp xảy ra đối đầu quân sự mở với Hoa Kỳ, hải quân Nga có thể sẽ nhắm mục tiêu vào các căn cứ hải quân chính như San Diego, Trân Châu cảng hoặc Yokosuka như những ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là nếu những căn cứ này có các tài sản chính của hải quân như tàu sân bay, tàu đổ bộ lớn, tàu tuần dương và tàu khu trục tên lửa dẫn đường Aegis tại thời điểm vụ tấn công xảy ra.
Về mặt này, việc sử dụng ngư lôi Poseidon nhằm vào các tài sản hải quân quan trọng sẽ cho phép Nga đạt được những kết quả chiến lược bằng một cuộc tấn công chiến lược nhanh chóng, duy nhất, ông nói.
Trung Quốc không bị loại trừ
Nếu Hoa Kỳ quan ngại đến máy bay không người lái Poseidon ở Tây Thái Bình Dương, thì Trung Quốc cũng có thể không hài lòng về sự hiện diện của loại khí tài này. Người Trung Quốc hiểu rằng những vũ khí này có thể đi theo mọi hướng.
Collin Koh, một nhà nghiên cứu Quốc tế tại Trường S Rajaratnam ở Singapore cho biết, dựa vào những khả năng khách quan, Trung Quốc, có cơ sở để lo lắng về Nga. Nhưng mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga hiện đang rất tốt, vì vậy, người Trung Quốc có lẽ sẽ không xem Poseidon là mối đe dọa ngay lập tức, ông nói.
Dù vậy, Koh cũng cho biết, Trung Quốc và Nga nên được coi là những người bạn kỳ lạ, chứ không phải là đối tác lâu dài thực sự. Nếu kết cấu mối quan hệ Nga-Mỹ trong tương lai thay đổi tốt hơn, điều này có thể gây ra một số rủi ro cho Bắc Kinh, ông nhấn mạnh.
Về lâu dài, Trung Quốc có thể thấy Nga có thể trở thành một thách thức trước thứ hai trong lĩnh vực hải quân sau Mỹ. Ít nhất, Poseidon của Nga sẽ thúc đẩy Bắc Kinh đẩy nhanh các nỗ lực nghiên cứu và phát triển các chương trình tương đương, nhà phân tích tại Singapore cho biết.
Trong bất cứ trường hợp nào, Koh cho biết gần đây, người Trung Quốc đã đưa rất nhiều nguồn lực vào trí tuệ nhân tạo (AI), robot và hệ thống không người lái, do đó, việc thiết lập một chương trình tương tự như máy bay không người lái Poseidon cũng nằm trong tầm tay của họ.
No comments:
Post a Comment