Đó là âm thanh của chiếc máy bay mô phỏng F-35B trị giá 2 triệu bảng Anh, một bí mật không mấy ai biết, và mô hình huấn luyện thực tế đã hoàn thành trong tháng 2-2018. Warton là nơi mà các phi công Anh thực hành hạ cánh.
Giả định thử nghiệm bay trên đại dương
Những màn hình cong khổng lồ 360o lấp đầy một căn phòng lớn quanh một "chiếc phản lực" và bao quanh nó là ảo ảnh của đại dương.
Việc hạ cánh thẳng đứng (SRVL) chưa từng được thực hiện với loại tiêm kích F-35B, và không thể thành công mãi cho đến khi xuất hiện tàu sân bay HMS Queen Elizabeth – ngôi nhà tương lai của hạm đội tiêm kích F-35B trực thuộc Hải quân Hoàng gia và Không lực hoàng gia – được hé lộ trong năm 2018.
Pete "Wizzer" Wilson, phi công thử nghiệm của Hãng BAE Systems, phát biểu: "Đây là nơi duy nhất cho phép làm được việc này, ngay tại cơ sở này, nơi có thể nhìn thấy tàu sân bay và máy bay được thiết kế tinh vi".
Công việc của Wilson là đảm chắc vật mô phỏng càng giống với vật thật càng tốt, cũng như ông đã được trang bị đầy đủ kiến thức của một phi công thử nghiệm khi đã lái những chiếc F-35B và F-35C ra khỏi vùng trời Maryland (Mỹ) trong suốt 6 năm qua. Cho đến nay, Wilson đang gặp khó khăn khi cố tìm cách nhìn ra lỗi của F-35B.
Ông Wilson phân trần: "Có một số thứ nhỏ bé – những nhân viên đang làm việc trên các bản vẽ và sơ đồ và chúng tôi mất kết nối với họ giữa thứ trên bản vẽ và thứ mà chúng tôi nhìn thấy trong thực tế, vì có những thứ rất hạn chế như quý vị không thể nhìn vào buồng lái của chiếc F-35".
Bên trong phòng giả định mô phỏng tàu sân bay. Ảnh: BAE Systems.
Cụ thể hơn thì việc Wilson bay bằng chiếc F-35B không thể được sao chép trọn vẹn từ giả lập trình; cảm giác hồi hộp khi bay dọc theo một con tàu là một phần yêu thích của Wilson và chỉ có thể được đánh giá cao trong thế giới thực.
Tuy nhiên trong mô hình bay mô phỏng cũng cho phép các phi công tập trung vào các khung cảnh ở khoảng cách xa hơn các giả lập trình mô phỏng, đồng thời cung cấp các chi tiết thực tế trong tầm nhìn ngoại vi của họ:
Lấy ví dụ như sóng biển, cùng các tín hiệu hình ảnh và âm thanh khác – điều đó có thể là những phần tồi tệ nhất của một máy bay phản lực siêu thanh dường như không có thật.
Ông Wilson dẫn giải: "Nó như một thứ thực tại ảo và quý vị hoàn toàn bị chìm đắm trong đó. Quý vị tin rằng mình đã ở đó, đó chính là sức mạnh của mô phỏng chất lượng này. Quả là tuyệt vời, hiệu quả và giàu cung bậc cảm xúc".
Ông Wilson tiếp tục nói: "Máy bay gặp tai nạn là một điều tồi tệ đối với phi công, và trong giả định tôi thường hay thấy cảnh phi công trố mắt nhìn vụ tai nạn. Tôi không dám nhìn, nhắm tịt mắt bởi vì nó có cảm giác giống như tôi sắp chết ngay cả khi tôi đang ở trong giả định mô phỏng".
Giả định mô phỏng được thiết kế cho các phi công thực hành, nó lặp đi lặp lại những phần khó nhất khi cất cánh và hạ cánh ngay trên tàu sân bay HMS Queen Elizabeth nhằm giảm thiểu tối đa các rủi ro;
Nó cũng giúp điều hướng một con tàu sân bay dài 280m và nhiều phần chuyển động của nó, và các chi tiết làm thế nào mà các mạng lưới truyền thông trên boong tàu cuối cùng có thể hoạt động ăn khớp với nhau.
Ông Wilson cho biết thêm: "Chúng tôi tập trung vào các khu vực nơi mà chúng tôi cho rằng rủi ro là lớn nhất hoặc có nhiều thứ để học hỏi nhất. Phần lớn thời gian chúng tôi đang thử nghiệm giai đoạn cuối của việc hạ cánh SRVL. Những cấu hình khác nhau của các loại vũ khí, sự ma sát trên sàn máy bay, nơi trơn trượt, dầu cũng có thể làm ô nhiễm bề mặt mới".
Tiêm kích F-35 được chế tạo để cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng (STOVL), Hải quân hoàng gia Anh từng đưa vào sử dụng máy bay phản lực Harrier mà Wilson cũng đã bay. Từng là cựu phi công của Hải quân hoàng gia Anh, Wilson từng thực hiện 100 lần hạ cánh thẳng đứng, nhưng các lực lượng Anh đã chọn một cách hạ cánh xa hơn và bổ ích hơn.
Hạ cánh thẳng đứng là cách mà các máy bay phản lực bay tới và hạ dần độ cao, sử dụng bằng tất cả lực đẩy của máy bay. Nhưng máy bay phản lực có khả năng chịu một lực đẩy hữu hạn có nghĩa là một trọng lượng hữu hạn mà nó được không khí hỗ trợ trong khi thực hiện thao tác này.
Kết quả là những chiếc F-35 (của Mỹ) có thể hoạt động tiếp đất thẳng đứng cũng như chở ít vũ khí hơn trong các bài tập huấn luyện, hoặc thả đạn xuống biển trước khi quay trở lại đất liền.
Ông Wilson hé lộ: "Anh quyết định rằng họ có thể mang lại mức tải trọng cao hơn cho F-35B, nhưng đây là chuyện lớn vì loại máy bay này được thiết kế ra không phải để làm chuyện đó. Vì vậy chúng tôi đã cho ra một loại cơ động mới. SRVL hoạt động bằng cách để tốc độ tiến về phía trước vì thế đôi cánh của nó đóng vai trò là lực nâng.
Người Mỹ quyết định rằng họ không cần triển khai loại tiếp đất mới này, nhưng tôi cho rằng vấn đề là thời gian trước khi họ bắt đầu triển khai các khả năng tương tự.
Trong nhiều năm qua, Mỹ đã áp dụng nhiều phát minh của chúng tôi (người Anh), chuyện đã xảy ra trong các thập niên 1940, 1950 và 1960. Họ phụ thuộc rất nhiều vào phát minh của chúng tôi, và đây có lẽ là trường hợp tương tự".
Cách nói của ông Wilson có lẽ là lời biện minh tốt nhất cho một trong những thứ được mong đợi nhất và cũng thường gây tranh cãi nhất: những mẫu thiết bị của lịch sử quân sự hiện đại.
Chi phí khủng trong đầu tư quốc phòng
Thế hệ tiêm kích F-35 theo dự đoán sẽ thay thế phần lớn cho hạm đội của không lực Mỹ và nó cũng định dạng nên trọng tâm chính của Không lực Hoàng gia và Hải quân hoàng gia Anh kể từ năm 2018. Nó gây tranh cãi bởi chi phí và sự chậm trễ có liên quan.
Trên bình diện toàn cầu, báo cáo nói rằng dự án F-35 đã tiêu tốn 1.500 tỷ USD, và đơn đặt hàng 138 chiếc F-35 từ phía Anh đã rút ngân sách của nước này với hàng chục tỷ bảng Anh, biến nó trở thành dự án quân sự đắt tiền nhất từ trước tới nay.
Một máy bay tiêm kích F-35B hạ cánh trên tàu sân bay HMS Queen Elizabeth. Ảnh: Navair Navy.
Trước khi nhậm chức Tổng thống, ông Donald Trump từng đăng dòng tweet tỏ ý khinh bỉ chi phí leo thang của hạm đội tàu và đe dọa sẽ ủy thác nó cho đối thủ cạnh tranh Boeing (thay cho Lockheed Martin là nhà sản xuất chính, BAE Systems và những tên tuổi khác với vai trò đóng góp).
Kể từ đó ông Trump đã lấy phiếu tín nhiệm thấp cho chương trình F-35 – Lầu Năm Góc tuyên bố đã tiết kiệm cho ngân sách số tiền 600 triệu USD.
Sự chậm trễ trong sản xuất và những trục trặc với "bộ não" của máy bay phản lực (phần mềm của Hệ thống thông tin hậu cần tự động, ALIS) cũng dẫn đến việc leo thang chi phí.
Nhưng quyết định mua tiêm kích F-35B đã gắn với lịch sử mong muốn lâu dài của Vương quốc Anh như cách mà ông Wilson gọi nó là "tiếng nổ lớn cho sự phấn khích của người Anh". Có những rủi ro xảy ra với việc hạ cánh SRVL do kích thước sàn của tàu sân bay HMS Queen Elizabeth. Những rủi ro kiểu như máy bay rớt khỏi boong khi hạ cánh.
Ông Wilson nhấn mạnh: "Có những rủi ro không mong muốn, đó là lý do quan trọng để tăng cường mức độ kỹ thuật nhằm đảm chắc rằng chúng tôi được an toàn trong mọi khía cạnh mà chúng tôi có thể hiểu được để hành xử đúng và kịp thời".
Tất cả đều được thử nghiệm trong giả định mô phỏng từ các điều kiện thời tiết, lực kéo trên boong và trọng lượng của máy bay. Thiết bị mô phỏng tiêm kích F-35 cùng hoạt động với một giả định mô phỏng 360o thứ hai nằm trong cùng căn cứ, nó phản ánh chuyến bay từ trạm kiểm soát không lưu đặt trên tàu sân bay.
Các khía cạnh của tàu sân bay HMS Queen Elizabeth cũng đã được tinh chỉnh kể từ khi được công bố trong năm 2018. Đường dốc đã được thay thế cho thay đổi trọng lượng, chẳng hạn như tiêm kích F-35 nặng 27 tấn, hay tiêm kích Harriers nặng 13 tấn), và hệ thống đèn trên boong tàu sân bay đã được sửa đổi khiến cho việc hạ cánh trở nên an toàn hơn.
Ông Wilson giải thích: "Nếu tàu sân bay có hệ thống chiếu sáng thấp, máy bay sẽ rất lâu mới hạ cánh được. Hệ thống chiếu sáng mới của tàu sân bay HMS Queen Elizabeth luôn nhấp nháy, bật - tắt trên boong theo một cách mà phi công luôn nhắm mục tiêu tới bất kể chuyển động của con tàu hay thời tiết.
Nó giải thích mối bận tâm của chúng tôi với việc này. Nếu mọi thứ diễn ra hợp lý, chúng ta sẽ được học hỏi nhiều hơn (ý nói đến giả định mô phỏng)". Anh Quốc đã không có được tầm cỡ như ngày hôm nay với tàu sân bay HMS Queen Elizabeth nhất là từ khi tàu sân bay HMS Illustrious ngừng hoạt động vào năm 2014.
Kể từ đó, một tàu sân bay trực thăng đã được Anh tiếp quản và các phi công máy bay phản lực đã tham gia vào một chương trình chuyển giao cho Mỹ về những kỹ năng của họ.
Cuối cùng HMS Queen Elizabeth cũng được tiết lộ và nó là tàu sân bay đang hoạt động lớn nhất của Hải quân hoàng gia từ trước tới nay, nó cũng ngang ngửa với tàu sân bay chị em HMS Prince of Wales và ngốn chung số tiền 6,2 tỷ bảng Anh.
Nhưng thiết kế và kích thước của tàu HMS Queen Elizabeth còn đáp ứng một thế hệ máy bay chiến đấu khác: những máy bay không người lái (UAV).
Ngoài đường trượt dành cho tiêm kích F-35, còn có một boong góc cạnh khác dùng để cho UAV cất cánh trong tương lai.
Ngày hôm nay, các tàu sân bay có thể chở từ 30 đến 40 chiếc F-35 trên boong, nhưng trong tương lai thì mỗi ngày nó sẽ chở theo hàng trăm UAV. Wilson, người có 33 năm kinh nghiệm lái máy bay phản lực cho rằng với sự giám sát và kiểm soát đúng đắn của con người thì ông tin tưởng vào viễn cảnh đó.
Hạn chế thiệt hại
Ông Wilson lạc quan nhận xét về UAV: "Tôi nghĩ rằng các UAV sẽ làm cho chiến tranh trở nên khoan dung hơn với các cộng đồng dân cư, bởi vì chúng ta không bị tổn thất sinh mạng con người. Đó là mấu chốt siêu quan trọng".
Sau rốt ông Wilson tin rằng những chiếc tiêm kích F-35, những tàu sân bay khổng lồ và hàng trăm cỗ máy giết người tự động sẽ đến lúc không ai muốn dùng chúng.
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth – ngôi nhà tương lai của hạm đội tiêm kích F-35B trực thuộc Hải quân Hoàng gia và Không lực hoàng gia. Ảnh: DVIDS.
Có hơn 3 thập niên hoạt động trong Hải quân, ông Wilson trần tình: "Tôi yêu việc mình làm. Đó là lý do tôi ghét cay đắng việc triển khai thứ gì đó để đi ra ngoài và giết người. Nhưng nếu có kẻ nào đó bỗng nhiên kéo tới xâm lược nước Anh, tôi cũng không ngại ngần loại bỏ một vài người".
Giả định mô phỏng F-35 và những hoạt động lặp lại trong tương lai được thiết kế nhằm giúp cho Hải quân hoàng gia và những cơ quan khác đạt được vị trí chính xác, giúp giảm thiểu tổn thất sinh mạng cho phi công và mọi người có trên tàu sân bay, nhưng cũng hy vọng hạn chế giảm thiểu hỗn loạn thường liên quan đến chiến tranh.
No comments:
Post a Comment