Truyền thông Serbia vừa đăng tải hình ảnh Bộ trưởng Quốc phòng nước này có mặt trong buổi triển lãm các loại vũ khí do ngành công nghiệp quốc phòng nội địa sản xuất, trong ảnh là xe bọc thép chở quân Lazar-3 cùng kíp chiến đấu 9 người.
Serbia có một nền công nghiệp quốc phòng khá phát triển, họ tự chủ được hầu hết vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự cho bộ binh và một phần của phòng không - không quân.
Trong ảnh là một phiên bản cải tiến rất đáng chú ý của tổ hợp tên lửa phòng không SA-6, khi bên cạnh quả đạn 3M9 thì còn một số đạn tên lửa không đối không mang đầu dò hồng ngoại được tích hợp thêm để đánh cự ly gần.
Hệ thống pháo phản lực phóng loạt độc đáo LRSVM do Serbia chế tạo, nó có kết cấu module cho phép sử dụng linh hoạt nhiều loại rocket khác nhau, trong đó có cả đạn 122 mm của BM-21 Grad.
Đáng chú ý là Serbia đã phát triển cho mình một loại đạn rocket phóng loạt dẫn đường có điều chỉnh nhờ tích hợp bộ thu tín hiệu định vị toàn cầu lắp ở mũi quả đạn.
Tầm bắn của các loại đạn rocket trang bị cho LRSVM cũng rất đa dạng, dao động chỉ từ 8,6 km cho tới tận 35 km, đi kèm theo đó là độ sai lệch từ vài chục m tới dưới 10 m.
Việc trưng bày vũ khí dành cho lục quân có thể là động thái răn đe của chính quyền Serbia, khi họ vẫn coi tỉnh ly khai Kosovo là một vùng lãnh thổ thuộc quyền quản lý của mình.
Đài radar cảnh báo sớm P-40 Long Track (1S12) hoạt động trên băng sóng E có tầm quét tối đa đạt 175 km, nó có thể sử dụng cho tổ hợp phòng không SA-6 Gainful, đây có lẽ là sản phẩm hiện đại hóa do Serbia thực hiện.
Tên lửa chống tăng có điều khiển Malyutka 2T do Serbia sản xuất, nó đã thực sự lột xác so với thiết kế gốc của Nga khi được trang bị đầu đạn nối tiếp để xuyên phá giáp phản ứng nổ (ERA).
Biến thể Malyutka 2T có tầm bắn lên tới 5.000 m do kéo dài phần thân, xuyên được 1.000 mm thép đồng nhất sau ERA, được dẫn hướng bán tự động bằng cách bám chùm laser.
Các loại quân trang do Serbia sản xuất trong nước cũng có kiểu dáng rất bắt mắt, không thua kém gì trang bị của người lính các quốc gia phương Tây.
Mặc dù vậy chất lượng của những món hàng này chưa rõ có thực sự tốt và được áp dụng nhiều công nghệ cao vào trong sản phẩm như những gì NATO vẫn đang làm hay không.
Hệ thống pháo phòng không tự hành PASARS-16 Terminator do Serbia chế tạo, vũ khí chính của nó là khẩu pháo Bofors 40 mm và dự kiến sắp tới sẽ được tích hợp thêm tên lửa vác vai RLN-1C.
Mặc dù khá ấn tượng với các loại vũ khí do Serbia tự chế tạo trong nước, tuy nhiên nếu muốn thu hồi Kosovo bằng vũ lực thì có lẽ lực lượng quân sự của Serbia còn lâu mới đủ sức đối chọi lại khối NATO đang đóng vai trò bảo trợ.
https://anninhthudo.vn/quan-su/anh-serbia-tiep-nhan-hang-loat-vu-khi-khung-kosovo-nong-tro-lai/796890.antd
No comments:
Post a Comment