Mỹ chuẩn bị một cuộc chiến chớp nhoáng với Venezuela?
Chuyên gia quân sự người Nga Alexander Sitnikov cho biết trong tuyên bố mới được đăng tải bởi Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng, Mỹ sẽ toàn lực ủng hộ lãnh đạo Quốc hội cánh tả của Venezuela, ông Juan Guaydo, người mà "sẵn sàng tạm thời thay thế vị trí tổng thống của ông Maduro".
Tờ The Wall Street Journal đưa tin rằng, ngoại trưởng Mỹ, ông Mike Pompeo, hồi đầu năm 2019 đã có cuộc hội kiến với ông Guaydo và cam kết sẽ ủng hộ ông ta làm lãnh đạo Venezuela. "Chế độ Maduro vi hiến, và Mỹ sẽ tiếp tục… làm việc cật lực để hồi phục nền dân chủ ở đất nước này", ông Pompeo nói.
Hơn nữa, giờ G đã được xác định. Ở Karakas, những cuộc biểu tình phản đối do Washington điều khiển sẽ khởi động vào ngày 23/1. Chính vào ngày này năm 1958, tổng thống Venezuela Marcos Jimenez đã bị lật đổ.
Nếu ông Maduro sử dụng vũ lực để thiết lập an ninh trật tự, thì Mỹ sẽ không khoanh tay đứng nhìn. Cố vấn an ninh quốc gia của Mỹ, ông John Bolton đã phát biểu với lời lẽ đe doạ như vậy.
Điều quan trọng: Lãnh đạo Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAG), ông Luis Almagro, đã vội vàng thừa nhận ông Guaydo là tổng thống tạm quyền của Venezuela ngay sau ông Trump. Ông đã đăng tải điều này trên trang Twitter cá nhân của mình.
Bên cạnh đó, theo thông tin của The Wall Street Journal, giới quân sự Venezuela ủng hộ một cách rất cương quyết ông Maduro. Do vậy, xác suất một cuộc xung đột vũ trang có thể xảy ra ngay cuối tháng 1 này là rất lớn.
Tuy nhiên, khi lên kế hoạch tấn công Venezuela, Lầu Năm Góc hiểu rõ Venezuela có hệ thống phòng không mạnh, được xây dựng trong giai đoạn giá dầu cao chót vót.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300VM Antey-2500 của Venezuela.
... nhưng Venezulea không "dễ xơi"
Như tờ báo phân tích Real Clear Defense của Mỹ cho biết, hiện nay bầu trời quốc gia Nam Mỹ này được bảo vệ tốt hơn phần lớn các nước OAG.
Ưu thế trên không của nước cộng hoà này sẽ được bảo vệ bởi 23 chiếc máy bay đánh chặn hạng nặng Su-30MK2 và 12 máy bay tiêm kích đa năng F-16 mua từ năm 1984.
Ngoài ra, hệ thống phòng không của quốc gia Nam Mỹ này gồm 2 hệ thống tên lửa phòng không S-300VM Antey-2500, 12 tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung Buk-2ME cũng như 11 tổ hợp Pechora-2M. Tất cả đều có khả năng cơ động nhanh và hết sức uy lực.
Như vậy, Karakas đã thiết lập được hệ thống phòng không đa tầng lớp, mà ở đây, ngoài các tên lửa "đất đối không" chuyên đánh chặn các máy bay địch, S-300VM Antey-2500 còn sở hữu khả năng đánh chặn tên lửa cực tốt.
Hồi năm 2013, Venezuela đã tiếp nhận xong lô hàng lớn vũ khí của Nga, mà ngoài những hệ thống được liệt kê ở trên, còn có các xe tăng T-72B1 V, những hệ thống pháo phản lực bắn loạt "Smerch", các tên lửa bờ biển "Bal-E", những tổ hợp điều khiển hoả lực "Machina-M", các lựu pháo tự hành "Msta-S".
Quân đội Venezuela sở hữu hàng loạt vũ khí "khủng" Nga
Phần nhiều, những hệ thống phòng không tối tân do Nga sản xuất là rào cản chính bước tiến xâm lược của Mỹ.
Nếu phân tích kỹ, thì ông Maduro không có "đồng minh". Washington tin rằng cả Moscow lẫn Bắc Kinh sẽ không ủng hộ Karakas khi Lầu Năm Góc bắt đầu chiến dịch "thiết lập nền dân chủ". Havana chỉ dừng lại ở những tuyên bố.
Theo thông tin của tình báo quân sự Mỹ, các máy bay tiêm kích Su-30MK2 của Venezuela được trang bị cả một kho các tên lửa "không đối không" tiên tiến.
Vũ khí này cùng với thiết bị tác chiến điện tử trên máy bay và hệ thống điện tử hiện đại, cũng như với khả năng cơ động cao, sẽ là mối nguy hiểm chết chóc đối với tất cả những máy bay tiêm kích của Không quân Mỹ, ngoài F-22 Raptor mà có sự tương đồng với Su về khả năng cơ động.
Lầu Năm Góc thừa nhận rằng, Không quân Mỹ sau chiến tranh Việt Nam, chưa gặp phải lực lượng không quân mạnh như thế. Chiến dịch tại Iraq, Nam Tư và Libya - không xứng tầm đbởi vì tối đa những gì các quốc gia này sở hữu chỉ là số lượng không lớn Su-27.
Hiện nay, gần như tất cả các máy bay tiêm kích của Mỹ, bao gồm những máy bay được sản xuất nhiều như F-15 Eagle và F-18E Super Hornet, rõ ràng thua kém Su-30MK2 "thế hệ 4+".
Điều thú vị đó là để chống lại các máy bay Su thế hệ 4+ của Venezuela, Mỹ đã vội vàng nghiên cứu chế tạo máy bay F-15X mà dự kiến sẽ bắt đầu được bàn giao vào đầu thập niên 2020.
Vì vậy, nếu Mỹ bắt đầu cuộc chiến chống lại Venezuela, thì ở giai đoạn đầu sẽ chỉ sử dụng F-22 Raptor, mà với tính năng tàng hình và động cơ F119 mạnh mẽ, sẽ có khả năng đảm bảo được những khả năng chống tên lửa cần thiết ở không phận tranh giành.
Điều này được gián tiếp chứng minh bằng việc Raptor sắp sửa được trang bị các tên lửa tối tân "không đối không" AIM-120D, với bán kính hoạt động 180km. Ngoài ra, trên chiếc F-22 đã ứng dụng những giải pháp công nghệ mới để tăng khả năng tàng hình.
Cỗ máy nào tốt hơn – Su-30MK2 hay F-22? Chúng ta giành cuộc tranh cãi này cho đội quân chuyên gia.
Máy bay tiêm kích Su-30MK2 của Không quân Venezuela.
Tuy nhiên, xin viện dẫn ý kiến của Bộ Tư lệnh không quân Mỹ: Theo thông tin của Không quân Mỹ, các radar của Su-30 đảm bảo không phát hiện được Raptor ở khoảng cách hơn 130km – đó là giới hạn sử dụng các tên lửa hiện đại "không đối không" của Nga. Nhờ thế, F-22 với tên lửa AIM-120D, sẽ có ưu thế trước Su 4+.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là thất bại 100% thuộc về Su-30MK2 vì khả năng cơ động tránh tên lửa cao của chiếc máy bay Nga. Cộng với đó, tổ hợp tên lửa phòng không S-300 vẫn có khả năng "nhìn thấy" F-22 ở khoảng cách lên tới 250km và thông báo cho Không quân Venezuela về mối hiểm hoạ tiềm ẩn trên không.
Cho nên có thể nói tới tỷ lệ 50-50, nếu so sánh những điều kiện ngang bằng của các trận không chiến. Nhưng đứng về phía người Mỹ có thể là sự chuyên nghiệp của các phi công và cánh tay nối dài dưới dạng AIM-120D.
Chính bởi vậy Lầu Năm Góc cho rằng, để thiết lập ưu thế trên không, chiếc tiêm kích Su-30 của người Nga cần phải bị tước đi "những con mắt của Antey".
Để làm được điều đó, các máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không (AWACS) E-3 sẽ phải tham gia tuần tra thường xuyên nhờ những máy bay tiếp nhiên liệu trên không Boeing KC-135.
Chúng sẽ hoạt động trên bầu trời quần đảo Caribe, có nghĩa là ngoài vùng kiểm soát của Không quân và Phòng không Venezuela. Như vậy, các phi công F-22 của Mỹ sẽ có được hình ảnh thực tế, trong khi các phi công Su-30MK2 bị hạn chế bởi các vùng quan sát của tổ hợp tên lửa phòng không S-300.
Hơn nữa, thông tin tiếp nhận từ AWACS E-3 sẽ là chỉ dẫn mục tiêu đối với các máy bay ném bom hạng nặng B-1B Lancer và B-52 với khả năng triển khai các cuộc oanh tạc chính xác nhằm vào những mục tiêu của Venezuela từ khoảng cách cực xa.
Nhóm các máy bay ném bom B-52, mà mỗi chiếc có thể cùng lúc phóng 20 quả tên lửa AGM-86 có khả năng xuyên thủng lớp phòng thủ của S-300, thậm chí nếu "Antey" đánh chặn được tới 95% các tên lửa nêu trên. Đơn giản là không đủ các tên lửa chống tên lửa để chặn đứng bầy AGM-86 này.
Ngoài ra, Real Clear Defense dựa vào nguồn tin trong cơ quan tình báo quân sự của mình khẳng định rằng, các sân bay dã chiến, nơi Su-30MK2 đồn trú, được số ít các tổ hợp tên lửa phòng không Buk-M2E bảo vệ.
Nhưng điều quan trọng nhất, Karakas chưa xây dựng mạng lưới các hầm ngầm để bí mật di chuyển các tổ hợp tên lửa phòng không S-300 như Nga hay Bắc Triều Tiên từng làm.
Tính cơ động của hệ thống phòng không là phương pháp phòng vệ thụ động tốt, tuy nhiên sớm hay muộn các vệ tinh sẽ điều chỉnh hướng của các tên lửa.
Nói một cách ngắn gọn, Lầu Năm Góc đang xoa tay: Để đối đầu thành công trước người Mỹ, Venezuela cần phải sở hữu vũ khí chống vệ tinh, cũng như các tên lửa "đất đối không" để tiêu diệt những máy bay AWACS E-3, thứ mà chỉ có Nga hay Trung Quốc đang có.
No comments:
Post a Comment