Friday, August 31, 2018

NÓNG: Mỹ chốt xong danh sách mục tiêu, chuẩn bị tấn công Syria - Nước sôi lửa bỏng?

NÓNG: Mỹ chốt xong danh sách mục tiêu, chuẩn bị tấn công Syria - Nước sôi lửa bỏng?
NÓNG: Mỹ chốt xong danh sách mục tiêu, chuẩn bị tấn công Syria - Nước sôi lửa bỏng?
Dồn dập dấu hiệu Mỹ sắp đánh
Dồn dập dấu hiệu Mỹ sắp đánh "vỗ mặt" Syria: Iraq bất ngờ cấm bay với chiến đấu cơ Nga
Hé lộ căn cứ không quân
Hé lộ căn cứ không quân "lớn chưa từng có" của Mỹ ở Syria
Nga rầm rộ khai hỏa bắn đạn thật gần Syria đón chờ liên quân Mỹ-Anh-Pháp
Nga rầm rộ khai hỏa bắn đạn thật gần Syria đón chờ liên quân Mỹ-Anh-Pháp
CNN cho biết, trong số những mục tiêu chính của Syria có thể bị tấn công khi TT Trump quyết định "xuống tay" là các cơ sở được cho là có liên hệ tới việc sản xuất vũ khí hóa học.

Tuy nhiên, các quyết định về những cuộc không kích hiện vẫn chưa được đưa ra, nhưng CNN nhấn mạnh rằng, Quân đội Mỹ có thể rất nhanh chóng ra đòn một khi có bằng chứng cho thấy Damascus sử dụng vũ khí hóa học.

Bộ trưởng BQP Mỹ Mike Pompeo nói trong một tuyên bố rằng Mỹ coi hành động mở đường của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov để Quân đội Syria và đồng minh có thể triển khai một chiến dịch tiến công ở Idlib là hành động leo thang căng thẳng trong cuộc nội chiến này.

Ông Lavrov đã tuyên bố chính quyền của TT Syria Bashar Assad có toàn quyền và một cách chính đáng để tiến công tiêu diệt các nhóm khủng bố ở Idlib.

Suy đoán về khả năng có thể xảy ra tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria đã trở nên nóng trở lại chỉ trong vài tuần gần đây sau khi Nga chính thức cảnh báo về một cuộc tấn công giả mạo để phương Tây lấy cơ tấn công Chính phủ Syria một lần nữa.

Ông Lavrov tuyên bố Nga đã có những bằng chứng về một cuộc tấn công giả mạo như vậy đang được chuẩn bị và đã trao bằng chứng cho Liên hợp quốc và các bên liên quan.

Trong một diễn biến khác, Hải quân và Không quân Nga đang tổ chức một cuộc tập trận quân binh chủng hợp thành quy mô lớn ở biển Địa Trung Hải từ ngày 1 tới ngày 8 tháng 9. Ông Lavrov tuyên bố cuộc tập trận này là sự kiện bình thường và bất cứ quốc gia nào cũng có quyền tổ chức các hoạt động tương tự.

Dồn dập dấu hiệu Mỹ sắp đánh "vỗ mặt" Syria: Iraq bất ngờ cấm bay với chiến đấu cơ Nga

Dồn dập dấu hiệu Mỹ sắp đánh
Dồn dập dấu hiệu Mỹ sắp đánh "vỗ mặt" Syria: Iraq bất ngờ cấm bay với chiến đấu cơ Nga
NÓNG: Mỹ lập danh sách mục tiêu, chuẩn bị tấn công Syria - Nước sôi lửa bỏng?
NÓNG: Mỹ lập danh sách mục tiêu, chuẩn bị tấn công Syria - Nước sôi lửa bỏng?
Hé lộ căn cứ không quân
Hé lộ căn cứ không quân "lớn chưa từng có" của Mỹ ở Syria
Nga rầm rộ khai hỏa bắn đạn thật gần Syria đón chờ liên quân Mỹ-Anh-Pháp
Nga rầm rộ khai hỏa bắn đạn thật gần Syria đón chờ liên quân Mỹ-Anh-Pháp
Iraq vừa bất ngờ ra quyết định cấm bay đối với các chiến đấu cơ của Nga, ngừng cho phép KQ Nga sử dụng không phận. Dấu hiệu của một cuộc tiến công Syria đã trở nên rõ ràng hơn?

Không quân Nga đã bị cấm không được sử dụng không phận Iraq kể từ hôm qua, thứ Sáu ngày 31/08/2018 và họ bị buộc phải chuyển các đường bay qua Iran, các nhà quan sát giao thông đường không cho biết.

Theo các báo cáo, một chiếc máy bay vận tải quân sự Tu-154M của Nga cất cánh từ Moscow bay tới tỉnh ven biển Latakia ở Syria , đúng lúc chính phủ Iraq ra quyết định cấm các chuyến bay quân sự ngang qua không phận nước này.

Dồn dập dấu hiệu Mỹ sắp đánh vỗ mặt Syria: Iraq bất ngờ cấm bay với chiến đấu cơ Nga - Ảnh 1.

Máy bay vận tải Tu-154 của Nga. Ảnh minh họa: AMN.

Không có bất cứ lý do nào được đưa ra bởi Bộ Quốc phòng Iraq khi tiến hành cấm bay đối với các máy bay quân sự Nga.

Các máy bay Nga được cho là đã phải đổi đường bay khi ngang qua không phận Iraq để tới tỉnh Latakia nằm ở phía Tây Syria.

Trước đó, Syria và Iraq đã đồng ý một thỏa thuận cho phép không quân của mỗi nước được sử dụng không phận của nhau khi thực hiện các đợt không kích nhằm tiêu diệt tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (ISIS).

Tuy nhiên, các máy bay Nga dường như đang chở thêm quân tới căn cứ Khmeimim - đầu não của Không quân Nga ở Syria và đang đặt dấu hỏi lớn rằng tại sao họ lại bị cấm sử dụng không phận Iraq.

Một số chuyên gia nhận định rằng rất có thể Iraq đang cố tình gây khó dễ với Nga để ngăn chặn cầu không vận tiếp tế cho các lực lượng Nga ở Syria cũng như cho Quân đội Syria, tạo điều kiện thuận lợi để Mỹ và đồng minh toan tính một đòn tập kích mới vào Syria trong thời gian tới.

Tiết kiệm vô lý, lính xe tăng Nga gặp nguy hiểm: T-72B3 thảm bại trước M1 Abrams SEPv3 Mỹ?

Tiết kiệm vô lý, lính xe tăng Nga gặp nguy hiểm: T-72B3 thảm bại trước M1 Abrams SEPv3 Mỹ?
Tiết kiệm vô lý, lính xe tăng Nga gặp nguy hiểm: T-72B3 thảm bại trước M1 Abrams SEPv3 Mỹ?
Nếu phải cận chiến, xe tăng T-72B3 Nga có thể sẽ gặp phải kết cục dễ đoán và thua thê thảm trước M1 Abrams SEPv3 Mỹ hoặc Leopard-2A6/7 Đức.

Căn cứ vào hàng loạt những thông tin được phân tích trong thời gian gần đây, có thể đưa ra những kết luận khiến người ta phải suy nghĩ về việc phát triển các loại vũ khí mới của Nga.

Những dự án nặng ký như chế tạo siêu tàu sân bay Shtorm và căn chỉnh tiêm kích tàng hình Su-57, cả chương trình sản xuất hàng loạt xe tăng T-14 cũng như xe chiến đấu bộ binh hạng nặng T-15 trên khung gầm xe bánh xích đa năng hạng nặng "Armata" đều đang nằm trong một màn sương mù bao phủ.

Trong khi đó, liên tục xuất hiện nhưng thông tin về việc Mỹ đang tích cực nâng cấp dàn xe tăng M1A1/A2 "Abrams" lên thành M1A2 SEPv3 thông qua công ty "General Land System", cũng như lên phiên bản tiên tiến hơn M1A2 SEPv4 với tổ hợp ngắm bắn ảnh-nhiệt siêu hiện đại.

Tuy nhiên, quan chức phụ trách mảng công nghiệp quốc phòng, Phó thủ tướng Nga Yury Borisov lại đưa ra một ý kiến đáng ngạc nhiên liên quan tới tương lai của các đơn vị xe tăng Nga.

Tiết kiệm, tiết kiệm và... tiết kiệm

Hoá ra, theo ông Borisov, thay vì sản xuất hàng loạt món hàng "đắt đỏ" T-15 Armata (khoảng 3,94 triệu USD/chiếc), Nga sẽ triển khai nâng cấp tất cả các xe tăng T-72B hiện có (cả số niêm cất trong kho) lên phiên bản mới nhất T-72B3 .

Tiết kiệm vô lý, lính xe tăng Nga gặp nguy hiểm: T-72B3 thảm bại trước M1 Abrams SEPv3 Mỹ? - Ảnh 1.

Xe tăng T-72B3 của Nga.

Quan chức cấp cao này lý giải tuyên bố bất nhất này một các hết sức đơn giản. Theo ông, các xe tăng chiến đấu chủ lực này qua quá trình hiện đại hóa với chi phí không đắt đỏ nhưng vẫn đủ sức cạnh tranh với các mẫu xe tăng mới nâng cấp M1A2 Abrams, AMX-56 Leclerc và Leopard-2A5/6/7 trên thị trường vũ khí.

Bởi lẽ nó đáp ứng hoàn hảo theo tiêu chí «giá thành-tính hiệu quả» cũng có ưu thế khi đối đầu với những xe tăng hiện đại của phương Tây trên các chiến trường.

Không hiểu tuyên bố này của ông Borisov có quá hoành tráng và nông nổi hay không?

  • NÓNG: Mỹ chốt xong danh sách mục tiêu, chuẩn bị tấn công Syria - Nước sôi lửa bỏng?

Nếu phân tích ý kiến trên, không đặt nặng tiêu chí 'giá thành-tính hiệu quả', không tính đến những mối đe doạ trên các chiến trường được kết nối mạng trung tâm như hiện nay, thì ở mức độ nào đó T-72B3 hoàn toàn có thể chấp nhận được.

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3 sở hữu khẩu pháo hoàn thiện hơn thuộc dòng 2A46M - 2A46M-5. Khẩu pháo này đặc biệt hơn so với những phiên bản trước đó ở độ chụm khi bắn tăng lên 1,15-1,2 lần, trong khi đó độ tản mát tổng thể khi bắn trong lúc hành tiến giảm đi 70%.

Cần phải nhấn mạnh cả việc T-72B3 và T-72B3M được bổ sung thêm một kính ngắm đa kênh Sosna-U cho pháo thủ, nhờ đó các cỗ máy này có thể tiếp tục trận chiến kể cả khi một trong những thiết bị ngắm bắn bị hư hỏng.

Tuy nhiên, tất cả những thiết bị này chỉ hoạt động tốt ở khoảng cách 3.500-5.000m, khi T-72 có thể triển khai hoả lực, ví dụ, nhằm vào các xe tăng tối tân M1A2 SEPv3 Abrams Mỹ bằng các tên lửa chống tăng điều khiển 9M119M1 Invar-M1 của tổ hợp Reflex-M.

Nhưng trong vòng vài phút ngắn ngủi, các xe tăng tiếp cận nhau ở khoảng cách 3-3,5km khi chiến đấu, để Invar-M1 kịp bắn hạ đôi-ba chiếc Abrams phiên bản mới nhất là điều không hề dễ dàng.

Bởi lẽ, đã từ lâu người ta điều biết rằng độ cứng của lớp thiết giáp phía trước của tháp pháo M1A2 SEP có thể lên tới tương đương 1200-1300mm, trong khi đó khả năng xuyên giáp tối đa của Invar-M1 chỉ ở mức 900mm và với điều kiện lớp bọc thép phía trước của tháp pháo xe tăng địch không lắp đặt các modul phòng vệ tích cực.

Vì thế, để bắn hạ được các xe tăng Abrams mới từ phía trước phải nhờ tới những sự trùng hợp ngẫu nhiên, hoặc kỹ năng vô cùng chuẩn xác của sĩ quan ngắm bắn trên T-72B3 để cắm quả tên lửa của Invar-M1 vào đúng khe nối giữa phần thân xe và tháo pháo hoặc khớp nối giữa khẩu pháo và tấm giáp phía trước của tháp pháo.

Nhưng bạn nghĩ rằng điều này đơn giản, đặc biệt vào ban đêm, ở khoảng cách 3.000-3.200m, khi cả hai chiếc xe tăng di chuyển với tốc độ từ 25 đến 50km/h trên địa hình đa dạng?

Tiết kiệm vô lý, lính xe tăng Nga gặp nguy hiểm: T-72B3 thảm bại trước M1 Abrams SEPv3 Mỹ? - Ảnh 3.

Xe tăng T-72B3 của Nga.

T-72B3 có làm gì nổi M1A2 Abrams nâng cấp của Mỹ?

Và đó chưa phải là tất cả những điều bất ngờ mà các lính xe tăng Nga sẽ gặp phải khi sử dụng các tổ hợp Reflex-M trong lúc đối đầu với M1A2 của Mỹ.

Vấn đề ở chỗ, từ cuối năm 2018, nhiều trang thông tin điện tử của Nga và nước ngoài đưa tin về kế hoạch của Lầu Năm Góc mua 261 tổ hợp phòng vệ chủ động Trophy do Tập đoàn Rafael Armament Development Authority và Israel Aerospace Industries của Israel trong năm tài chính 2019.

Các tổ hợp này dự kiến sẽ được lắp đặt trên các xe tăng M1A2/SEP của 3 lữ đoàn tăng thiết giáp quân đội Mỹ đang đóng quân tại Trung và Đông Âu, cũng như tại các nước Baltic (chủ yếu tại Latvia).

  • Dồn dập dấu hiệu Mỹ sắp đánh "vỗ mặt" Syria: Iraq bất ngờ cấm bay với chiến đấu cơ Nga

Hoàn toàn có thể thấy rằng quyết định này trực tiếp liên quan tới khả năng một cuộc xung đột quy mô khu vực giữa Nga và NATO tại chiến trường Đông Âu đang leo thang, nơi mà các đạn chống tăng của những tổ hợp Reflex, Kornet-E và Khrisantema-S sẽ phải đối đầu với Abrams.

Căn cứ này là hoàn toàn có cơ sở ngay đối với cả việc các xe tăng M1A2 ở đơn vị số 7 của quân đội Mỹ tại Grafenwöhr (Đức) đã được trang bị tổ hợp TUSK vào hồi đầu năm 2017, tuy nhiên khi tác chiến trong đô thị, tổ hợp này chỉ bảo vệ phía sườn của phần thân và tháp pháo trước những loại đạn xuyên lõm.

Trong khi đó thì Trophy với 4 radar mảng pha chủ động EL/M-2133 có thể phát hiện mục tiêu với góc quan sát tương đương 90 độ và 2 hộp phóng đạn phân mảnh kiểu cò quay trên tháp pháo M1A2 SEPv2/3 sẽ bảo vệ chiếc xe tăng này khỏi tên lửa chống tăng của đối phương tấn công từ mọi hướng.

Để vượt qua được lớp phòng vệ này cần phải phóng liên tục (với tần suất ngắn) một vài quả tên lửa chống tăng hoặc sử dụng đạn loại 7P53 «Kryuk» (RPG-30) giả làm tên lửa để đánh lạc hướng nhận diện đạn phân mảnh của tổ hợp phòng vệ chủ động Trophy.

Các quả đạn chống tăng tiêu chuẩn 9M119M1 Invar-M1 của tổ hợp Reflex, đáng tiếc, không thể làm gì được ở đây.

Tiết kiệm  vô lý, lính xe tăng Nga gặp nguy hiểm: T-72B3 thảm bại trước M1 Abrams SEPv3 Mỹ? - Ảnh 5.

Xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2 SEPv3 Abrams, được trang bị tổ hợp phòng vệ chủ động Trophy với các radar mảng pha chủ động EL/M-2133 ở hai bên hông tháp pháo.

Như vậy, T-72B3/B3M trong trận chiến chắc chắn sẽ phải tiếp cận M1A2 SEP ở khoảng cách dưới 3.000m, nơi mà hai bên sẽ "trao đổi" đạn xuyên giáp. Các tổ lái của T-72 trong tình huống này chắc chắn sẽ không hề dễ thở chút nào.

Lính xe tăng T-72B3 Nga gặp nguy hiểm?

Đương nhiên, cần phải xem xét chi tiết khả năng bảo vệ của lớp thiết giáp của T-72B3/B3M. Chúng ta có gì?

Các tấm thiết giáp phía trước của tháp pháo, nơi đặt nòng pháo, chỉ có độ dày 330-350mm, khu vực ụ súng trung liên 7,62mm - 580-585mm, khu vực của trung tâm những tấm giáp - 795-800mm.

Nếu quy đổi sang độ cứng tương đương trước các loại đạn xuyên giáp - khu vực lỗ đặt nòng pháo của T-72B3 chỉ có khả năng bảo vệ ở mức độ 350-500mm và các miếng bảo vệ 4C22 của hệ thống phòng vệ "Kontakt-5" cũng không thể làm gì được.

Bởi lẽ, ở phía bên trái tháp pháo cần khoảng trống quan sát cho ống ngắm của sĩ quan ngắm bắn, còn ở bên phải - khoảng trống để triển khai hoả lực từ súng trung liên.

Kết luận: Chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3M có thể bị vô hiệu hoá khi phần lỗ đặt nòng pháo bị trúng đạn xuyên giáp 105mm dù đã lỗi thời loại M774 và M883 được quân đội Mỹ sử dụng từ năm 1979 và 1983 tương ứng; khu vực xung yếu này có chiều rộng khoảng 0,5m.

Đương nhiên, nếu khu vực này bị xuyên phá sẽ khiến chỉ huy và sĩ quan ngắm bắn hi sinh.

Tiết kiệm vô lý, lính xe tăng Nga gặp nguy hiểm: T-72B3 thảm bại trước M1 Abrams SEPv3 Mỹ? - Ảnh 6.

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3M

Những phần giữa của các tấm thiết giáp phía trước tháp pháo được bao bọc bởi các tấm 4C22 của hệ thống phòng vệ Kontakt-5, giúp chỉ số độ cứng tương đương trước các loại đạn xuyên giáp tăng từ 540 lên 650mm.

Tất nhiên, nó tốt hơn là chỉ có tấm giáp trần trụi, nhưng điều đó là không đủ để bảo vệ một cách tối thiểu trước những loại đạn xuyên giáp M829A1 và M829A2 của Mỹ với khả năng xuyên giáp 700 và 740mm tương ứng ở khoảng cách 2.000m và chạm nổ ở góc 90 độ.

Hơn nữa, các tấm 4C22 có điểm yếu về thiết kế khi bố trí trên tháp pháo – đó là chúng để lộ các khe lớn giữa những modul. Nếu lõi đạn xuyên giáp bắn trúng vào những khe lớn này thì hệ thống phòng vệ Kontakt-5 coi như sẽ không làm tròn nhiệm vụ giảm 20% khả năng xuyên phá của đầu đạn.

Phương án duy nhất mà có thể đảm bảo được ít nhiều độ cứng tương đương của phần giữa các tấm thiết giáp phía trước – đó là lắp đặt hệ thống phòng vệ Relikt theo đề án T-72B "Rogatka" (từ năm 2006).

  • Lộ diện mẫu tàu tuần tra cỡ lớn hoàn toàn mới của Cảnh sát biển Việt Nam

  • Vừa nổ khủng khiếp tại nhà máy sản xuất vũ khí lớn nhất của Nga

  • NÓNG: Nga ra đòn phủ đầu, chặn đứng âm mưu tấn công Syria của Mỹ và liên quân-Chưa từng có

Ở đây, các modul 4C22 bao bọc rất khít mặt trước của tháp pháo, giúp cho khả năng chống xuyên giáp trước các loại đạn động lực xuyên giáp tăng lên không chỉ 20% mà thậm chí 50%, từ 540 lên thành 810mm.

Điều đó có nghĩa những phần trọng yếu của phía trước tháp pháo được bảo vệ trước các loại đạn mới M829A3 của Mỹ.

Nhưng như chúng ta thấy qua các lễ duyệt binh và triển lãm được đăng tải rộng rãi, về mức độ bao bọc kín khu vực phía trước tháp pháo, thậm chí của những mẫu xe tăng mới nhất T-72B3, còn lâu mới được như mức độ của "Rogatka": Vẫn là hệ thống Kontakt trên tháp pháo, và chỉ thêm các miếng chống đạn xuyên lõm treo hai bên sườn xe.

Kết cục trận cận chiến của chiếc xe tăng T-72B3 với M1 Abrams SEPv3 trang bị các loại đạn xuyên giáp M829A4 (có thể xuyên thủng lớp thiết giáp dày hơn 850-900mm) hoặc "Leopard-2A6/7 trang bị đạn DM63A1 là dễ đoán và thê thảm.

Xe tăng T-72B3 tại Tank Biathlon 2018

Vừa nổ khủng khiếp tại nhà máy sản xuất vũ khí lớn nhất của Nga

Vừa nổ khủng khiếp tại nhà máy sản xuất vũ khí lớn nhất của Nga
Vừa nổ khủng khiếp tại nhà máy sản xuất vũ khí lớn nhất của Nga
Kênh RT vừa đưa tin một vụ nổ khủng khiếp đã xảy ra tại một nhà máy sản xuất vũ khí lớn nhất của Nga ở vùng Nizhny Novgorod.

RT cho biết một vụ nổ cực lớn đã bùng phát tại một trong những nhà máy chế tạo vũ khí lớn nhất của Nga nằm ở vùng Nizhny Novgorod.

Theo các nguồn tin từ truyền thông Nga thì một nhà xưởng chứa mìn thành phẩm thuộc Nhà máy chế tạo đạn dược Sverdlov ở Dzerzhinsk (ở vùng Nizhny Novgorod) đã phát nổ, gây ra các đám cháy lớn kèm theo tiếng những nổ khủng khiếp.

Vụ nổ tại nhà xưởng của Nhà máy Sverdlov đã gây ra đám cháy lớn nhấn chìm khoảng một trăm m2 nhà xưởng trong biển lửa.

Vừa nổ khủng khiếp tại nhà máy sản xuất vũ khí lớn nhất của Nga - Ảnh 1.

Một góc Nhà máy sản xuất vũ khí ở Nizhny Novgorod. Ảnh: sverdlova.ru

Vụ nổ cực lớn và khủng khiếp này vừa xảy ra lúc giữa trưa, và phải đến 13h chiều nay (giờ địa phương, tức 17h giờ Việt Nam) thì lính cứu hỏa mới dập tắt hoàn toàn được đám cháy lớn.

Kết quả sơ bộ cho thấy vụ nổ kinh hoàng này đã giết chết ngay tại chỗ 3 người và một số người khác bị thương, mất tích, trong đó số người bị cho là mất tích có thể lên tới 3 người. Theo Tass, nguyên nhân gây ra vụ nổ được cho là do sự cố kỹ thuật.

Nhà máy chế tạo đạn dược Sverdlov có tuổi đời hơn 100 năm và đây là một trong những cơ sở chế tạo vũ khí lớn nhất của Nga, nằm cách Thủ đô Moscow chừng 400km. Tại nhà máy này, người ta sản xuất thuốc nổ công nghiệp, kíp nổ và các thiết bị phụ trợ phục vụ cho quốc phòng và công nghiệp khai mỏ.

Moscow có thể mua 3 vũ khí mới từ Bắc Kinh: Nga đang bí hay truyền thông TQ "tự sướng"?

Moscow có thể mua 3 vũ khí mới từ Bắc Kinh: Nga đang bí hay truyền thông TQ
Moscow có thể mua 3 vũ khí mới từ Bắc Kinh: Nga đang bí hay truyền thông TQ "tự sướng"?
Tại Diễn đàn Kỹ thuật quân sự Quốc tế ARMY-2018, kênh truyền hình Phượng Hoàng của Trung Quốc cho biết, Moscow đang lên kế hoạch mua vũ khí từ Bắc Kinh.

Vào hôm 21/08 vừa qua, tại công viên Patriot, ngoại ô Thủ đô Moscow đã diễn ra lễ khai mạc Diễn đàn Kỹ thuật quân sự Quốc tế ARMY-2018 được tổ chức bởi Bộ Quốc phòng Nga.

Phía Trung Quốc nhân dịp này cũng trưng bày nhiều loại vũ khí và thiết bị quân sự mới nhất, bao gồm xe tăng chiến đấu chủ lực VT-4, VT-5, lựu pháo tự hành PLZ-52 cỡ nòng 155mm, tên lửa chống tăng HJ-12.

Công ty đóng tàu của Trung Quốc cũng trưng bày tại ARMY-2018 mô hình phiên bản xuất khẩu của khinh hạm Type 054A (mang tên Type 054AE), mô hình tàu đổ bộ đa năng và tàu chiến cận bờ.

Moscow có thể mua 3 vũ khí mới từ Bắc Kinh: Nga đang bí hay truyền thông TQ tự sướng? - Ảnh 1.

Từ trên xuống dưới, mô hình tàu đổ bộ đa năng, khinh hạm Type 054AE và tàu tác chiến cận bờ được Trung Quốc trưng bày tại Army-2018.

Dưới đây là 3 loại vũ khí có khả năng sẽ được Nga đặt mua từ Trung Quốc:

Đầu tiên là phiên bản xuất khẩu của khinh hạm Type 054AE. Trong đợt tập trận Maritime Interaction 2017 giữa Nga và Trung Quốc, mẫu khinh hạm Type 054A đã minh chứng được khả năng vượt trội của mình và thu hút sự chú ý từ phía Nga nhờ sự xuất hiện xuất sắc.

Theo như các chuyên gia Nga, các hạm đội của nước này cần hiện đại hóa ngay lập tức và khinh hạm Type 054A có thể đáp ứng được yêu cầu này.

Moscow có thể mua 3 vũ khí mới từ Bắc Kinh: Nga đang bí hay truyền thông TQ tự sướng? - Ảnh 2.

Mô hình tàu đổ bộ đa năng và khinh hạm Type 054AE tại Army-2018.

Thứ hai là phiên bản xuất khẩu của tàu đổ bộ đa năng có lượng giãn nước lên đến 20.000 tấn có thiết kế gần giống với lớp Mistral của Pháp. Nga từ lâu hiện không có khả năng chế tạo các tàu mặt nước cỡ lớn và do đó không thể cung cấp cho các hạm đội của mình mẫu tàu như vậy, họ buộc phải mua từ nước ngoài.

Như vậy, Trung Quốc có thể tận dụng cơ hội này để cung cấp thứ mà Nga rất cần. Theo như các thông tin thì hiện Trung Quốc đang đóng 4 tàu đổ bộ Type 075 với lượng giãn nước lên đến 40.000 tấn.

Thứ ba là các thiết bị quang sát ảnh nhiệt, đây là món hàng có khả năng cao nhất. Ngay trước khi quan hệ giữa Nga và phương Tây xấu đi, phần lớn các thiết bị ảnh nhiệt dùng trong quân sự của Nga được mua từ Pháp. Hiện tại, nguồn cung này đã bị cắt.

  • Nga lạnh lùng cảnh báo: Mỹ đừng có động đến Syria

  • Mỹ và đồng minh chỉ cần 24h để sẵn sàng tấn công tên lửa - Syria báo động khẩn

  • Thắng lớn tại ARMY-2018: Tin vui tới tấp bay về - CNQP Nga tiến như vũ bão

Trong khi đó, Trung Quốc đã đạt được nhiều bước đột phá trong công nghệ và qua đó nâng cao chất lượng của các thiết bị quan sát ảnh nhiệt quân sự lên ngang tầm với phương Tây.

Vì vậy, các thiết bị ảnh nhiệt của Trung Quốc có thể thay Pháp để lắp trên các xe tăng, trực thăng và xe trinh sát của Nga.

Mặc dù chưa khẳng định được liệu Nga có thật sự mua vũ khí của Trung Quốc không hay là truyền thông nước này tự đánh bóng sản phẩm của mình, ăn theo sự kiện quân sự quốc phòng nổi bật nhất trong năm được tổ chức ở Moscow.

Tuy nhiên, cho dù Nga có mua một vài vũ khí của Trung Quốc hay bất cứ nước nào khác cũng là chuyện bình thường bởi lẽ kể cả những quốc gia hàng đầu thế giới về công nghiệp quốc phòng như Mỹ, Anh, Pháp,... vẫn phải đi nhập khẩu thêm vũ khí từ nước ngoài đấy thôi.

NÓNG: Mỹ lập danh sách mục tiêu, chuẩn bị tấn công Syria - Nước sôi lửa bỏng?

NÓNG: Mỹ lập danh sách mục tiêu, chuẩn bị tấn công Syria - Nước sôi lửa bỏng?
NÓNG: Mỹ lập danh sách mục tiêu, chuẩn bị tấn công Syria - Nước sôi lửa bỏng?
Iraq bất ngờ cấm bay đối với chiến đấu cơ Nga: Đồng minh Mỹ hợp vây, chuẩn bị đánh Syria?
Iraq bất ngờ cấm bay đối với chiến đấu cơ Nga: Đồng minh Mỹ hợp vây, chuẩn bị đánh Syria?
Hé lộ căn cứ không quân
Hé lộ căn cứ không quân "lớn chưa từng có" của Mỹ ở Syria
Nga rầm rộ khai hỏa bắn đạn thật gần Syria đón chờ liên quân Mỹ-Anh-Pháp
Nga rầm rộ khai hỏa bắn đạn thật gần Syria đón chờ liên quân Mỹ-Anh-Pháp
CNN cho biết, trong số những mục tiêu chính của Syria có thể bị tấn công khi TT Trump quyết định "xuống tay" là các cơ sở được cho là có liên hệ tới việc sản xuất vũ khí hóa học.

Tuy nhiên, các quyết định về những cuộc không kích hiện vẫn chưa được đưa ra, nhưng CNN nhấn mạnh rằng, Quân đội Mỹ có thể rất nhanh chóng ra đòn một khi có bằng chứng cho thấy Damascus sử dụng vũ khí hóa học.

Bộ trưởng BQP Mỹ Mike Pompeo nói trong một tuyên bố rằng Mỹ coi hành động mở đường của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov để Quân đội Syria và đồng minh có thể triển khai một chiến dịch tiến công ở Idlib là hành động leo thang căng thẳng trong cuộc nội chiến này.

Ông Lavrov đã tuyên bố chính quyền của TT Syria Bashar Assad có toàn quyền và một cách chính đáng để tiến công tiêu diệt các nhóm khủng bố ở Idlib.

Suy đoán về khả năng có thể xảy ra tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria đã trở nên nóng trở lại chỉ trong vài tuần gần đây sau khi Nga chính thức cảnh báo về một cuộc tấn công giả mạo để phương Tây lấy cơ tấn công Chính phủ Syria một lần nữa.

Ông Lavrov tuyên bố Nga đã có những bằng chứng về một cuộc tấn công giả mạo như vậy đang được chuẩn bị và đã trao bằng chứng cho Liên hợp quốc và các bên liên quan.

Trong một diễn biến khác, Hải quân và Không quân Nga đang tổ chức một cuộc tập trận quân binh chủng hợp thành quy mô lớn ở biển Địa Trung Hải từ ngày 1 tới ngày 8 tháng 9. Ông Lavrov tuyên bố cuộc tập trận này là sự kiện bình thường và bất cứ quốc gia nào cũng có quyền tổ chức các hoạt động tương tự.

Iraq bất ngờ cấm bay đối với chiến đấu cơ Nga: Đồng minh Mỹ hợp vây, chuẩn bị đánh Syria?

Iraq bất ngờ cấm bay đối với chiến đấu cơ Nga: Đồng minh Mỹ hợp vây, chuẩn bị đánh Syria?
Iraq bất ngờ cấm bay đối với chiến đấu cơ Nga: Đồng minh Mỹ hợp vây, chuẩn bị đánh Syria?
NÓNG: Mỹ lập danh sách các mục tiêu, chuẩn bị tấn công Syria - Nước sôi lửa bỏng?
NÓNG: Mỹ lập danh sách các mục tiêu, chuẩn bị tấn công Syria - Nước sôi lửa bỏng?
Hé lộ căn cứ không quân
Hé lộ căn cứ không quân "lớn chưa từng có" của Mỹ ở Syria
Nga rầm rộ khai hỏa bắn đạn thật gần Syria đón chờ liên quân Mỹ-Anh-Pháp
Nga rầm rộ khai hỏa bắn đạn thật gần Syria đón chờ liên quân Mỹ-Anh-Pháp
Iraq vừa bất ngờ ra quyết định cấm bay đối với các chiến đấu cơ của Nga, ngừng cho phép KQ Nga sử dụng không phận. Dấu hiệu của một cuộc tiến công Syria đã trở nên rõ ràng hơn?

Không quân Nga đã bị cấm không được sử dụng không phận Iraq kể từ hôm qua, thứ Sáu ngày 31/08/2018 và họ bị buộc phải chuyển các đường bay qua Iran, các nhà quan sát giao thông đường không cho biết.

Theo các báo cáo, một chiếc máy bay vận tải quân sự Tu-154M của Nga cất cánh từ Moscow bay tới tỉnh ven biển Latakia ở Syria , đúng lúc chính phủ Iraq ra quyết định cấm các chuyến bay quân sự ngang qua không phận nước này.

Iraq  bất ngờ cấm bay đối với chiến đấu cơ Nga: Đồng minh Mỹ hợp vây, chuẩn bị đánh Syria? - Ảnh 1.

Máy bay vận tải Tu-154 của Nga. Ảnh minh họa: AMN.

Không có bất cứ lý do nào được đưa ra bởi Bộ Quốc phòng Iraq khi tiến hành cấm bay đối với các máy bay quân sự Nga.

Các máy bay Nga được cho là đã phải đổi đường bay khi ngang qua không phận Iraq để tới tỉnh Latakia nằm ở phía Tây Syria.

Trước đó, Syria và Iraq đã đồng ý một thỏa thuận cho phép không quân của mỗi nước được sử dụng không phận của nhau khi thực hiện các đợt không kích nhằm tiêu diệt tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (ISIS).

Tuy nhiên, các máy bay Nga dường như đang chở thêm quân tới căn cứ Khmeimim - đầu não của Không quân Nga ở Syria và đang đặt dấu hỏi lớn rằng tại sao họ lại bị cấm sử dụng không phận Iraq.

Một số chuyên gia nhận định rằng rất có thể Iraq đang cố tình gây khó dễ với Nga để ngăn chặn cầu không vận tiếp tế cho các lực lượng Nga ở Syria cũng như cho Quân đội Syria, tạo điều kiện thuận lợi để Mỹ và đồng minh toan tính một đòn tập kích mới vào Syria trong thời gian tới.

NÓNG: Vừa nổ khủng khiếp tại nhà máy sản xuất vũ khí lớn nhất của Nga

NÓNG: Vừa nổ khủng khiếp tại nhà máy sản xuất vũ khí lớn nhất của Nga
NÓNG: Vừa nổ khủng khiếp tại nhà máy sản xuất vũ khí lớn nhất của Nga
Kênh RT vừa đưa tin một vụ khủng khiếp đã xảy ra tại một nhà máy sản xuất vũ khí lớn nhất của Nga ở vùng Nizhny Novgorod.

Bấm F5 để liên tục cập nhật.

RT cho biết một vụ nổ cực lớn đã bùng phát tại một trong những nhà máy chế tạo vũ khí lớn nhất của Nga nằm ở vùng Nizhny Novgorod.

Theo các nguồn tin từ truyền thông Nga thì một nhà xưởng chứa mìn thành phẩm thuộc Nhà máy chế tạo đạn dược Sverdlov ở Dzerzhinsk (ở vùng Nizhny Novgorod) đã phát nổ, gây ra các đám cháy lớn kèm theo tiếng những nổ khủng khiếp.

Vụ nổ tại nhà xưởng của Nhà máy Sverdlov đã gây ra đám cháy lớn nhấn chìm khoảng một trăm m2 nhà xưởng trong biển lửa.

NÓNG: Vừa nổ khủng khiếp tại nhà máy sản xuất vũ khí lớn nhất của Nga - Ảnh 1.

Một góc Nhà máy sản xuất vũ khí ở Nizhny Novgorod. Ảnh: sverdlova.ru

Vụ nổ cực lớn và khủng khiếp này vừa xảy ra lúc giữa trưa, và phải đến 13h chiều nay (giờ địa phương, tức 17h giờ Việt Nam) thì lính cứu hỏa mới dập tắt hoàn toàn được đám cháy lớn.

Kết quả sơ bộ cho thấy vụ nổ kinh hoàng này đã giết chết ngay tại chỗ 3 người và một số người khác bị thương, mất tích, trong đó số người bị cho là mất tích có thể lên tới 3 người. Theo Tass, nguyên nhân gây ra vụ nổ được cho là do sự cố kỹ thuật.

Nhà máy chế tạo đạn dược Sverdlov có tuổi đời hơn 100 năm và đây là một trong những cơ sở chế tạo vũ khí lớn nhất của Nga, nằm cách Thủ đô Moscow chừng 400km. Tại nhà máy này, người ta sản xuất thuốc nổ công nghiệp, kíp nổ và các thiết bị phụ trợ phục vụ cho quốc phòng và công nghiệp khai mỏ.

Lộ diện mẫu tàu tuần tra cỡ lớn hoàn toàn mới của Cảnh sát biển Việt Nam

Lộ diện mẫu tàu tuần tra cỡ lớn hoàn toàn mới của Cảnh sát biển Việt Nam
Lộ diện mẫu tàu tuần tra cỡ lớn hoàn toàn mới của Cảnh sát biển Việt Nam
Phim tài liệu "Cảnh sát biển Việt Nam – 20 năm xây dựng và trưởng thành" nhân ngày truyền thống (28/8/1998-28/8/2018) đã thông tin về mẫu tàu tuần tra cỡ lớn của cho lực lượng này.

Theo đó, đây là mẫu tàu tuần tra mang tên TT-1500 sẽ được đóng cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam tuy nhiên đây không phải là lần đầu tiên mẫu tàu này được nhắc tới.

Trước đó, trong bài "Cải tiến và làm chủ vũ khí trang bị kỹ thuật cảnh sát biển" đăng tải vào ngày 26/09/2015 và bài "Cảnh sát biển làm chủ trang bị hiện đại" đăng tải vào ngày 08/05/2016 đều trên báo Quân đội nhân dân điện tử đã nhắc đến mẫu tàu TT-1500 mới này.

Lộ diện mẫu tàu tuần tra cỡ lớn hoàn toàn mới của Cảnh sát biển Việt Nam - Ảnh 1.

Hình ảnh và thông số kỹ thuật mẫu tàu tuần tra TT-1500 của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.

Theo dữ liệu đã được công bố, thông số kỹ thuật con tàu như sau:

- Kích thước: Chiều dài lớn nhất: 79m; Chiều rộng lớn nhất: 11m; Chiều cao mạn: 6,8m; Mớn nước thiết kế: 3,3m

- Tính năng hoạt động: Vận tốc tối đa: 24 hải lý/giờ; Tầm hoạt động: 4.000 hải lý; Thời gian đi biển liên tục: 30 ngày

- Lượng giãn nước: ình ảnh giới thiệu về mẫu tàu này trong phim tài liệu "Cảnh sát biển Việt Nam – 20 năm xây dựng và trưởng thành" không nhắc đến, nhưng theo truyền thống đặt tên các lớp tàu của Cảnh sát biển Việt Nam thì TT-1500 nghĩa là con tàu có lượng giãn nước vào khoảng trên dưới 1.500 tấn.

  • NÓNG: Nga ra đòn phủ đầu, chặn đứng âm mưu tấn công Syria của Mỹ và liên quân-Chưa từng có

Ngoài ra, qua quan sát mô hình thiết kế có thể thấy rõ tàu có sàn đáp cho trực thăng (chưa rõ có nhà chứa trực thăng hay không). Tháp pháo 23mm ở phía trước thượng tầng và phía sau đuôi tàu.

Việc bổ sung lớp tàu tuần tra có lượng giãn nước 1.500 tấn sẽ lấp đầy khoảng trống giữa lớp tàu TT-400 và DN-2000.

Trước đây, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam chỉ có 1 con tàu tuần tra ở phân khúc giữa 2 tàu nói trên đó là tàu CSB-8003 do Hàn Quốc chuyển giao.

Việc đóng mới các tàu TT-1500 sẽ tăng cường đáng kể năng lực tuần tra ở các vùng biển xa bờ cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.

"Quái vật khổng lồ" không tưởng của Nga và cái kết bi đát

"Quái vật khổng lồ" không tưởng của Nga và cái kết bi đát
Mặc dù với những bánh xe khổng lồ của mình, Tsar có thể nghiền nát cây cối "dễ như bẻ tăm" nhưng nó có thể dễ dàng bị mắc kẹt trong bùn lầy và cần được hỗ trợ mới có thể thoát ra.

Bạn đã bao giờ nghe đến "xe tăng bay"? Hay một chiếc xe tăng có thể chịu được vụ nổ hạt nhân? Những dự án quá mức tham vọng này chưa bao giờ trở thành hiện thực.

Trong bài viết dưới đây, tờ Russia Beyond đã liệt kê 5 dự án xe tăng khó tin nhưng đã bị hủy bỏ của Nga/Liên Xô.

1. Xe tăng Tsar

Quái vật khổng lồ không tưởng của Nga và cái kết bi đát - Ảnh 1.

Con "quái vật" khổng lồ này được thiết kế để khiến đối phương khiếp sợ và nó có thể vượt qua bất cứ chướng ngại vật nào cản đường đi của mình. Xe tăng Tsar, hay còn được biết đến là "Bat" hoặc "Mammoth" được kỳ vọng sẽ trở thành siêu vũ khí của Nga trong Thế chiến I nhưng nó chưa bao giờ trở thành hiện thực.

Khi chiếc Tsar sẵn sàng vào năm 1915 và các cuộc thử nghiệm bắt đầu, người ta phát hiện ra nó có rất nhiều bất lợi. Mặc dù với những chiếc bánh xe khổng lồ của mình, Tsar có thể nghiền nát cây cối "dễ như bẻ tăm" nhưng nó có thể dễ dàng bị mắc kẹt trong bùn lầy và cần được hỗ trợ mới có thể thoát ra.

Bánh xe chính là điểm yếu nhất của Tsar, một quả đạn pháo cũng có thể hạ gục nó dễ dàng. Dự án này cuối cùng đã bị bỏ dở, và "người khổng lồ" bị bỏ lại trong rừng cho tới khi mục nát. Năm 1923, xe tăng Tsar được tháo dỡ để lấy phế liệu.

2. Xe tăng chạy trên đệm khí

Quái vật khổng lồ không tưởng của Nga và cái kết bi đát - Ảnh 2.

Trong những năm 1930, khi những chiếc xe tăng đổ bộ và tàu đệm khí đầu tiên được chế tạo, các nhà thiết kế Liên Xô đã nảy sinh ý tưởng phát triển một mẫu xe chiến đấu lý tưởng, có thể vượt qua các địa mình sa mạc, băng đá, tuyết dày, các con sông và đầm lầy.

Mẫu xe tăng đổ bộ chạy trên đệm khí đầu tiên được thiết kế dựa trên mẫu tàu đệm khí đầu tiên trên thế giới L-1. Nó dự kiến dài 10m, kíp lái 2 người, trang bị 1 súng máy.

Tuy nhiên, không rõ vì lý do gì dự án này đã bị hủy bỏ. Kế hoạch chế tạo xe bọc thép đệm khí đầu tiên của Liên Xô cũng cùng chung số phận.

3. MAS-1

Quái vật khổng lồ không tưởng của Nga và cái kết bi  đát - Ảnh 3.

MAS-1 được kỳ vọng trở thành chiếc xe tăng đầu tiên của Liên Xô vừa có khả năng di chuyển trên mặt đất, vừa có thể... bay.

Được phát triển dựa trên xe tăng kỵ binh BT-7 nên MAS-1 có thiết kế với phần thân bóng, đôi cánh gập và có 1 cánh quạt. Nó dự kiến được trang bị vài khẩu súng máy, kíp lái gồm lái xe và chỉ huy xe tăng (đồng thời là xạ thủ).

Song, dự án này được cho là quá tham vọng và đắt đỏ nên đã bị hủy bỏ vào năm 1937.

4. A-40

Quái vật khổng lồ không tưởng của Nga và cái kết bi đát - Ảnh 4.

Trong Thế chiến II, ý tưởng chế tạo xe tăng bay một lần nữa được trao cơ hội thứ hai. Thiết kế của A-40 trông như một mẫu lai giữa xe tăng trinh sát T-60 của Liên Xô và một chiếc tàu lượn.

  • Kho tên lửa khổng lồ ở giữa trái tim 2 kình địch Israel-Iran

Người ta cần phải dùng tới máy bay ném bom hạng nặng Tupolev TB-3 để kéo chiếc xe tăng bay này lên bầu trời trước khi thả nó ở vị trí cách đích đến từ 20-25km.

Sau khi hạ cánh xuống mặt đất, đôi cánh của A-40 sẽ được tháo ra và nó bắt đầu tấn công kẻ địch.

Tuy nhiên, các cuộc thử nghiệm cho mẫu xe tăng mới đã thất bại. TB-3 không đủ khả năng nhấc A-40 lên độ cao hơn 40m, ngay cả khi khối lượng xe tăng đã được giảm bớt. Do vào thời điểm đó, Liên Xô không còn mẫu máy bay nào khác đủ mạnh để nhấc được cỗ xe tăng mới, nên dự án đã bị hủy bỏ.

5. Object 279

Quái vật khổng lồ không tưởng của Nga và cái kết bi đát - Ảnh 6.

Mẫu xe tăng hạng nặng này của Liên Xô trông giống như một chiếc UFO được đặt trên hai dải bánh xích. "Object 279" được Liên Xô thiết kế vào cuối những năm 1950 để tham gia tác chiến hạt nhân.

Hình dạng khác thường giúp nó không bị lật nhào trong trường hợp trúng sóng xung kích mạnh từ vụ nổ hạt nhân.

Thế nhưng, do một loạt lỗi kỹ thuật, dự án Object 279 đã bị đóng băng. Chỉ có duy nhất một nguyên mẫu được hoàn thành và hiện được trưng bày tại bảo tàng xe tăng Kubinka ở vùng Moscow.

Nằm gần tổ hợp S-400 Nga, cơ sở tên lửa Iran may mắn thoát đòn trời giáng của Israel

Nằm gần tổ hợp S-400 Nga, cơ sở tên lửa Iran may mắn thoát đòn trời giáng của Israel
Nằm gần tổ hợp S-400 Nga, cơ sở tên lửa Iran may mắn thoát đòn trời giáng của Israel
Times of Israel đưa tin, các hình ảnh vệ tinh được công bố hôm thứ Năm (30/8) đã cho thấy một nhà máy tên lửa đất-đối-đất của Iran được xây dựng tại Syria.

Điều đó làm dấy lên lo ngại về sự hợp tác quân sự tăng cường giữa hai quốc gia này tại biên giới phía bắc Israel.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy nhà máy tên lửa mới của Iran tại Syria

Theo các hình ảnh vệ tinh (do công ty ImageSat International chụp lại và sau đó kênh Channel 10 công bố), cơ sở này nằm bên ngoài Wadi Jahannam, tây bắc Syria. Nó được cho là có điểm tương đồng với cơ sở Parchin của Iran - nơi có liên quan tới chương trình tên lửa và hạt nhân của nước Cộng hòa Hồi giáo.

Ngoài việc ghi nhận sự đột biến rõ ràng trong công trình xây dựng tại địa điểm này và sự tương đồng với cơ sở Parchin, Channel 10 không nói rõ làm thế nào nơi đây được xác định là nhà máy tên lửa.

Không giống với những cơ sở khác của Iran tại Syria đã trở thành mục tiêu không kích của Israel, báo cáo của Channel 10 cho biết, nhà máy tên lửa trong ảnh vệ tinh có vẻ được "chừa ra" do nó nằm rất gần khu vực Nga triển khai tổ hợp tên lửa S-400 - một trong những hệ thống phòng không tiên tiến nhất trên thế giới .

Nằm gần tổ hợp  S-400 Nga, cơ sở tên lửa Iran may mắn thoát đòn trời giáng của Israel - Ảnh 2.

Hình ảnh vệ tinh chụp cơ sở Parchin tháng 4/2012 (AP/Viện Khoa học và An ninh Quốc tế )

Hồi tháng 7, các máy bay chiến đấu Israel được cho là đã tấn công một cơ sở sản xuất tên lửa ở Masyaf. Cũng tại đây, một nhà khoa học tên lửa và vũ khí hóa học hàng đầu của Syria đã thiệt mạng hồi đầu tháng này do bị cài bom trên xe. Israel bị cáo buộc là thủ phạm vụ tấn công.

Theo tờ New York Times, Israel cho rằng Tiến sĩ Aziz Asbar là người đứng đầu chương trình phát triển vũ khí hóa học bí mật, gọi là Sector 4, tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Syria. Trước khi bị ám sát, ông Asbar cũng đang tất bật với kế hoạch tái xây dựng một nhà máy vũ khí dưới lòng đất để thay thế cơ sở bị Israel phá hủy.

Israel không bình luận về các cáo buộc liên quan đến vụ không kích vào cơ sở tại Masyaf, nhưng trong một tuyên bố sau vụ tấn công, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khẳng định "Israel sẽ tiếp tục hành động tại Syria để ngăn Iran thiết lập sự hiện diện quân sự ở đó".

  • Chuyên gia: Dù ai thắng trong cuộc nội chiến ở Syria thì Israel cũng là người thua cuộc

Iran là một trong những bên hậu thuẫn hàng đầu cho chính quyền Tổng thống Bashar Assad trong suốt cuộc nội chiến đã kéo dài nhiều năm tại Syria, cũng như tổ chức Hezbollah.

Cả Israel và Mỹ đều kêu gọi loại bỏ các lực lượng do Iran hậu thuẫn ra khỏi Syria. Nga cũng đã bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với mục tiêu này nhưng Moscow cho biết họ không thể ép buộc lực lượng Iran rút quân khỏi đây.

Trong khi đó, Iran thề sẽ duy trì sự hiện diện tại Syria.

Hồi đầu tuần này, hai phía đã ký thêm một thỏa thuận quốc phòng trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Iran Amir Hatami tới Damascus. Thỏa thuận này bao gồm việc tái thiết quân đội và các chương trình quốc phòng của Syria.

Đáp lại, Israel khẳng định sẽ tiếp tục các hành động nhằm vào các cơ sở quân sự của Iran tại Syria, và đưa ra lời cảnh báo đanh thép đối với những phía kêu gọi hủy diệt Israel, chẳng hạn như nước Cộng hòa Hồi giáo Iran.

"Bất cứ kẻ nào đe dọa hủy diệt chúng tôi đều đang đặt mình vào mối nguy hiểm tương tự, và trong bất cứ trường hợp nào, hắn cũng sẽ không đạt được mục đích của mình" - ông Netanyahu tuyên bố khi phát biểu tại một buổi lễ ở cơ sở nghiên cứu hạt nhân tại Dimona.

Thursday, August 30, 2018

Trang tin Apostrof: Lực lượng Nga ở Crimea đe dọa diệt không chỉ Kiev mà cả toàn Châu Âu?

Trang tin Apostrof: Lực lượng Nga ở Crimea đe dọa diệt không chỉ Kiev mà cả toàn Châu Âu?
Trang tin Apostrof: Lực lượng Nga ở Crimea đe dọa diệt không chỉ Kiev mà cả toàn Châu Âu?
Kể từ khi sáp nhập vào Liên bang Nga, Crimea trở thành căn cứ quân sự siêu mạnh. Từ đây, bằng các vũ khí tầm xa, Moscow có thể đánh phủ đầu cả châu Âu lẫn biển Địa Trung Hải.

Thông tin này được trang thông tin điện tử Apostrof của Ukraine đăng tải nội dung cuộc phỏng vấn Tổng biên tập trang BlackSeaNews kiêm Chủ tịch Hội đồng giám sát Quỹ "Maidan các vấn đề đối ngoại", ông Andrei Klimenko, về vị thế của Ukraine trên Biển Azov và Biển Đen.

Crimea thực sự nguy hiểm

Theo ý kiến của nhân vật này, Crimea bây giờ là mối đe doạ cho toàn bộ châu Âu và khu vực phía đông Địa Trung Hải.

"Crimea và Syria – đó là mối liên lạc không gián đoạn, và nó ngày càng liên kết mạnh mẽ sau khi chiếc cầu Kerch được đưa vào khai thác toàn diện. Đã 4 năm qua, lương thực và khí tài quân sự được vận chuyển tới Syria từ Crimea.

Khi hạng mục đường sắt của chiếc cầu này hoàn thành, tôi tin chắc rằng toàn bộ chức năng vận chuyển tới Syria sẽ được giao cho Crimea bởi vì cảng Novorossisk rất không muốn bị rơi vào danh sách trừng phạt của Mỹ liên quan tới Syria", ông Kilmenko chia sẻ.

"Châu Âu cần thời gian để hiểu được rằng Crimea là căn cứ quân sự siêu mạnh của Nga, mà không ở đâu trên khắp cõi châu Âu có thể bì được. Từ đó có thể phủ đầu, lấy ví dụ, Luân Đôn và Địa Trung Hải cho tới tận Tây Ban Nha", ông Klimenko cho biết.

Trang tin Apostrof: Lực lượng Nga ở Crimea đe dọa diệt không chỉ Kiev mà cả toàn Châu Âu? - Ảnh 1.

Các tàu chiến tại Sevastopol. Ảnh Sergei Malgavko/TASS.

Chuyên gia này cũng chia sẻ rằng trên bán đảo này hiện đang tập trung các loại vũ khí vô cùng nguy hiểm và hiện đại của Nga.

"Ở đó có tất cả từ tên lửa hành trình phóng từ biển, mặt đất cho tới trên không. Tất cả đều có thể mang đầu đạn hạt nhân và đã qua thử nghiệm tại cuộc chiến tranh Syria.

Các tàu chiến, tàu ngầm, tàu tên lửa hạng nhẹ mới trang bị các tên lửa Kalibr đã cảm nhận được vị máu – chúng đã dùng chính những tên lửa hành trình Kalibr này bắn phá các mục tiêu của phiến quân khủng bố tại Syria.

  • NÓNG: Nga ra đòn phủ đầu, chặn đứng âm mưu tấn công Syria của Mỹ và liên quân-Chưa từng có

Khi chỉ huy của chiếc tàu ngầm không ít lần nhấn nút "Phóng" thì anh ta không cần quan tâm đến mục tiêu nằm ở đâu – tại Syria hay ở Châu Âu. Đó là các đơn vị sẵn sàng chiến đấu với bất cứ ai.

Thêm vào đó, trong giai đoạn sáp nhập Crimea, Nga đã bắt đầu sản xuất các tàu chiến mang tên lửa tại hai nhà máy ở Crimea – tại Feodosia và Kercha. 10 tàu tên lửa tiếp theo sẽ được sản xuất ở chính những nơi này.

Và điều đó sẽ tăng thêm mức độ đe doạ từ phía Crimea lên toàn bộ Châu Âu. Và chúng ta phải nói rằng Putin sẽ không dừng lại. Ông ta là hoàng đế chứ không phải tổng thống", ông Klimenko tuyên bố.

Chuyên gia pro Nga phản pháo

Tuy nhiên, trong con mắt của nhà nghiên cứu chính trị Ivan Mezyukho (Nga), "Maidan các vấn đề đối ngoại" là tổ chức của Ukraine nhận tiền tài trợ từ phương Tây để tuyên truyền và xây dựng hình ảnh Nga như kẻ xâm lược trước mặt các nhà tài trợ của mình.

"Thật ra, ông Andrei Klimenko là cựu cư dân Crimea nhưng không chấp nhận ý chí của người dân Crimea năm 2014.

Chính vì lẽ đó, ông ta biết rất rõ hiện trạng tại Crimea và hiểu rằng người dân trên bán đảo ủng hộ các biện pháp tăng cường an ninh trong khu vực mà các lực lượng vũ trang Nga đang triển khai", chuyên gia Ivan Mezyukho nói.

Sau khi gia nhập Nga, người dân trên bán đảo mới thực sự thấy được an toàn. Vào thời điểm "Maidan" ở Ukraine đã diễn ra tình trạng các đơn vị vũ trang mất hết tinh thần, mọi người cảm nhận thấy sự bất ổn trong xã hội đang diễn ra. Nga đã mang tới hoà bình và an ninh cho Crimea.

Trong vòng hơn 4 năm qua, các lực lượng vũ trang Nga trong khu vực đã thể hiện sự chuyên nghiệp của mình.

Căn cứ vào những thông tin công khai rộng rãi gần đây cho thấy Nga đã triển khai những loại vũ khí mới nhất tại Crimea, cũng như tích cực hiện đại hóa Hạm đội Biển Đen.

Trang tin Apostrof: Lực lượng Nga ở Crimea đe dọa diệt không chỉ Kiev mà cả toàn Châu Âu? - Ảnh 3.

Các tàu chiến của Hạm đội Biển Đen, Nga.

Cục An ninh Liên bang Nga đã bắt được những phần tử chống phá và điệp viên của Ukraine trên bán đảo, ngăn chặn những vụ khủng bố, tiến hành công tác ngăn ngừa những hoạt động của các tổ chức cực đoan.

Sự tăng cường khả năng phòng thủ tại Crimea không phải để chống lại ai đó, mà để đảm bảo an ninh cho các công dân Nga. Xung quanh có khá nhiều mối đe doạ. Chính Ukraine là nơi sản sinh ra những hành động khiêu khích chống lại Crimea.

Các cơ quan vũ trang của Nga hoạt động hiệu quả và thường xuyên ngăn chặn được những hành động khiêu khích từ phía Ukraine.

Sự sợ hãi cũng có, nhưng sự vờ vịt cũng không thiếu. Hơn nữa, hiện nay đất nước này đang tiến gần tới cuộc bầu cử, và điều đó có nghĩa rằng số lượng những tuyên bố và bình luận chống Nga trên các phương tiện truyền thông Ukraine gia tăng đáng kể.

Việc Crimea dù bị cấm vận nhưng vẫn xuất khẩu lương thực sang Iraq, Iran và Syria là điều không còn bí mật. Có cả những quốc gia khác đang thiết lập lại hợp tác kinh tế với Crimea.

Một vài doanh nhân nước ngoài bày tỏ sự quan tâm hoặc đang có kinh doanh tại đây cố gắng không công khai mối liên hệ về kinh tế với Crimea. Bán đảo này đang phát triển toàn diện, khắp nơi đang diễn ra quá trình xây dựng.

Có thể nói một cách dũng cảm rằng không gian để hợp tác kinh tế với Crimea và thành phố Sevastopol sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Crimea là một khu nghỉ dưỡng đặc biệt. Có nhiều công trình hiện đại phục vụ mục đích này đã mọc lên sau khi bán đảo này ra nhập Nga. Thêm vào đó, dù không đủ nguồn nước, Crimea là một khu nông nghiệp với nhiều loại cây trồng mà những nơi khác ở Nga không thể canh tác được.

Trang tin Apostrof: Lực lượng Nga ở Crimea đe dọa diệt không chỉ Kiev mà cả toàn Châu Âu? - Ảnh 4.

Tàu ngầm lớp Kilo mang tên Rostov-on-Don của Nga phóng tên lửa hành trình Kalibr tấn công các mục tiêu khủng bố ở Syria.

Ngoài ra, ở đây cũng có các xí nghiệp, xưởng đóng tàu – tất cả đều là những hoạt động sản xuất kinh doanh có tiềm năng.

Theo ý kiến của nhà nghiên cứu chính trị Alexandr Dudchak, vấn đề ở chỗ đề tài Crimea ở phương Tây, trước tiên là ở Châu Âu, đã mất đi tính thời sự của nó.

  • Mỹ ngỡ ngàng trước khả năng phát hiện máy bay chiến đấu tàng hình của Nga

  • NÓNG: Nga ra đòn phủ đầu, chặn đứng âm mưu tấn công Syria của Mỹ và liên quân-Chưa từng có

  • Thắng lớn tại ARMY-2018: Tin vui tới tấp bay về - CNQP Nga tiến như vũ bão

Châu Âu cũng đang chịu thiệt hại vì các biện pháp trừng phạt, lý do mà Crimea sáp nhập với Liên bang Nga.

Tuyên bố của ông Klimenko là một nỗ lực thô thiển nhằm đưa đề tài này nóng trở lại, thu hút sự chú ý tới Ukraine khi đe doạ những thứ mà đối với Châu Âu không còn rõ nét.

Tại sao họ lại quên nhắc tới các cuộc tập trận thường xuyên trên Biển Đen của các nước NATO và sự xuất hiện của các tàu chiến Mỹ mang tên lửa hành trình gần lãnh hải Crimea, về việc triển khai hệ thống phòng thủ chống tên lửa tại Rumania,...

Trong bối cảnh đó, sẽ thật lạ nếu không tăng cường lực lượng quân sự tại bán đảo này. Hiện nay mối hiểm hoạ an ninh lớn nhất tại Châu Âu và toàn cầu đó chính là Khối NATO.

Tàu chiến Nga phóng tên lửa hành trình Kalibr tấn công khủng bố ở Hama, Syria.

Nga đã dàn quân: Mỹ và liên quân "chớ có dại mà đùa với lửa" ở Syria

Nga đã dàn quân: Mỹ và liên quân
Nga đã dàn quân: Mỹ và liên quân "chớ có dại mà đùa với lửa" ở Syria
NÓNG: Nga ra đòn phủ đầu, chặn đứng âm mưu tấn công Syria của Mỹ và liên quân-Chưa từng có
NÓNG: Nga ra đòn phủ đầu, chặn đứng âm mưu tấn công Syria của Mỹ và liên quân-Chưa từng có
Bất ngờ nội dung gặp mặt "bí mật" giữa quan chức an ninh Mỹ, Syria
NÓNG: Mỹ và đồng minh chỉ cần 24h để sẵn sàng tấn công tên lửa - Syria báo động khẩn
NÓNG: Mỹ và đồng minh chỉ cần 24h để sẵn sàng tấn công tên lửa - Syria báo động khẩn
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov vừa có phát biểu tại cuộc họp báo ở Moscow hôm qua, 30/08/2018 và tuyên bố đanh thép rằng phương Tây "chớ có dại mà đùa với lửa" ở Syria.

Đây là thông điệp mạnh mẽ và lạnh lùng nhất từ trước đến nay của ông Sergei Lavrov - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga trong bối cảnh có những dấu hiệu cho thấy Mỹ và liên quân đang chuẩn bị tấn công Syria một lần nữa bằng tên lửa dưới chiêu bài "Quân đội Syria sử dụng vũ khí hóa học giết hại dân thường".

Theo đó, trong cuộc họp báo chung ở Moscow, ông Sergei Lavrov cùng người đồng cấp Walid Muallem của Syria đã đanh thép cảnh báo các thế lực phương Tây "chớ có dại mà đùa với lửa" ở Syria.

"Với những thông tin và bằng chứng thực tế mà chúng tôi có được thông qua Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao, chúng tôi nghiêm khắc cảnh báo các đồng nghiệp phương Tây của chúng tôi chớ có dại mà đùa với lửa", ông Lavrov nói về những khiêu khích có chủ đích khi Quân đội Syria có thể bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học.

Nga đã dàn quân: Mỹ và liên quân chớ có dại mà đùa với lửa ở Syria - Ảnh 1.

Phòng không Syria đã có cuộc đối đầu nảy lửa với đòn tập kích của Mỹ-Anh-Pháp hôm 14/04/2018.

Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga cho biết thêm rằng sự can thiệp của phương Tây trong quá trình điều tra 2 vụ việc sử dụng vũ khí hóa học trước đây ở Khan Shaykhun và Ghouta là vi phạm thô bạo Công ước về vũ khí hóa học.

Trong khi đó, ông Muallem tuyến bố rằng Mỹ đã thất bại dưới góc độ quân sự và hiện đang tìm cách lấy lại lợi thế.

Được biết, từ ngày mai 01/09, Nga sẽ tiến hành một cuộc tập trận quân binh chủng hợp thành cực lớn trên biển Địa Trung Hải với sự tham gia của ít nhất 25 tàu chiến và 30 máy bay.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, sự kiện này sẽ kéo dài từ ngày 01 tới ngày 08 tháng 9, và đây là cuộc tập trận lớn nhất trong lịch sử của họ ở biển Địa Trung Hải.

Trước nguy cơ bị tấn công, các lực lượng phòng không - không quân Nga cũng như Syria đã báo động chiến đấu cao, trực canh thường xuyên, sẵn sàng đương đầu với đòn tập kích ồ ạt bằng tên lửa và không quân của Mỹ và đồng minh.