Tuy nhiên, trong những tuần gần đây, chính sách này đã thay đổi khi giới chức quân sự và các chính khách Israel ngày càng công khai về các chiến dịch quân sự bên trong lãnh thổ Syria.
Thay đổi bắt đầu từ đầu tháng này khi Tham mưu trưởng sắp từ nhiệm của Lực lượng Phòng không Israel (IDF), Trung tướng Gadi Eisenkot, khẳng định với tờ The New York Times (Mỹ) rằng Israel "đã tấn công hàng ngàn mục tiêu mà không lên tiếng nhận trách nhiệm".
Vài ngày sau, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố đã tấn công "hàng trăm" mục tiêu của Iran và phong trào Hezbollah do Tehran hậu thuẫn, dẫn đến nhận định nhà lãnh đạo này muốn "kiếm điểm" cho lần tái tranh cử vào tháng 4 tới.
Trong cuộc không kích mới nhất hôm 21-1, quân đội Israel thông báo đã tấn công hàng loạt mục tiêu Iran, trong đó có các kho đạn, một căn cứ tình báo và một trại huấn luyện. Cuộc không kích nhằm đáp trả hành động phóng tên lửa về phía Israel mà lực lượng Iran tại Syria bị quy trách nhiệm một ngày trước đó.
Theo AP, sự thay đổi chính sách này dường như là thông điệp gửi đến những phe phái đang can dự vào Syria - sự hiện diện của Iran tại đó có nguy cơ khiến Israel ra tay mạnh mẽ hơn. Nguy cơ xung đột gia tăng khi Tư lệnh Không quân Iran Aziz Nasirzadeh sau cuộc tấn công hôm 21-1 dọa "xóa sổ Israel khỏi trái đất".
Mặc dù phát ngôn viên quân đội Israel Jonathan Conricus nói rằng Israel vẫn duy trì chính sách "mơ hồ" nói trên, nhiều chuyên gia khẳng định sự thay đổi là rất rõ ràng.
Nhà phân tích quân sự Yoel Guzansky, Viện Nghiên cứu an ninh quốc gia (Israel), khẳng định Tel Aviv muốn "gây tranh cãi" ở Tehran và hy vọng người dân Iran sẽ phản đối "các cuộc phiêu lưu quân sự" tại Syria vào thời điểm kinh tế khó khăn.
Cũng theo ông Guzansky, Israel còn muốn cho các kẻ thù biết việc Mỹ rút quân khỏi Syria không ảnh hưởng gì đến chính sách của họ. Israel có thể còn muốn "nhắn nhủ" Nga rằng sự hiện diện của Tehran sẽ đe dọa những lợi ích của Moscow ở Syria.
No comments:
Post a Comment