Trong bài mang tựa đề: «Будет жесткое месилово, когда спецназ США сцепится с русскими ВДВ - Sẽ là trận chiến khốc liệt khi đặc nhiệm Mỹ va nhau với Lính dù (VDV) NgaJoseph Dunford», chuyên gia quân sự người Nga Alexander Sitnikov đã nhận định Mỹ sẽ chuốc lấy hậu quả hết sức nặng nề.
Mỹ đang đi vào ngõ cụt?
"Hiện nay, tất cả ngoài một vài chính khách, hiểu rõ rằng "Việt Nam" là sự thất bại nổi danh của Mỹ khắp nơi. Với Afghanistan mọi thứ lại khác: cả trong giới chính trị lẫn quân sự, nỗ lực né tránh sự thật vẫn rất mạnh mẽ".
Và trên thực tế, Tướng Joseph Danford, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ đánh giá cuộc chiến tranh tại Afghanistan như "ngõ cụt". Gần như tất cả giới lãnh đạo quốc phòng Mỹ đồng tình với điều này.
Số lượng không lớn những thiệt hại của binh lính Mỹ hiện nay – 13 người bỏ mạng trong năm 2018 – không thay đổi được bản chất của vấn đề.
Tổ chức "Taliban" hiện giờ đang kiểm soát tới 60% lãnh thổ Afghanistan và thậm chí này cảng mở rộng hơn trong khi mục đích quân sự chính của chiến dịch "Tự do không thế phá vỡ" được bắt đầu 18 năm trước là tiêu diệt nhóm có vũ trang này.
Căn cứ vào mọi thứ, chính những bối cảnh này, cùng với các cuộc truy quét thiếu thống nhất tại Massul ở Iraq và tại Raqqa ở Syria, đã bắt đầu xuất hiện những cơ sở đủ sức nặng để tái thiết lực lượng đặc nhiệm Mỹ.
Việc Lực lượng các chiến dịch đặc biệt đã làm những nhà làm luật trên Đồi Capitol bối rồi nói lên ý nghĩa của các kế hoạch tái thiết.
Tất nhiên, không ai trong Quốc hội nói một cách thẳng thắn về điều này, tuy nhiên, trong "Luật về quốc phòng 2019" chỉ ra sự cần thiết phải "nghiên cứu vai trò và sứ mệnh của Lực lượng các chiến dịch đặc biệt" với trọng tâm "cạnh tranh" cùng các đơn vị tương tự của Nga và Trung Quốc.
Jonatan Shroden, lãnh đạo chương trình Lực lượng các chiến dịch đặc biệt ở trung tâm CNA Corporation, đã từng tham gia vào xây dựng kế hoạch các sứ mệnh chống khủng bố tại Iraq và Afganistan.
Ông đã chuẩn bị báo cáo về việc ngay lập tức tái thiết lực lượng đặc nhiệm Mỹ và đã trình bày nó tại Lầu Năm góc.
Theo Arms-Expo, Tiểu đoàn lính dù Tula, lực lượng đổ bộ đường không Nga (VDV) đóng ở thành phố Ryazan.
Những điểm đáng chú ý
Điều thú vị đó là chính ông Shroden cùng với tướng đã về hưu Stanley McChrystal trong năm 2018 đã phát biểu với đề xuất cắt giảm đáng kể lực lượng quân sự tại Afganistan bất chấp phải hứng chịu chỉ trích nặng nề từ phía cựu bộ trưởng quốc phòng James Mattis.
Chuyên gia CNA Corporation giải thích điều này bằng những lý do liên quan tới an ninh của các binh lính Mỹ. Trên thực tế - là để dễ dàng sơ tán một cách nhanh chóng khi cần thiết. Nói một cách đơn giản, bỏ chạy khi phiến quân tổ chức chiếm đánh Kabul.
Theo lời của chuyên gia phân tích này, vấn đề "Taliban" không có phương pháp giải quyết bằng quân sự, mặc dù Mỹ đã sai lầm khi lựa chọn dùng vũ lực trong khu vực.
Những tuyên bố mới đây của ông Trump về việc rút một phần các đơn vị khỏi Afganistan có nghĩa rằng quan điểm của ông Shroden được Nhà Trắng quan tâm.
Người đứng đầu Nhà Trắng phải đi trước một bước bởi vì không chắc chắn rằng giai đoạn trước bầu cử tình hình tại Afghanistan sẽ không leo thang căng thẳng. Những thiệt hại lớn của binh lính Mỹ, đương nhiên, tác động xấu tới tín nhiệm của ông Trump.
Jonatan Shroden (và nhiều nhà phân tích và chính khách ủng hộ ông) cho rằng, cuộc chiến tranh phải được triển khai bằng bàn tay của người khác.
Đối với Iran, người Mỹ sử dụng người Shite chống lại người Sunni, tại Syria – người Kurd chống lại người Alawi và Sunni, tại Đông Âu – người Nga ở Ukraine chống lại người Nga sống ở Nga. Đây gọi là hậu thuẫn các lực lượng dân chủ.
Ở Afganistan, Washington cũng thành công trong việc hình thành các nhóm chiến đấu tại địa phương chống lại "Taliban", nhưng họ yếu và ít người.
"Lực lượng các chiến dịch đặc biệt Mỹ sẽ phải hỗ trợ một loạt các nhóm đối tượng mà giúp gây khó khăn cho các tổ chức khủng bố có khả năng chiến đấu nhất thực hiện cuộc tấn công nhằm vào chính nước Mỹ. Họ cũng sẽ phải giữ được khả năng kiểm soát và vô hiệu hoá các nhóm thù địch mới", ông Jonatan Shroden viết. Đó là điều thứ nhất.
Thứ hai, trong chiến lược quốc phòng, Mỹ cần phải tập trung chú ý vào việc sử dụng và mở rộng mạng lưới các đồng minh và đối tác của Mỹ. Ở đây Lực lượng các chiến dịch đặc biệt ở tiền tuyến, bao gồm cả việc thể hiện các khả năng của Mỹ.
Nói một cách đơn giản – doạ dẫm kẻ địch. Hay là khi "bạn bè đang chiến đấu, chúng ta yểm trợ họ".
Thứ ba, cạnh tranh trong "vùng xám" phần nhiều phụ thuộc vào việc sử dụng tốt thông tin và khả năng ảnh hưởng. Trong suốt vài chục năm, đây từng là chức năng chủ yếu của Lực lượng các chiến dịch đặc biệt.
Vấn đề ở chỗ, ông Shrode phàn nàn rằng Lực lượng các chiến dịch đặc biệt Mỹ hiện nay không được tối ưu hoá để bảo đảm các khả năng quân sự đặc biệt trong những quy mô cần thiết ở "vùng xám".
Ở Syria, nơi cùng một lúc có mặt cả binh lính Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như những người Kurd, có thể nhìn thấy chỉ toàn máy bay và trực thăng Mỹ chứ không phải lính đặc nhiệm. Nhiều khả năng, điều này cũng là lý do Trump rút quân: Dù sao thì cũng không chiến đấu.
Các lính Mỹ và chỉ huy, cũng như những thường dân Mỹ, có đủ thời gian để lướt mạng xã hội. Không ai ngăn cản họ xem, lấy ví dụ, các cuộc huấn luyện của lính dù Nga với khẩn hiệu "Không ai ngoài chúng ta", cũng như cả lời kêu gọi các Ranger Mỹ (lính đặc nhiệm) - "Nếu không phải chúng tôi thì là ai đây".
Căn cứ việc Lực lượng các chiến địch đặc biệt Mỹ phải ở tiền tuyến để chứng tỏ cơ bắp, bên cạnh đó gần như không được mất người, thì chiến thuật của đặc nhiệm quân đội Mỹ vẫn là "tiêu diệt chuẩn xác kẻ thù từ khoảng cách xa".
Nói chung, những nguyên tắc này được Quân đội Đức sử dụng trong cuộc chiến tranh với Liên Xô. Khi đó sơ đồ chiến tranh từ xa có sử dụng các công nghệ quân sự tiên tiến bắt đầu không mang lại hiệu quả vào năm 1942 ở các vùng đồi núi, rừng rú, trong các trận đánh diễn ra ngoài đường phố khi phải sự dụng những trận đánh giáp lá cà.
Tuy nhiên, chính người Mỹ tin tưởng rằng cuộc chiến tranh tương lai sẽ diễn ra trong thành phố, khi đó các tổ hợp tên lửa vác vai hiệu quả sẽ khiến cho hoạt động yểm trợ từ trên không trở nên vô nghĩa, đặc biệt trong cuộc đối đầu với quân đội có sức mạnh không quân.
Có nghĩa là - với Nga. Trong trường hợp này, nhiều khả năng sẽ xảy ra cuộc đụng độ trực tiếp giữa đặc nhiệm quân đội Mỹ với lính dù Nga trong các trận đấu giáp lá cà.
Ở Mỹ người ta hiểu rõ điều này khi nghiên cứu các băng ghi hình lính dù Nga. Bên dưới các đoạn băng, nơi chiếu lính dù Nga chiến đấu, lính đặc nhiệm Mỹ viết:
"Chúng ta có vũ khí hạt nhân, hi vọng rằng người Nga không phải là những kẻ tự sát. Nếu xảy ra lộn xộn với người Nga, đó sẽ là cuộc ẩu đả khốc liệt. Sẽ không có chiến tranh xảy ra với Nga. Đó là sự ngu xuẩn".
No comments:
Post a Comment