Thursday, January 31, 2019

Belarus nóng lòng tiếp nhận tiêm kích Su-30SM

Belarus nóng lòng tiếp nhận tiêm kích Su-30SM
Belarus nóng lòng tiếp nhận tiêm kích Su-30SM
Belarus sẽ tiếp nhận 4 máy bay chiến đấu đa năng Su-30SM đầu tiên trong lô máy bay gồm 12 chiếc trong năm nay, theo thông tin từ hãng truyền thông Nga Interfax.

Phát biểu tại Căn cứ Không quân Irkutsk, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu thông báo, Quân đội Belarus đã sẵn sàng tiếp nhận những chiếc máy bay Su-30SM trong lô hàng thương mại quân sự giữa Nga và Belarus, Defence Blog đưa  tin .

  • Trung Quốc nâng cấp khinh hạm Type 054, quyết không bán rẻ cho đồng minh

Máy bay Su-30SM mà Belarus sẽ tiếp nhận sẽ bao gồm hai ghế lái, radar định vụ, hệ thống cân bằng bay và hệ thống lái tự động thông minh. Máy bay có thể tác chiến không-đối-không và không-đối- đất hiệu quả, cũng như huấn luyện phi công thực hiện các nhiệm vụ đa dạng.

Năm 2018, Bộ trưởng Quốc phòng Belarus Andrei Ravkov cho biết, Nga khi đó đang chịu lệnh trừng phạt quốc tế, không thể trang bị một số thiết bị tối ưu để hoàn thiện, do đó thời hạn bàn giao đã bị lùi lại đến năm 2019.

Được phát triển từ phiên bản Su-30MK, Su-30SM được đồng bộ hóa với các dòng máy bay khác của Không quân Nga, với hệ thống radar, tín hiệu điện đàm, hệ thống nhận diện, vũ khí, ghế phóng, cùng nhiều trang thiết bị khác. Su-30SM đã xuất hiện trong biên chế lực lượng Không quân vũ trụ Nga từ năm 2012, cũng như Quân đội Kazakhstan từ năm 2015.

Cuối tuần này, có thể quân đội Mỹ tuyên bố phát triển tên lửa tầm xa?

Cuối tuần này, có thể quân đội Mỹ tuyên bố phát triển tên lửa tầm xa?
Cuối tuần này, có thể quân đội Mỹ tuyên bố phát triển tên lửa tầm xa?
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách về Kiểm soát Vũ khí và An ninh Quốc tế Andrea Thompson cho biết Mỹ dự kiến sẽ ngừng tuân thủ hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) ngay vào ngày 2/2 tới.

Hiệp ước INF được lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev và Tổng thống Mỹ khi đó Ronald Reagan ký năm 1987.

Lãnh đạo 2 nước lúc bấy giờ đồng ý phá hủy tất cả các tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất có tầm bắn từ 500 đến 5.500km.

Tuy nhiên, Mỹ từ lâu cáo buộc Nga đã vi phạm Hiệp ước khi sản xuất tên lửa Novator 9M729, mà NATO gọi là SSC-8.

Ngày 20/10/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp ước INF. Phía Mỹ sau đó đưa ra thời hạn 60 ngày để Nga trở lại tuân thủ hiệp ước, phá hủy toàn bộ tên lửa 9M729.

Bên lề cuộc gặp của nhóm 5 cường quốc hạt nhân tại Trung Quốc ngày 31/1, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách về Kiểm soát Vũ khí và An ninh Quốc tế Andrea Thompson đã có cuộc hội đàm cuối cùng với Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov trước khi hết thời hạn 60 ngày mà Mỹ đặt ra.

Phát biểu sau cuộc gặp, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ cho biết 2 nước đã không vượt qua được những khác biệt.

Bà Thompson cũng cho biết rằng Washington dự kiến sẽ ngừng tuân thủ hiệp ước ngay vào ngày 2/2 tới, khi hạn chót 60 ngày do Mỹ vạch ra kết thúc.

  • Chuyên gia Nga: Chỉ cần 10 tên lửa Sarmat là đủ xóa sổ toàn bộ dân số Mỹ

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, một động thái như vậy sẽ cho phép quân đội Mỹ bắt đầu phát triển ngay lập tức tên lửa tầm xa.

"Chúng tôi có thể đình chỉ các nghĩa vụ theo hiệp ước vào ngày 2/2. Chúng tôi sẽ đưa ra thông báo sau khi thực hiện tất cả các bước về việc đình chỉ nghĩa vụ theo quy định của hiệp ước", Reuters dẫn lời bà Thompson tuyên bố.

Vẫn theo Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, sau khi quyết định đình chỉ nghĩa vụ chính thức được công bố, Mỹ sẽ phải trải qua quá trình rút lui chính thức kéo dài 6 tháng.

Theo bà Thompson, việc ngừng tuân thủ hiệp ước sẽ cởi trói cho quân đội Mỹ. "Sau đó, chúng tôi có thể tiến hành nghiên cứu và phát triển, làm việc trên các hệ thống mà chúng tôi đã không thể sử dụng vì phải tuân thủ hiệp ước", Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ nói.

Mặc dù vậy nhưng bà Thompson cũng tuyên bố Washington vẫn để ngỏ khả năng đàm phán thêm với Moscow về hiệp ước.

Trung Quốc nâng cấp khinh hạm Type 054, quyết không bán rẻ cho đồng minh

Trung Quốc nâng cấp khinh hạm Type 054, quyết không bán rẻ cho đồng minh
Trung Quốc nâng cấp khinh hạm Type 054, quyết không bán rẻ cho đồng minh
Đã từng có nhận định cho rằng Hải quân Trung Quốc sẽ bán rẻ tàu hộ vệ tên lửa Type 054 đời đầu cho đồng minh thân thiết do lớp tàu này không đáp ứng đầy đủ yêu cầu kỹ chiến thuật.

Type 054 (Jiangkai I - Giang Khải I) là lớp tàu hộ vệ tên lửa đa năng được đóng cho Hải quân Trung Quốc (PLAN) nhằm thay thế cho vai trò của "người tiền nhiệm" Type 053H3 đã lạc hậu. Chỉ có 2 chiếc mang số hiệu 525 Ma'anshan và 526 Wenzhou được hoàn thành trước khi Trung Quốc sản xuất số lượng lớn phiên bản nâng cấp Type 054A hiện đại hơn với tổng cộng 30 tàu.

Thiết kế của Type 054 dựa trên nguyên mẫu hình học khinh hạm La Fayette của Pháp, được tối ưu hóa cho việc tán xạ sóng radar nhằm nâng cao khả năng tàng hình.

Tàu còn được lắp đặt nhiều thiết bị điện tử có nguồn gốc từ Pháp mà Trung Quốc nhập khẩu trong thập niên 1980 sau đó sản xuất trong nước theo giấy phép. Những hệ thống này khiến Type 054 được cho là tương đương với La Fayette đời đầu.

Jiangkai I có lượng giãn nước 3.900 tấn; chiều dài 134 m; chiều rộng 16 m; mớn nước 5 m. Động cơ CODAD (diesel-diesel) gồm 4 máy SEMT Pielstick 16 PA6 STC công suất 5.700 kW mỗi chiếc cho tốc độ tối đa 27 hải lý/h (50 km/h), tầm hoạt động 8.025 hải lý (14.900 km).

Trung Quốc nâng cấp khinh hạm Type 054, quyết không bán rẻ cho đồng minh - Ảnh 1.

Tàu hộ vệ tên lửa Yiyang số hiệu 548 thuộc Type 054A

So với bản nâng cấp Type 054A, dễ dàng nhận thấy trang bị thiết yếu của Type 054 thua kém rất nhiều. Radar cảnh giới đường không của Type 054 là loại Type 363S 2D (trên đỉnh tháp radar) chỉ phát hiện được mục tiêu từ khoảng cách tối đa 112 km, hơn nữa độ chính xác cũng không hoàn toàn đáng tin cậy.

Đặt cạnh đài nhìn vòng mảng pha 3D Fregat M2EM trên Type 054A (tầm trinh sát 300 km) thì rõ ràng năng lực của Type 363S không thể sánh bằng.

Bên cạnh đó, radar hỏa lực của Type 054 là loại MR-36A dùng để dẫn đường cho tên lửa đối hạm, tầm hoạt động 150 km, quá kém so với con số 250 km ở chế độ chủ động, 450 km ở chế độ thụ động của Mineral-ME trên Type 054A.

Mặc dù cùng được trang bị tên lửa hành trình chống hạm cận âm YJ-83 tầm xa 180 km nhưng với các thiết bị điện tử như trên thì Type 054 chẳng thể nào khai thác hết tính năng vũ khí của mình.

Hỏa lực phòng không là điểm yếu khác của Type 054, đó là thay vì 12 ống phóng thẳng đứng tương thích đạn HHQ-16 tầm bắn 30 km như trên Type 054A thì nó lại mang 8 tên lửa phòng không HHQ-7 chỉ vươn tới cự ly 15 km.

Type 054 - Giang Khải I chỉ nổi trội duy nhất ở tác chiến tầm gần do pháo hạm Type 210 cỡ 100 mm có uy lực cũng như tầm bắn xa hơn H/PJ-26 cỡ 76,2 mm trang bị cho Type 054A.

Trung Quốc nâng cấp khinh hạm Type 054, quyết không bán rẻ cho đồng minh - Ảnh 2.

Tàu hộ vệ tên lửa Ma'anshan số hiệu 525 thuộc Type 054 đang được hiện đại hóa

Do không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Hải quân Trung Quốc mà đã có thời điểm xuất hiện nhận định cho rằng 2 chiến hạm Type 054 sẽ được sớm bán thanh lý cho một đồng minh nào đó, do PLAN không còn tỏ ra mặn mà với lớp tàu này nữa.

Mặc dù vậy, thời gian gần đây Trung Quốc lại đang thực hiện nhiều dự án nâng cấp các chiến hạm cũ tuổi đời còn khá trẻ để có thể sử dụng thêm một thời gian nữa, tiêu biểu là những khu trục hạm lớp Sovremenny mua từ Nga hay chiếc Type 051B Thâm Quyến.

  • Vũ khí Trung Quốc: Thế lực đáng gờm trong Quân đội Venezuela

Trên các trang mạng của Trung Quốc vừa xuất hiện hình ảnh tàu Ma'anshan số hiệu 545 - chiếc đầu tiên thuộc Type 054 đang được nâng cấp cải tạo, dự kiến nó sẽ tái gia nhập hạm đội vào năm 2020 với sức mạnh sánh ngang Type 054A.

Con tàu được dự báo sẽ có một vài thay đổi như tích hợp radar trinh sát Fregat M2EM, radar hỏa lực Mineral-ME, thay thế cụm ống phóng thẳng đứng dành cho tên lửa phòng không HHQ-16, bổ sung tổ hợp pháo bắn nhanh Type 730 và cho pháo AK-630 "về hưu".

Với gói nâng cấp trên, các đồng minh của Trung Quốc như Campuchia hay Pakistan có lẽ đã "vỡ mộng" được mua hàng thanh lý giá rẻ tính năng cao.

Tàu hộ vệ tên lửa Liuzhou số hiệu 573 thuộc Type 054A

Tiêm kích tàng hình Su-57 Nga đối diện nguy cơ "chết yểu": Tại sao?

Tiêm kích tàng hình Su-57 Nga đối diện nguy cơ
Tiêm kích tàng hình Su-57 Nga đối diện nguy cơ "chết yểu": Tại sao?
Chương trình chế tạo máy bay Su-57 của Nga dường như đang phải đối diện với viễn cảnh "chết yểu" khi chỉ có duy nhất một chiếc với động cơ tiên tiến hoạt động được theo đúng nghĩa.

Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 Su-57 được Nga chế tạo với mục đích biến nó thành "sát thủ", làm đối trọng với các chiến đấu cơ F-35 và F-22 của Mỹ và Moscow cũng hy vọng có thể chào bán ra khắp nơi trên thế giới.

Thế nhưng, dường như chương trình đầy tham vọng này của Nga đang phải đối diện với viễn cảnh "chết yểu" khi chỉ có duy nhất một chiếc Su-57 hoạt động được theo đúng nghĩa.

Hiện Nga mới chỉ có 10 nguyên mẫu Su-57 đang trải qua quá trình đánh giá và thử nghiệm, so với hơn 360 chiếc F-35 đã được giao cho Mỹ và các nước đối tác và hơn 170 máy bay F-22.

Tuy nhiên, theo Franz-Stefan Gady - Biên tập viên cao cấp của Tạp chí The Diplomat, trong số 10 nguyên mẫu phản lực đó, chỉ có duy nhất một chiếc được trang bị động cơ tiên tiến Saturn Izdeliye 30 có khả năng cung cấp năng lượng cho các máy bay chiến đấu thế hệ 5.

9 nguyên mẫu Su-57 còn lại đều sử dụng động cơ AL-41F1, một biến thể của Saturn AL-41F1S - loại động cơ thế hệ cũ lắp đặt cho các máy bay Sukhoi Su-35. Nhưng ngay cả Saturn Izdeliye 30 cũng chưa thể được đưa vào sản xuất hàng loạt ít nhất cũng phải tới năm 2020. Đây nhiều khả năng là một trong những lý do khiến chương trình Su-57 liên tục bị trì hoãn nhiều năm.

Tiêm kích tàng hình Su-57 Nga đối diện nguy cơ chết yểu: Tại sao? - Ảnh 1.

Các máy bay tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga

Ban đầu, Bộ Quốc phòng Nga dự kiến sẽ ký hợp đồng với Tập đoàn Chế tạo Máy bay Thống nhất (UAC) mua một lô 12 chiếc Su-57 vào cuối năm 2018 nhưng cuối cùng cơ quan này lại tuyên bố sẽ chưa thể sản xuất hàng loạt Su-57.

Sau đó, ngày 16/1/2019, hãng thông tấn TASS dẫn thông tin từ Bộ QP Nga cho biết phải tới 2020 mới ký đơn hàng mua một lô 13 chiếc Su-57 và sẽ chuyển giao dần trong thời gian 5 năm.

Nói một cách ngắn gọn, Su-57 hiện vẫn chưa thể được sản xuất hàng loạt và với một số lượng nhỏ bé như vậy nó sẽ không tạo ra tác động nào to lớn với các cuộc chiến tranh thực tế trong tương lai nếu xảy ra.

  • TT Mỹ Donald Trump: Tên lửa kẻ thù sẽ không còn nơi trú ẩn, ở Trái Đất hay trên bầu trời!

  • Xe tăng T-34 huyền thoại bị tên lửa chống tăng Kornet bắn tan xác ở Yemen

  • Giấc mộng xa vời của Hải quân Nga

Ở viễn cảnh tốt nhất thì Su-57 cũng chỉ đóng vai trò như một phương tiện thử nghiệm các radar và cảm biến mới mà Nga dự tính tích hợp cho các dòng máy bay thế hệ cũ hơn.

Thêm nữa, Su-57 có thể giúp Nga thu lượm được chút kinh nghiệm và hiểu biết về kỹ thuật chế tạo máy bay tàng hình. Cho tới hiện tại, chỉ có duy nhất Mỹ và Trung Quốc là những nước phát triển được máy bay tàng hình đúng nghĩa.

Tất nhiên, nói đi thì cũng phải nói lại, Nga vẫn đang sở hữu một loạt chiến đấu cơ thế hệ 4 đầy uy lực và các hệ thống phòng không hàng đầu thế giới có khả năng bộc lộ mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngay cả những máy bay tốt nhất của Mỹ.

Máy bay Su-57 với động cơ "Sản phẩm số 30" trong chuyến bay thử đầu tiên.

Chiến đấu cơ Nga dõi theo "nhất cử nhất động" của phiến quân dọc trục Idlib-Hama

Chiến đấu cơ Nga dõi theo
Chiến đấu cơ Nga dõi theo "nhất cử nhất động" của phiến quân dọc trục Idlib-Hama
Không quân Nga ngày 30-1-2019 đã thực hiện nhiều chuyến bay trên vùng nông thôn tỉnh Idlib và Hama để theo các hoạt động của phiến quân được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn trong khu vực.

Theo một nguồn tin quân sự ở tỉnh Hama, không quân Nga đã thực hiện nhiều chuyến bay qua tây bắc Syria để đáp trả các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) trước đó của phiến quân thánh chiến.

Nguồn tin quân sự cho biết thêm, các máy bay trinh sát của Nga đặc biệt bay qua vùng đệm được chỉ định ở các tỉnh Hama và Idlib , theo dõi những hoạt động của lực lượng phiến quân gần khu vực phi quân sự này.

Hoạt động quân sự trên của quân đội Nga diễn ra giữa lúc quân đội Ả Rập Syria (SAA) và các đồng minh của họ tiếp tục triển khai lực lượng ở tây bắc Syria để chuẩn bị cho một chiến dịch quy mô lớn quyết tiêu diệt sạch những kẻ khủng bố trong khu vực.

https://anninhthudo.vn/quan-su/chien-dau-co-nga-doi-theo-nhat-cu-nhat-dong-cua-phien-quan-doc-truc-idlibhama/798118.antd

Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ: TQ đang chuẩn bị cho Thế chiến 3 trên Biển Đông

Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ: TQ đang chuẩn bị cho Thế chiến 3 trên Biển Đông
Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ: TQ đang chuẩn bị cho Thế chiến 3 trên Biển Đông
Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa James Inhofe vừa lên tiếng cảnh báo Trung Quốc đang chuẩn bị cho chiến tranh Thế giới lần thứ 3 trên Biển Đông.

Ngày 29/1, phát biểu tại phiên điều trần của Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ (SASC) về mối đe dọa đến từ các khả năng quân sự mới của Trung Quốc và Nga, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa James Inhofe, Chủ tịch SASC đã bày tỏ lo ngại về những hoạt động quân sự hóa gần đây của Bắc Kinh trên Biển Đông .

Thương nghị sĩ James Inhofe cho rằng, việc Trung Quốc ngang nhiên xây dựng và cải tạo các đảo san hô vòng cũng như thiết lập các căn cứ ở vùng biển quốc tế sẽ có những tác động to lớn đến các quốc gia khác ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

"Nó giống như kiểu họ đang chuẩn bị cho Chiến tranh Thế giới lần thứ 3 vậy", Nghị sĩ James Inhofe bày tỏ quan ngại, đồng thời nhấn mạnh rằng, ông cảm thấy những hoạt động tôn tạo này của Trung Quốc là một vấn đề khẩn cấp.

Theo ADBR - Công ty Quốc phòng độc lập đầu tiên của Australia, trong vòng 5 năm qua Trung Quốc đã xây dựng một số lượng lớn các căn cứ hải quân và không quân trên Biển Đông. Nước này cũng tuyên bố chủ quyền một cách phi pháp vùng biển thuộc cái mà họ gọi là "đường chín đoạn".

  • Cảnh sát biển - "Quả đấm thép" lợi hại Nga vừa tung ra dằn mặt Mỹ, NATO

  • Cựu Tư lệnh KQ Israel: Chỉ duy nhất Nga mới đủ sức mạnh buộc Iran phải rút khỏi Syria

  • Vạn lý Trường thành ngầm: Tuyến phòng thủ cuối cùng của Trung Quốc

Năm 2016, Tòa Trọng tài Thường trực Liên Hợp Quốc (PCA) đã đưa ra phán quyết Trung Quốc "không có quyền lịch sử" với các vùng biển ở Biển Đông, cho dù Bắc Kinh là bên tham gia ký kết Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Kể từ sau phán quyết đó, Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng cường các khả năng phòng thủ và tấn công ở đây, thường xuyên triển khai các hệ thống phòng không tầm xa, máy bay chiến đấu và máy bay ném bom trên và xung quanh các đảo đá san hô.

Ngày 17/11/2018, Đô đốc Philip Davidson - Chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (INDOPACOM) Hải quân Mỹ cũng đã từng cảnh báo: Bằng việc biến các đá ngầm và rạn san hô vòng ở Biển Đông thành những pháo đài nhân tạo kiên cố, bố trí tại đây nhiều tổ hợp tên lửa đất đối không (SAM), Trung Quốc đã chuyển đổi cái gọi là "Vạn Lý Trường Thành cát cách đây 3 năm thành một Vạn Lý Trường Thành SAM".

Video Trung Quốc phô diễn sức mạnh hải quân

Báo Mỹ nói về siêu máy bay Okhotnik-B của Nga

Báo Mỹ nói về siêu máy bay Okhotnik-B của Nga
Báo Mỹ nói về siêu máy bay Okhotnik-B của Nga
Theo The National Interest, ngành công nghiệp quốc phòng Nga đang đẩy mạnh việc phát triển máy bay không người lái tàng hình Okhotnik-B, và dự án này có cơ hội thành công rất lớn.

Những hình ảnh của máy bay không người lái tàng hình Okhotnik-B những ngày qua đã xuất hiện dồn dập trên các diễn đàn quân sự Nga và phương Tây.

Trên thực tế, hình ảnh đầu tiên về máy bay này xuất hiện vào năm 2017, và các chuyên gia quân sự khi đó gọi đây là "Thợ săn".

Báo Mỹ nói về siêu máy bay Okhotnik-B của Nga - Ảnh 1.
  • Bí ẩn cái chết của điệp viên đa mang Robert Maxwell

Tạm chí The National Interest cho biết, những năm gần đây Nga đang tập trung phát triển một số dự án liên quan đến máy bay không người lái (UAV) quy mô lớn, và Okhotnik-B là một trong những thành tựu đáng kể nhất của ngành công nghiệp quốc phòng Nga.

Tạp chí của Mỹ cũng lưu ý rằng, Nga dự kiến thử nghiệm máy bay không người lái Okhotnik-B vào năm 2019.

Báo Mỹ nói về siêu máy bay Okhotnik-B của Nga - Ảnh 3.

Okotnik-B được cho là máy bay không người lái nặng nhất và nhanh nhất trong số vũ khí Nga với tốc độ lên tới gần 1.000km/h và nặng khoảng 20 tấn.

The National Interest nhận định, tuy Nga gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển Okhotnik-B, nhưng dự án này có cơ hội thành công rất lớn.

Giàn "tên lửa 8 nòng" và "đứa con khỏe mạnh của Đào Huy Vũ" trên bãi biển Cửa Việt

Giàn
Giàn "tên lửa 8 nòng" và "đứa con khỏe mạnh của Đào Huy Vũ" trên bãi biển Cửa Việt
Khi chỉ còn cách lớp TTG vòng ngoài vài chục mét, các xạ thủ B41 nhanh chóng xuống xe. 8 khẩu phụt lửa gần như cùng lúc. Ngay loạt đầu, 5 xe tăng và xe thiết giáp địch bùng cháy.

Đó là cái tên trìu mến do anh em trong đơn vị và các chiến sĩ bộ binh (BB) đơn vị bạn tặng cho kíp xe thiết giáp K63 số hiệu 059 và xe tăng T59 số hiệu 995 trong trận chiến chống lấn chiếm tại Cửa Việt ngày 31.1.1973.

Cửa Việt - ngày định mệnh

Do có tầm quan trọng đặc biệt cả về chiến thuật và chiến lược, cảng Cửa Việt (Quảng Trị) đã được đưa vào kế hoạch "tràn ngập lãnh thổ" của Quân lực Việt Nam cộng hòa (VNCH) nhân dịp Hiệp định Pa-ri có hiệu lực (28.01.1973).

Để "tái chiếm" Cửa Việt, theo sự cố vấn của Mỹ, Quân lực VNCH đã tổ chức một chiến dịch mang tên "Tango City" với lực lượng tham gia là một Chiến đoàn đặc nhiệm lấy tên là Tango, đặt dưới sự chỉ huy của Sư đoàn Thủy quân lục chiến (TQLC), do Đại tá Nguyễn Thành Trí, Phó tư lệnh TQLC làm chỉ huy trưởng.

Giàn tên lửa 8 nòng và đứa con khỏe mạnh của Đào Huy Vũ trên bãi biển Cửa Việt - Ảnh 1.

Đơn vị này bao gồm 3 Tiểu đoàn TQLC và các Thiết đoàn 17, 18 và 20.

Hỗ trợ lực lượng này còn có các Lữ đoàn TQLC 147 và 258 tiến đánh trên các hướng thứ yếu, 3 tiểu đoàn pháo binh TQLC, 2 tiểu đoàn bảo an, 4 tàu đổ bộ LCU, cùng hỏa lực không quân và pháo chi viện của Hạm đội 7 và Không quân Hoa Kỳ.

Chiến dịch bắt đầu từ ngày 25.1.1973. Dưới sự yểm trợ của không quân, pháo hạm, Chiến đoàn đặc nhiệm đã chọc thủng được một vài điểm trên tuyến phòng ngự của Quân giải phóng (QGP). Đặc biệt, đêm 27.1.1973, lợi dụng lúc thủy triều xuống và gió thổi mạnh, bộ phận đi đầu của Chiến đoàn đặc nhiệm Tango đã theo sát mép nước xâm nhập khu vực cảng Mỹ.

Phát hiện địch thâm nhập, Tiểu đoàn Bộ binh cơ giới (BBCG66) thuộc Trung đoàn 202 cùng bộ đội Trung đoàn 101, Sư đoàn BB325 đã kiên cường đánh trả.

Sau những trận kịch chiến kéo dài suốt mấy tiếng đồng hồ, cho đến trước khi Hiệp định Pa- ri có hiệu lực (8 giờ sáng ngày 28.01.1973) phía QGP đã đẩy được đối phương ra khỏi khu vực cảng khoảng 700 mét. Sau thời điểm hiệp định có hiệu lực, Lực lượng đặc nhiệm Tango cụm lại thành 4 cụm lớn dọc theo bãi biển Nam Cửa Việt. Mỗi cụm có khoảng 10- 20 xe tăng, xe thiết giáp quây thành vòng tròn xung quanh, bộ binh ở giữa.

Tuy nhiên, về phía QGP cũng có những tổn thất khá nặng nề. Riêng về lực lượng tăng thiết giáp (TTG) của Tiểu đoàn BBCG 66 đã bị cháy gần hết, chỉ còn 1 xe thiết giáp K63 số hiệu 059 và 1 xe BTR50PK lắp cao xạ 23mm nhưng không nổ được máy. Lực lượng BBCG cũng chỉ còn hơn chục tay súng.

"Giàn tên lửa 8 nòng" và "đứa con khỏe mạnh của Đào Huy Vũ"*

Trong khi đó, ý thức được tầm quan trọng chiến lược của Cửa Việt, từ Tổng hành dinh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã điện trực tiếp cho Thiếu tướng Lê Trọng Tấn, Tư lệnh mặt trận:

"Phải khôi phục lại bằng được như trước ngày 25.1! Hãy đưa những đứa con khỏe mạnh của Đào Huy Vũ sang bờ Nam ngay" – (Tổng hành dinh trong mùa Xuân đại thắng- Hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp).

Chấp hành mệnh lệnh của Tổng hành dinh, Bộ Tư lệnh Mặt trận quyết định ngày 31.1.1973 sẽ mở cuộc tổng công kích vào toàn bộ lực lượng đặc nhiệm Tango đang đóng dọc bờ biển Nam Cửa Việt.

Để tăng cường lực lượng tiến công, tướng Lê Trọng Tấn quyết định đưa 1 đại đội xe tăng T-54, T-59 của Trung đoàn 203 đang đóng tại Cam Lộ và 1 phân đội tên lửa chống tăng B72 sang bờ Nam tham chiến.

Tuy nhiên, do đường cơ động quá xấu cộng với sông rộng, sóng to gió lớn mà phương tiện vượt sông lại yếu kém nên chuẩn bị đến giờ công kích mà chưa có chiếc T-54, T-59 nào sang được bờ Nam.

Giàn tên lửa 8 nòng và đứa con khỏe mạnh của Đào Huy Vũ trên bãi biển Cửa Việt - Ảnh 2.

Cảng Cửa Việt - 1969 - Photo by K Weston.

Mặc dù vậy, Bộ chỉ huy mặt trận vẫn quyết định công kích theo đúng kế hoạch. Nhiệm vụ của TTG bờ nam lúc này đặt hết lên vai xe 059.

Sau khi nhận nhiệm vụ về, trưởng xe Nguyễn Văn Nương thống nhất cách đánh như sau: "Dưới sự chi viện của pháo binh, dùng xe 059 chở 8 xạ thủ B41 sử dụng tốc độ cao lao vào giữa đội hình quân địch, khi thời cơ thuận lợi các xạ thủ B41 xuống xe diệt xe tăng, xe thiết giáp địch, chi viện cho bộ binh tiến công".

5 giờ 30 phút ngày 31.1.1973, pháo binh QGP và tên lửa B72 bắt đầu khai hỏa. Sau 30 phút hỏa lực chuẩn bị, lực lượng đặc nhiệm Tango đã có một số tổn thất. Lợi dụng lúc đối phương đang hoang mang, xe 059 dùng tốc độ cao lao thẳng vào cụm địch số 1.

Thấy chỉ có 1 xe thiết giáp đơn độc lao vào, lính VNCH nổ súng ngăn chặn. Lái xe Vũ Văn Nhật không giảm tốc độ mà cho xe chạy theo hình zic-zắc để tránh đạn. Phía sau, bộ binh QGP cũng bám sát theo xe ào lên.

Khi chỉ còn cách lớp TTG vòng ngoài vài chục mét, các xạ thủ B41 nhanh chóng xuống xe. 8 khẩu B41 phụt lửa gần như cùng một lúc. Ngay loạt đạn đầu, 5 xe tăng và xe thiết giáp địch bùng cháy.

Quan sát thấy một chiếc M48 đang rê pháo theo mình, Vũ Văn Nhật kéo chuyển hướng gấp. Một phát đạn xuyên bay sát cạnh xe.

Trong khi đó, xạ thủ 12,7 mm của xe 059 nhanh chóng tiêu diệt tên lái xe đang định trèo vào xe. Lái xe Nhật cho xe 059 áp sát vào xe M48 lúc này chỉ như một cục sắt rồi gọi hàng. Mấy tên địch trong xe lóp ngóp chui ra xin hàng.

Không dừng ở đó, Vũ Văn Nhật giao xe cho trưởng xe Nguyễn Văn Nương lái rồi leo sang chiếc M48 cắm cờ lên tháp pháo, sau đó nổ máy xe quay đầu lại và lao thẳng vào đám loạn quân làm chúng hết sức hoang mang. Xe M48 và xe 059 dẫn dắt bộ binh đánh thẳng vào Sở chỉ huy Lữ đoàn 147 TQLC ở Cụm 2, tiêu diệt tên lữ đoàn phó.

Trong lúc xe 059 đang tung hoành thì xe T59 số hiệu 995- "đứa con khỏe mạnh" duy nhất đã được đưa sang bờ Nam.

Mặc dù chỉ có 1 xe song kíp xe đã nhanh chóng tăng tốc độ để tham gia chiến đấu. Được bộ binh dẫn đường, xe 985 lao thẳng vào cụm 3 của địch và ngay lập tức bắn cháy 2 xe M48.

Trước sức tiến công dữ dội của bộ binh và xe tăng QGP, lực lượng đặc nhiệm Tango lớp ra hàng, lớp hè nhau bỏ chạy về phía Nam. Đến 10 giờ 30 phút ngày 31.1.1973, tuyến phòng thủ Thanh Hội, Long Quang, Chợ Sải được khôi phục như trước ngày 25.1.1973.

  • Cầm trịch cuộc chơi lớn ở Syria: Nga giấu "Át chủ bài"- Phần thú vị nhất đang chờ phía trước?

  • Tên lửa S-300 biến thành cục sắt vô tích sự tại Syria trong lúc "nước sôi lửa bỏng"?

  • Cựu Tư lệnh KQ Israel: Chỉ duy nhất Nga mới đủ sức mạnh buộc Iran phải rút khỏi Syria

Trận đánh kết thúc, lái xe Vũ Văn Nhật dùng chiếc xe M48 chiến lợi phẩm kéo thêm 3 xe tăng, xe thiết giáp nữa về vị trí tập kết của đơn vị.

Giờ đây, cả hai chiếc xe 059 và 995 đều được trưng bày tại một vị trí trang trọng tại Bảo tàng Lực lượng TTG (số 108 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội). Còn cái tên trìu mến "giàn tên lửa 8 nòng" và "đứa con khỏe mạnh của Đào Huy Vũ" thì vẫn sống mãi trong lòng cán bộ chiến sĩ xe tăng và các chiến sĩ BB tham chiến trong trận phản công Cửa Việt ngày đó.

(*) Đào Huy Vũ - Tư lệnh binh chủng Tăng Thiết giáp thời điểm đó. "Những đứa con khỏe mạnh của Đào Huy Vũ" - ý chỉ các loại xe tăng chiến đấu chủ lực lúc đó - T54, T59.

Wednesday, January 30, 2019

Syria: Máy bay Mỹ P-8A Poseidon trinh sát gần căn cứ Hmeimim của Nga

Syria: Máy bay Mỹ P-8A Poseidon trinh sát gần căn cứ Hmeimim của Nga
Syria: Máy bay Mỹ P-8A Poseidon trinh sát gần căn cứ Hmeimim của Nga
Ông Assad sẽ tái chiếm toàn bộ Syria mà vẫn "né" được Thổ Nhĩ Kỳ, Israel?
Du kích bí mật người Kurd phục kích các nhóm nổi dậy và quân Thổ Nhĩ Kỳ ở Afrin, Aleppo
Du kích bí mật người Kurd phục kích các nhóm nổi dậy và quân Thổ Nhĩ Kỳ ở Afrin, Aleppo
Nguyên nhân sâu xa của việc Hổ Syria bất ngờ đụng độ với lực lượng thân Iran
Nguyên nhân sâu xa của việc Hổ Syria bất ngờ đụng độ với lực lượng thân Iran
Máy bay tuần tra chống ngầm P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ vừa thực hiện chuyến bay trinh sát gần căn cứ không quân Hmeimim của Nga ở Syria.

Theo Sputnik, chiếc máy bay cất cánh từ căn cứ không quân Sigonella trên đảo Sicily của Italy và trong vòng khoảng gần một giờ đồng hồ chiếc máy bay này hoạt động trên vùng trời ngoài khơi bờ biển Địa Trung Hải của Syria , thỉnh thoảng lại tiếp cận căn cứ Hmeimim và căn cứ hậu cần của Hải quân Nga. Chuyến bay diễn ra ở độ cao 4,7 km.

Đây không phải lần đầu tiên máy bay do thám Mỹ triển khai các chuyến bay do thám dọc biên giới của Syria , gần căn cứ hải quân Tartus và căn cứ không quân Hmeimim của Nga. Máy bay Mỹ cũng thường xuyên do thám khu vực giáp biên giới Nga ở Kaliningrad và quanh Crimea.

Gần đây, hoạt động của máy bay trinh sát nước ngoài và máy bay không người lái (UAV) gần biên giới Nga đã gia tăng, ví dụ như máy bay trinh sát của nước ngoài được quan sát thấy ở khu vực bán đảo Crimea và lãnh thổ Krasnodar cũng như trên Biển Baltic.

Hôm 15/12/2018, một máy bay P-8A Poseidon cũng được trông thấy ở gần bờ biển Syria.

Nếu Syria giáng đòn sấm sét, bóp nghẹt "trái tim" của Israel: Đánh như thế nào?

Nếu Syria giáng đòn sấm sét, bóp nghẹt
Nếu Syria giáng đòn sấm sét, bóp nghẹt "trái tim" của Israel: Đánh như thế nào?
Một buổi sáng đẹp trời nào đó, vài quả tên lửa Syria bay với tốc độ 2M có thể cắm thẳng xuống một trong những căn cứ không quân Israel. Hậu quả chắc chắn sẽ rất khủng khiếp.

Trong bài viết mang tựa đề "Чем Сирия может ответить Израилю на ракетные удары? - Syria có thể đáp trả các cuộc không kích tên lửa của Israel bằng những gì?", chuyên gia người Nga Yuri Podolyaka đã đưa ra các kịch bản mà Syria có thể tấn công trả đũa bằng tên lửa vào "trái tim" của Israel.

Theo chuyên gia này, đối với bất cứ quốc gia nào, an toàn lãnh thổ là ưu tiên quan trọng nhất. Và nếu như trong vòng nhiều năm và thậm chí vài chục năm, quốc gia láng giềng thường xuyên triển khai các cuộc tấn công nhằm vào lãnh thổ của mình, thì đó là điều không bình thường và bên bị bắt nạt hoàn toàn có quyền thực hiện những hành động đáp trả.

Hơn nữa, giữa Israel và Syria luôn ở trong tình trạng chiến tranh, dù có lúc bùng lên mạnh mẽ, lúc thì âm ỉ, liên tục kể từ năm 1948.

Chính điều này đã được đại diện của Syria tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, ông Basar Al Jaafari đưa ra tại phiên họp của tổ chức này: "Syria giữ lấy quyền đáp trả tương xứng đối với các cuộc không kích của không quân Israel và tấn công sân bay Tel-Aviv".

Đúng, Syria hoàn toàn có quyền, từ lâu rồi. Vấn đề ở chỗ họ có tấn côngIsrael hay không? Nếu có thì bằng cái gì?

Leo thang

Cuộc không kích hôm 21/01/2019 không phải là đầu tiên của lực lượng không quân Israel nhằm vào lãnh thổ Syria sau một thời gian dài im ắng liên quan tới sự việc lực lượng phòng không Syria đã bắn nhầm chiếc máy bay IL-20 của Nga và Moscow chuyển giao cho Damascus các tổ hợp tên lửa S-300.

Từ hồi cuối tháng 12/2018, khi 6 chiếc máy bay F-16 phóng tên lửa nhằm vào những mục tiêu trên lãnh thổ Syria, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố thanh minh:

"Chúng tôi không thể chấp nhận sự hiện diện của binh lính Iran ở Syria để chống lại Nhà nước Do Thái. Chúng tôi hành động chống lại họ một cách cương quyết và cứng rắn, không nao núng. Nếu cần phải làm thì chúng tôi sẽ hành động".

Nếu Syria giáng đòn sấm sét, bóp nghẹt trái tim của Israel: Đánh như thế nào? - Ảnh 1.

Tiêm kích F-16 của Không quân Israel.

Sau đó liên tiếp các cuộc tấn công được triển khai. Israel cố tình khiêu khích Syria sau tuyên bố của ông Donald Trump về việc rút các đơn vị của Mỹ khỏi lãnh thổ nước này. Đúng một tuần trôi qua giữa hai sự kiện này, đúng thời gian vừa đủ để xây dựng chiến lược hành động và bắt đầu triển khai nó trong thực tiễn.

Và nếu phía Syria đáp trả, điều đó chưa chắc đã là vấn đề đối với Israel. Mặc dù vấn đề chính ở đây là "câu trả lời" sẽ bay đến như thế nào và với những kết quả nào dành cho Tel-Aviv.

Tấn công bằng gì?

Thoáng qua, Damacus không thể dùng thứ gì đó xứng tầm để đe doạ Tel-Aviv. Tiềm lực tên lửa của quốc gia này, chính xác hơn là những gì còn lại sau cuộc nội chiến đã lỗi thời cả về "thể xác lẫn tinh thần" và khó có khả năng gây thiệt hại đáng kể cho người Israel.

Các tên lửa đạn đạo Tochka và những phiên bản Scud cũ của Liên Xô có thể cất cánh từ lãnh thổ Syria, nhưng dường như chúng ít có khả năng chúng gây ra thiệt hại đáng kể nào đó cho Israel. Đó cũng chính là "câu trả lời" mà người Israel chờ đợi và mong muốn.

Và vấn đề cũng không phải là các tên lửa "cổ lỗ sĩ" sẽ dễ dàng bị những tổ hợp tên lửa phòng không Patriot hay David's Sling (đang trong quá trình thử nghiệm) của phòng không Israel bắn hạ, mà là cuộc tấn công tương tự dù không có đạt được bất cứ kết quả quan trọng nào sẽ hoàn toàn cởi trói cho Israel trong tương lai.

Nếu Syria giáng đòn sấm sét, bóp nghẹt trái tim của Israel: Đánh như thế nào? - Ảnh 2.

Israel thử nghiệm hệ thống đánh chặn tên lửa. Ảnh: mda.mil/PD

Nếu như cần thực hiện một cuộc tấn công, thì phải khiến cho kẻ địch thiệt hại tới mức không tính toán được (bao gồm cả thiệt hại về tinh thần). Trên thực tế, Syria có loại vũ khí chắc chắn có thể xuyên thủng hệ thống phòng không/phòng thủ chống tên lửa của Israel và tiêu diệt chính xác mọi mục tiêu định sẵn.

Vấn đề là từ hồi năm 2011, Syria đã tiếp nhận các tổ hợp phòng vệ bờ biển Bastion, mà vũ khí chính của nó là tên lửa siêu thanh Yakhont (phiên bản xuất khẩu của Onyx), có khả năng "xử lý" một cách hiệu quả cả các căn cứ dọc bờ biển.

Điều này đã được chứng minh bằng cuộc tấn công nhằm vào kho đạn dược của phiến quân tại Syria hồi tháng 11/2016 do tàu hộ vệ "Đô đốc Grigorovich" thực hiện.

Syria hiện đang có trong tay tối thiểu 8 bệ phóng (mỗi bệ chứa 2 quả tên lửa) của tổ hợp Bastion và chúng có khả năng thực hiện cuộc tấn công ồ ạt nhằm vào các căn cứ nằm sâu trong đất liền tới 300km.

Có nghĩa là nếu Syria ra quyết định thì vào một buổi sáng đẹp trời nào đó, ngay lập tức vài quả tên lửa bay với vận tốc 2,0M ở độ cao siêu thấp (trong trường hợp này tầm bắn sẽ tối thiểu, nhưng hoàn toàn đủ để tấn công Israel) có thể cắm thẳng xuống một trong những căn cứ không quân Israel.

Chúng có thể thực hiện một cú tấn công cực kỳ chính xác bằng những đầu đạn khối lượng 200kg nhằm vào các máy bay ở đó.

Nếu Syria giáng đòn sấm sét, bóp nghẹt trái tim của Israel: Đánh như thế nào? - Ảnh 3.

Ttên lửa bờ Bastion hủy diệt mục tiêu trên cạn ở Syria.

Những hệ quả

Không biết người Mỹ sẽ ứng xử thế nào trong trường hợp này (thực ra trong lịch sử các cuộc chiến tranh Ả Rập – Israel họ chưa bao giờ dùng các lực lượng của mình trực tiếp chiến đấu cùng với phe Israel), nhưng ban lãnh đạo Nhà nước Israel sau đó sẽ chỉ có hai phương án.

Thứ nhất – từ chức, thứ hai – bắt đầu chiến dịch tấn công tổng lực trên bộ vào Syria bằng tất cả các thành phần của Lực lượng phòng vệ Israel.

  • Cầm trịch cuộc chơi lớn ở Syria: Nga giấu "Át chủ bài"- Phần thú vị nhất đang chờ phía trước?

  • Tên lửa S-300 biến thành cục sắt vô tích sự tại Syria trong lúc "nước sôi lửa bỏng"?

  • Cựu Tư lệnh KQ Israel: Chỉ duy nhất Nga mới đủ sức mạnh buộc Iran phải rút khỏi Syria

Nếu lựa chọn phương án, Israel sẽ vấp phải những trở ngại rất lớn bởi kinh nghiệm từ cuộc chiến Li-băng lần thứ hai cho thấy, hiện nay Lực lượng phòng Israel đã không còn tinh nhuệ như thập niên 80 xa xôi nữa.

Họ có thể vượt qua hàng trăm km sa mạc Syria, nhưng sẽ vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của quân đội Syria, cho dù lực lượng này đã trở nên tàn tạ sau nhiều năm nội chiến đẫm máu… Có lẽ Lực lượng phòng vệ Israel hiện nay hoàn toàn không làm được những chiến thắng lịch sử mang tính bước ngoặt.

Tạm thời Damacus sẽ không hành động. Rủi ro là quá lớn. Họ sẽ không hành động cho tới khi binh lính Mỹ vẫn còn ở trên lãnh thổ của họ.

Chuyên gia Nga: Chỉ cần 10 tên lửa Sarmat là đủ xóa sổ toàn bộ dân số Mỹ

Chuyên gia Nga: Chỉ cần 10 tên lửa Sarmat là đủ xóa sổ toàn bộ dân số Mỹ
Chuyên gia Nga: Chỉ cần 10 tên lửa Sarmat là đủ xóa sổ toàn bộ dân số Mỹ
Theo ông Leonkov, trong trường hợp xảy ra xung đột giữa Liên bang Nga và Hoa Kỳ thì tên lửa Sarmat là đủ để Moskva đạt được mục tiêu.

"Trong bất kỳ kịch bản tấn công nào nhằm vào Nga, kẻ xâm lược sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, và nếu kẻ đó là Hoa Kỳ thì chỉ cần mười tên lửa đạn đạo (ICBM) RS-28 Sarmat là đủ để xóa sổ toàn bộ dân số Mỹ" - Đây là kết luận của chuyên gia quân sự làm việc cho tạp chí "Kho vũ khí của Tổ quốc" - ông Alexei Leonkov, đăng trên tờ Zvezda hàng tuần.

Theo tính toán của ông Leonkov, công cụ đầu tiên được sử dụng trong chiến tranh hạt nhân sẽ là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Chính những cú tấn công của loại vũ khí này có khả năng phá hủy hoàn toàn tất cả các thiết bị điện tử chịu trách nhiệm về an ninh quốc gia và dọn đường cho các phương tiện hủy diệt khác. Trong trường hợp xảy ra xung đột giữa Liên bang Nga và Hoa Kỳ, theo ông Leonkov, thì Sarmat là đủ để đạt được mục tiêu.

  • Tìm hiểu về dao găm kiêm súng QSB-91 của đặc nhiệm Trung Quốc

Vị chuyên gia lưu ý rằng, 80% dân số Hoa Kỳ sống chủ yếu ở bờ biển phía tây và phía đông. Do đó, về lý thuyết, có thể lập trình cho phát nổ loại đạn 200 megaton, điều này sẽ đưa đến kết quả thảm khốc.

"Một tên lửa xuyên lục địa RS-28 Sarmat mới của chúng ta có thể mang từ 6,75 đến 7,5 megaton hạt nhân. Sức công phá của nó đủ để lấy đi mạng sống của 33,75 đến 37,5 triệu người ở các khu vực đông dân cư của Hoa Kỳ. 10 tên lửa Sarmat sẽ tiêu diệt toàn bộ dân số Mỹ" - ông Leon Leonkov kết luận.

Trước đó, theo các thông tin được công bố thì tới năm 2025, quân đội Nga dự kiến sẽ được trang bị 40 tên lửa Sarmat.

Ông Assad sẽ tái chiếm toàn bộ Syria mà vẫn “né” được Thổ Nhĩ Kỳ, Israel?

Ông Assad sẽ tái chiếm toàn bộ Syria mà vẫn "né" được Thổ Nhĩ Kỳ, Israel?
Du kích bí mật người Kurd phục kích các nhóm nổi dậy và quân Thổ Nhĩ Kỳ ở Afrin, Aleppo
Du kích bí mật người Kurd phục kích các nhóm nổi dậy và quân Thổ Nhĩ Kỳ ở Afrin, Aleppo
Nguyên nhân sâu xa của việc Hổ Syria bất ngờ đụng độ với lực lượng thân Iran
Nguyên nhân sâu xa của việc Hổ Syria bất ngờ đụng độ với lực lượng thân Iran
Đặc nhiệm tình báo Syria pháo kích, tiêu diệt nhiều phần tử khủng bố
Đặc nhiệm tình báo Syria pháo kích, tiêu diệt nhiều phần tử khủng bố
Tổng thống Syria Bashar al-Assad có thể sẽ giành lại quyền kiểm soát hoàn toàn đất nước mà vẫn tránh được xung đột với Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Israel, Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ Dan Coats cho biết hôm 29/1.

"Tổng thống Bashar al-Assad đã đánh bại phần lớn phe đối lập và hiện đang tìm cách giành lại quyền kiểm soát trên toàn bộ lãnh thổ Syria ", ông Coats nói trong phiên điều trần của Ủy ban Thượng viện. "Chính quyền Damascus sẽ tập trung vào việc chiếm lại lãnh thổ trong khi tìm cách tránh xung đột với Israel và Thổ Nhĩ Kỳ".

Tuyên bố này được đưa ra ngay sau khi quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick M. Shanahan tuyên bố rằng lãnh thổ ở Syria trước đây do nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) kiểm soát sẽ bị lực lượng do Mỹ hậu thuẫn giành lại trong vòng vài tuần.

Tìm hiểu về dao găm kiêm súng QSB-91 của đặc nhiệm Trung Quốc

Tìm hiểu về dao găm kiêm súng QSB-91 của đặc nhiệm Trung Quốc
Tìm hiểu về dao găm kiêm súng QSB-91 của đặc nhiệm Trung Quốc
So với dao găm kiêm súng NRS của Liên Xô thì QSB-91 của Trung Quốc có tốc độ bắn cao hơn vì có tới 4 nòng, thay vì chỉ 1 nòng như NRS.

Dao găm kiêm súng QSB-91 được Trung Quốc phát triển vào đầu những năm 1990 để trang bị cho lực lượng đặc nhiệm Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và cảnh sát nước này.

Tìm hiểu về dao găm kiêm súng QSB-91 của đặc nhiệm Trung Quốc - Ảnh 1.
  • Giấc mộng xa vời của Hải quân Nga

So với dao găm kiêm súng NRS của Liên Xô thì QSB-91 của Trung Quốc có tốc độ bắn cao hơn vì có tới 4 nòng thay vì chỉ 1 như NRS.

Xét về tổng thể, QSB-91 là một con dao găm có lưỡi cố định (fixed blade) dài 140 mm, tay cầm (cán dao) rỗng bằng kim loại có tiết diện tròn.

Bên trong tay cầm là một khối gồm 4 nòng cỡ 7.62 mm hướng về phía trước mũi dao (hai nòng ở mỗi bên của lưỡi dao).

Tìm hiểu về dao găm kiêm súng QSB-91 của đặc nhiệm Trung Quốc - Ảnh 3.

Các nòng súng này được nạp đạn riêng biệt từ phía sau khóa nòng sau khi tháo phần trên của tay cầm. Ở bộ phận này có một búa đập xoay, mỗi lần bóp cò thì nó quay được một phần tư vòng và kéo viên đạn tiếp theo tới vị trí điểm hỏa. Sau mỗi phát bắn thì "súng" sẽ tự lên đạn.

Tìm hiểu về dao găm kiêm súng QSB-91 của đặc nhiệm Trung Quốc - Ảnh 4.

Cò súng nằm ở phía trước của tay cầm và cũng đóng vai trò như một chiếc vành bảo vệ tay khi sử dụng QSB-91 như dao găm. Điểm ngắm và khe ngắm được làm cố định dọc theo cán dao và nằm tương ứng ở phía trước và phía sau của tay cầm.

Tìm hiểu về dao găm kiêm súng QSB-91 của đặc nhiệm Trung Quốc - Ảnh 5.

Khi thực hiện bắn có ngắm, xạ thủ cầm dao găm trong tay với lưỡi dao về phía trước và xoay lưỡi dao theo chiều kim đồng hồ khoảng 30 độ từ phương thẳng đứng. Như vậy, xạ thủ buộc phải rút dao ra khỏi vỏ trước khi bắn. Tầm bắn hiệu quả của dao găm kiêm súng QSB-91 là 10 mét.

Đặc nhiệm Trung Quốc sử dụng dao găm kiêm súng QSB-91 trong huấn luyện

Thách đấu tàng hình: F-35 khai màn chạy đua khí tài sát thương châu Á?

Thách đấu tàng hình: F-35 khai màn chạy đua khí tài sát thương châu Á?
Thách đấu tàng hình: F-35 khai màn chạy đua khí tài sát thương châu Á?
Singapore tuyên bố rằng họ có kế hoạch mua một số lượng hạn chế máy bay chiến đấu F-35 cho mục tiêu đánh giá loại tiêm kích này. Chuyện gì xảy ra tiếp theo?

Tháng 1 năm 2019, Singapore tuyên bố rằng họ đã lên kế hoạch mua một số lượng hạn chế máy bay chiến đấu F-35 để đánh giá về chiến đấu cơ này.

Trong khi thông tin trên không gây ngạc nhiên cho giới chuyên gia theo dõi quân đội Singapore, quyết định này diễn ra vào một thời điểm khá căng thẳng đối với Singapore, khi Trung Quốc ngày càng hiện diện mạnh mẽ tại khu vực và sóng gió giữa đảo quốc Sư tử và Malaysia leo thang.

Singapore muốn nâng cấp đội bay tấn công

Cây viết Charlie Gao cho trang National Interest (NI) trong bài viết ngày 29/1 đã đặt ra câu hỏi, liệu việc mua F-35 có thể đẩy nhanh cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực? Làm thế nào các đặc tính kỹ thuật độc đáo của F-35 có thể khiến nó phù hợp với môi trường chiến thuật của Singapore?

Để hiểu được tác dụng của F-35 đối với nền quốc phòng Singapore, điều quan trọng là phải nhận ra việc chúng được dự kiến thay thế các biến thể F-16 tiên tiến của Singapore. Singapore đang vận hành khoảng 60 chiếc F-16 Block 52.

Biến thể này sau khi được nâng cấp đã mang đến cho chúng các tính năng cao cấp hơn như radar AESA. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Singapore (MINDEF) dự tính rằng những chiếc máy bay này sẽ lỗi thời vào năm 2030.

Theo hoạt động của lực lượng Singapore, F-16 được sử dụng đa chức năng. Tuy nhiên, bản nâng cấp gần đây nhất dường như đã ưu tiên vai trò như một chiếc máy bay tấn công hơn là chiến đấu không đối không. Trong khi các tên lửa không đối không nằm trong diện phụ tải của chiếc máy bay này, chúng chủ yếu là tên lửa tầm ngắn AIM-9X.

Phần lớn các trang thiết bị đi kèm là dành cho nhiệm vụ tấn công, từ bộ dụng cụ dẫn đường bằng laser cho các loại bom đến tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick.

Đối với một nhiệm vụ không đối không thuần túy, Singapore có thể chủ yếu dựa vào F-15SG – loại máy bay được tối ưu hóa cho vai trò này với các hệ thống bổ sung như tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại (IRST).

Phá rào sức mạnh không quân Singapore?

Như vậy, nếu F-35 được dự kiến sẽ thay thế F-16, thì có khả năng nó được MINDEF xem là máy bay tấn công hạng nhẹ có khả năng tồn tại tốt nhất trong không phận đầy những mối đe dọa ngày càng nguy hiểm.

Mặc dù số lượng F-35 mà không lực Singapore SAF có được có thể không đủ cho các cuộc tấn công dồn dập đối với các đối thủ lớn như Trung Quốc – bên có khả năng chống tiếp cận đáng kể, F-35 vẫn có thể làm giảm nhiều nguy cơ tấn công phủ đầu trước các đối thủ ít có sự chuẩn bị hơn như Malaysia.

Các cuộc tấn công phủ đầu là một phần quan trọng trong học thuyết quân sự Singapore vì đảo quốc này không có chiều sâu phòng thủ, do đó, gia tăng sức mạnh phủ đầu có thể có tác dụng răn đe.

Biến thể F-35B, với khả năng VTOL (cất hạ cánh thẳng đứng) cũng có thể làm tăng đáng kể khả năng tồn tại của loại máy bay này trong trường hợp đường băng bị phá hủy dưới một cuộc tấn công bất ngờ.

  • Xe tăng Sabra - "Sát thủ" đáng sợ của Israel trong chiến tranh hiện đại

Bởi vì Singapore rất nhỏ, các căn cứ không quân mà họ có sẽ là mục tiêu nổi bật. Dù một cuộc tấn công vào những nơi này có thể sẽ đánh bật F-16 hoặc F-15, nhưng khả năng VTOL có thể cho phép F-35 ở lại chiến đấu lâu hơn các loại máy bay truyền thống.

F-35 cũng tích hợp tốt với các máy bay mua từ Mỹ khác của Singapore: nó sử dụng cùng một bảng dữ liệu, radar và yêu cầu đào tạo kĩ thuật đối với phi công. Nó cũng phù hợp và tích hợp tốt với học thuyết quân sự Singapore hiện đại.

Quân đội Singapore đang phấn đấu trở thành một lực lượng nhanh nhẹn, được kết nối cao với tên gọi Chỉ huy và kiểm soát dựa trên tri thức tích hợp (IKC2). Khả năng của F-35 trong việc cung cấp một bức tranh cảm biến phong phú về môi trường chiến thuật sẽ khiến nó trở thành một tài sản rất quan trọng trong học thuyết IKC2.

Giá trị chiến lược khu vực

Chuyển sang những cân nhắc về mặt chiến lược, quyết định mua F-35 của Singapore đặt nước này vào cái mà Trung Quốc gọi là "vòng tròn bạn bè F-35 của Mỹ"- một nhóm các quốc gia có biên giới với Trung Quốc đã mua F-35 để đối phó với lực lượng không quân ngày càng mạnh của Bắc Kinh.

Nhóm này hiện bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và Australia. Việc Singapore mua F-35 sẽ tái khẳng định cam kết hợp tác quốc phòng và hội nhập với các đồng minh khu vực này, theo cách mà một số người gọi là tứ giác chiến lược.

Quyết định của Singapore về việc công bố mua F-35 giữa một loạt các tranh chấp trên biển và trên không với Malaysia cũng cho thấy rằng khả năng của F-35 có thể trở thành một "cây gậy lớn"- thể hiện một sức mạnh có thể dùng vũ lực trong tương lai đối với các vấn đề khu vực.

Mặc dù lực lượng không quân Malaysia hoạt động hiệu quả trong khu vực, nhưng loại máy bay mới nhất mà họ đang cân nhắc mua chỉ là thế hệ thứ tư và có lẽ chỉ tương đương với những chiếc F-16 được nâng cấp của Singapore. F-35 sẽ là một lợi thế chiến lược quan trọng và có thể gây áp lực buộc Malaysia phải tìm đến Nga để có vũ khí chống tiếp cận tiên tiến hơn.

Giấc mộng xa vời của Hải quân Nga

Giấc mộng xa vời của Hải quân Nga
Giấc mộng xa vời của Hải quân Nga
Liệu giấc mơ này của Hải quân Nga có trở thành hiện thực?

Trong bài viết trên tạp chí National Interest, chuyên gia Michael Peck cho biết, Nga hiện đang có kế hoạch phát triển một mẫu máy bay cất-hạ cánh thẳng đứng và các tàu sân bay mới để có thể triển khai chúng.

Một bài viết trên tờ Izvestia vào năm ngoái đã dẫn tuyên bố của hai quan chức Nga cho biết, máy bay cất-hạ cánh thẳng đứng (VTOL) và các tàu sân bay mới sẽ sớm gia nhập Hải quân Nga .

Giấc mộng xa vời của Hải quân Nga - Ảnh 1.

Admiral Kuznetsov hiện là tàu sân bay duy nhất của Nga.

Denis Manturov – người đứng đầu Bộ Công Thương của Nga, lưu ý rằng thay vì tàu sân bay trực thăng, Moscow sẽ xây dựng các tàu đổ bộ có khả năng mang trực thăng trên tàu.

Sau đó ông Yuri Barisov – Thứ trưởng Quốc phòng Nga – cho biết Moscow đã phát triển một mẫu máy bay VTOL từ năm 2017 và nó dự kiến sẽ được triển khai trong 7-10 năm tới.

Tuy nhiên, theo ông Peck, phần thú vị nhất của bài báo không nằm ở thông tin này, mà là ở phần bình luận cho rằng tàu sân bay chở trực thăng đơn thuần đã là di chỉ của thời Chiến tranh Lạnh, chúng đang được thay thế bằng các tàu đổ bộ tấn công chở trực thăng và các tàu đổ bộ đa năng có thể triển khai máy bay VTOL.

Nga chế tạo 2 tàu chở trực thăng lớp Moskva trong những năm 1960 và sau đó tiếp tục xây dựng các tàu sân bay lớp Kiev với khả năng triển khai máy bay cất cánh ngắn-hạ cánh thẳng đứng (VSTOL).

Nhưng Admiral Kuznetsov hiện là tàu sân bay duy nhất của Nga có khả năng triển khai và thu hồi máy bay có cánh cố định, tương tự như tàu sân bay của Hải quân Mỹ.

Giấc mộng xa vời của Hải quân Nga - Ảnh 2.

Mô hình tàu đổ bộ lớp Priboy của Nga tại triển lãm Army-2016. Nó được cho là có thể thay thế các tàu Mistral mà Nga định mua từ Pháp.

"Thời gian trôi qua, Hải quân Liên Xô dự kiến sẽ tiếp nhận các tàu sân bay triển khai máy bay cất-hạ cánh thông thường, và các tàu đổ bộ đa năng", Izvestia cho hay, "Tuy nhiên, điều đó đã không diễn ra: Admiral Kuznetsov là tàu sân bay duy nhất họ nhận được có khả năng triển khai máy bay thông thường.

  • 3 vũ khí Nga "không có đối thủ" trên thế giới

Thời gian sau đó, trong các cuộc thảo luận về tàu sân bay Nga, đề xuất nối lại việc đóng các tàu tương tự được đề cập ngay từ đầu. Song, tới cuối những năm 2000, có một vấn đề lại nảy sinh là chế tạo tàu đổ bộ đa năng.

Cuối cùng, Nga quyết định tận dụng kinh nghiệm của nước ngoài bằng cách đặt hàng 2 tàu đổ bộ từ Pháp".

Song, quá trình chuyển giao 2 tàu đổ bộ lớp Mistral cho Nga đã bị hủy bỏ dưới áp lực của phương Tây, sau khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014.

Bài viết của tờ Izvestia dường như ám chỉ rằng Nga sẽ tự chế tạo các tàu đổ bộ với khả năng tương tự.

Giấc mộng xa vời của Hải quân Nga - Ảnh 4.

Mẫu máy bay Yak-141 của Liên Xô.

Thế nhưng, Moskva cần có thêm một mẫu máy bay VTOL mới. Liên Xô từng triển khai mẫu Yak-38 (nhưng không ấn tượng lắm) và mẫu máy bay phát triển dang dở Yak-141 trong những năm 1980.

Mẫu Yak-41 đã quá cổ để có thể khôi phục lại, vì thế họ cần một mẫu máy bay hoàn toàn mới.

"Chuyến bay thử nghiệm của nguyên mẫu VTOL đầu tiên có thể sẽ diễn ra trong giai đoạn 2022-2023 và đưa vào sản xuất hàng loạt vào cuối những năm 2020" – tờ Izvestia cho hay.

TIẾT LỘ SỐC: Một nửa tân binh dự bị Đức không đủ điều kiện tại ngũ

TIẾT LỘ SỐC: Một nửa tân binh dự bị Đức không đủ điều kiện tại ngũ
TIẾT LỘ SỐC: Một nửa tân binh dự bị Đức không đủ điều kiện tại ngũ
Quân đội Đức hiện đang gặp nhiều khó khăn trong nội bộ, và mới đây, một sự thật gây chấn động được tiết lộ: Chỉ có một nửa số tân binh dự bị có đủ điều kiện tại ngũ. Những người còn lại không đảm bảo năng lực hoặc chưa được cấp quyền công dân Đức.

Những tin tức không mấy hay ho liên quan đến Quân đội Đức hiện đang xuất hiện ngày càng nhiều, thế nhưng sự thật vừa được hé lộ này thực sự nghiêm trọng, bởi nó đe dọa trực tiếp đến khả năng chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc của Quân đội Đức.

Thông tin gây chấn động trên đã phần nào hé lộ nội tình Quân đội Đức, khi chỉ có một nửa trong tổng số gần 760.000 quân dự bị có đủ tư cách cầm súng, Russia Today thông tin chi tiết.

Hiện tại, các công việc trong Quân đội Đức đã lên đến 25.000 đầu việc, thế nhưng vẫn còn thiếu rất nhiều binh sĩ đạt tiêu chuẩn để đảm nhận công việc. Để dễ hình dung, cứ năm công việc trong Quân đội Đức thì sẽ có một công việc không có người thực hiện.

Các vị trí như kỹ sư công nghệ thông tin hay bác sĩ hiện đang rất "khát" nhân sự, thế nhưng Quân đội Đức chỉ được tiếp nhận một số lượng rất nhỏ nhân sự cho các vị trị đặc thù, ví dụ như binh sĩ đặc công dưới nước.

Sự thiếu hụt nghiêm trọng này khiến các bộ phận tuyển quân chấp nhận bất kỳ ai đạt được tiêu chuẩn do họ đề ra, dù là thấp nhất có thể.

Thiếu hụt nguồn tân binh trầm trọng dẫn đến việc các nhà chiến lược quân sự Berlin phải chuyển hướng tuyển mộ sang người nước ngoài. Quân đội Đức hiện đang tiến hành tuyển tân binh từ các quốc gia EU, theo những cách thức chưa từng có, song cũng phải làm vừa lòng các chính trị gia Đức.

Có khoảng 530.000 công dân các quốc gia EU đang sinh sống tại Đức, dự kiến đây sẽ là nguồn tuyển quân hợp lý để đáp ứng chỉ tiêu số lượng. Bên cạnh tình trạng thiếu hụt quân số, Quân đội Đức còn gặp khó khăn trong tiếp nhận các trang bị, vũ khí.

Tháng 11/2018, Quân đội Đức chỉ tiếp nhận khoảng 100 thiết bị quân sự, trong đó chỉ có 38 thiết bị hoàn thiện.

Cầm trịch cuộc chơi lớn ở Syria: Nga giấu "Át chủ bài"- Phần thú vị nhất đang chờ phía trước?

Cầm trịch cuộc chơi lớn ở Syria: Nga giấu
Cầm trịch cuộc chơi lớn ở Syria: Nga giấu "Át chủ bài"- Phần thú vị nhất đang chờ phía trước?
Tên lửa S-300 biến thành cục sắt vô tích sự tại Syria trong lúc
Tên lửa S-300 biến thành cục sắt vô tích sự tại Syria trong lúc "nước sôi lửa bỏng"?
PK Syria lột xác ngoạn mục sau 1 đêm: Israel giơ 3 thẻ đỏ, tên lửa S-300 bình tĩnh sống
PK Syria lột xác ngoạn mục sau 1 đêm: Israel giơ 3 thẻ đỏ, tên lửa S-300 bình tĩnh sống
Lý do thực sự khiến Israel ngang nhiên tấn công vào Syria mặc S-300
Lý do thực sự khiến Israel ngang nhiên tấn công vào Syria mặc S-300
Ai cũng đặt câu hỏi tại sao S-300 của Syria không tham gia tấn công… Vậy hãy hỏi ngược lại đi, tại sao KQ Israel chỉ sử dụng F-16, F-15 mà chưa tung F-35I của họ tham gia tấn công?

Trong đòn tấn công vào Syria từ ngày 20-21/1, Israel tuyên bố đã đập tan 8 hệ thống phòng không Syria do Liên Xô sản xuất: C-75 Desna, C-125 Neva, Buk, Osa và có 1 hệ thống pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1. Máy bay của Israel không bị thiệt hại, không có sự kháng cự của S-300 Syria …

Syria năm ngoái đã nhận được hệ thống tên lửa phòng không S-300, nhưng Tel Aviv vẫn tiếp tục tấn công. Đây là lần thứ 3 và Damascus chưa bao giờ sử dụng S-300 để đáp trả các cuộc không kích của không quân Israel.

Một lần nữa, câu hỏi cũ vẫn được đặt ra: Tại sao? Có lẽ Israel không sợ S-300 và có thể đối phó với chúng?

Trong thực tế, S-300 không hẳn là như thế… Không quân Israel đã phải đắp chiếu hơn 3 tháng kể từ khi S-300 xuất hiện tại Syria, họ đã phải nghiêm túc sửa đổi chiến thuật của mình trước các mục tiêu Syria.

Ngoài ra, không chỉ thế, Israel còn có một sự thay đổi vũ khí khi gần như không sử dụng tên lửa hành trình trong các cuộc tấn công, mặc dù gần đây tên lửa Delilah là phương tiện hủy diệt chính.

Vậy điều gì xảy ra trên bầu trời Syria?

Cầm trịch cuộc chơi lớn ở Syria: Nga giấu Át chủ bài- Phần thú vị nhất đang chờ phía trước? - Ảnh 1.

Nga hoàn tất chuyển giao S-300 cho Syria. Ảnh: Moscow Times.

Màn dạo đầu thăm dò…

Tên lửa S-300 khai hỏa hay không nó phụ thuộc 2 yếu tố chính là chính trị và quân sự. Chúng ta đã giải thích dưới góc nhìn địa chính trị và bây giờ chúng ta hãy xem xét dước góc nhìn quân sự thuần túy…

Lực lượng phòng không (LLPK) không bao giờ có lợi thế tác chiến hơn địch thủ (máy bay, tên lửa, các vật thể bay khác...). LLPK bảo vệ các khu vực có mục tiêu quan trọng.

Cầm trịch cuộc chơi lớn ở Syria: Nga giấu Át chủ bài- Phần thú vị nhất đang chờ  phía trước? - Ảnh 2.

Đối tượng tác chiến của LLPK thì luôn có thể tiến hành các cuộc không kích phối hợp từ nhiều hướng, luôn thay đổi trang bị, phương tiện và chủ động sử dụng các phương tiện chiến tranh điện tử…

Do nhiệm vụ chính của LLPK là ngăn chặn một kịch bản như vậy cho nên, có 2 yêu cầu đặt ra cho LLPK:

Thứ nhất là ngăn chặn càng nhiều càng tốt các hướng tấn công có thể, lý tưởng nhất là để kẻ thù có tối đa một hoặc hai hướng tấn công mà thôi.

Thứ hai, đồng thời, không cho phép kẻ thù sử dụng các nhóm máy bay tấn công với số lượng lớn. Vì trong trường hợp này, xác suất phá hủy đối tượng được bảo vệ giảm mạnh.

Thực tế cho thấy, ngay cả các hệ thống phòng không hiện đại nhất cũng không đảm bảo bảo vệ được 100% mục tiêu, cho nên, giảm thiệt hại từ các cuộc không kích xuống các giá trị chấp nhận được là nhiệm vụ và mục tiêu được giao phó của LLPK.

Hai cuộc tấn công cuối cùng của Israel chưa phải là có mức độ quá lớn, nó chỉ là một màn dạo đầu thăm dò lực lượng, chiến thuật của Bộ tham mưu - Tác chiến đôi bên, chuẩn bị cho một cuộc chiến lớn trong tương lai, là một bài tập bổ ích cho LLPK Nga-Syria và cả Không quân Israel nữa.

1. Phía Israel:

Về chiến thuật, trước đây khi S-300 chưa triển khai, máy bay Israel đã tấn công gần như toàn bộ lãnh thổ Syria . Không quân Israel đã đa dạng hóa các tuyến đường, hướng của các cuộc đột kích.

Ngoài hướng chủ yếu sử dụng không phận Lebanon thì tiêm kích F-16 và F-15 Israel đã xâm nhập lãnh thổ Syria từ hướng biển Địa Trung Hải và biên giới Jordan, thậm chí tấn công từ hướng Đông sông Euphrates vào Tây Bắc Syria, vùng Aleppo…

Nhưng nay đã khác, Israel chỉ tấn công theo hướng tối ưu là từ Lebanon bằng cách bay ở độ cao cực thấp sau dãy núi che chắn, rồi đột ngột tăng độ cao và phóng bom và tên lửa, sau đó rời khỏi không phận Lebanon với tốc độ tối đa về không phận Israel.

Ngày 21/1 Israel cũng mở ra thêm 2 hướng tấn công từ Golan và từ không phận Israel. Tại sao có thêm 2 hướng này?

Chúng ta còn nhớ trong lần tấn công thứ 2 từ Lebanon tên lửa Syria, do sợ bắn nhầm vào máy bay dân dụng đang hạ cánh nên chỉ kịp bắn khi máy bay Israel đã bay đến Golan và một số bị "vòm sắt" và Patriot bắn hạ như Israel đăng tin.

Cho nên, khi mở ra 2 hướng tấn công này, Không quân Israel dự kiến nếu có sự đáp trả thì của tên lửa Syria đã nằm trong tầm đánh chặn hiệu quả của "vòm sắt" và Patriot.

Về vũ khí, Israel đã sử dụng UAV tự hủy Kamikaze (theo như video mà Bộ QP Israel cung cấp thì chính nó đã tiêu diệt 1 Pantsir-S1 của Syria), tên lửa hành trình Delilah và bom điều khiển (UAB) với số lượng chừng 50-60 đơn vị tấn công. Trong đó sử dụng bom điều khiển "Spice-1000" là chủ lực.

Cầm trịch cuộc chơi lớn ở Syria: Nga giấu Át chủ bài- Phần thú vị nhất đang chờ phía trước? - Ảnh 3.

Tổ hợp Pantsir-S1 của Syria bị phá hủy rạng sáng 21/1.

Như vậy, trong đợt tấn công lần này, chiến thuật của KQ Israel cơ bản không thay đổi, nhưng Israel thay đổi về cách sử dụng lực lượng, vũ khí và tất nhiên, họ sẽ rút ra được điều gì đó trong tác chiến điện tử, trong đó có vấn đề té ra tên lửa hành trình của mình bị Syria tiêu diệt quá dễ dàng.

2. Về phía Nga-Syria:

Rõ ràng hệ thống phòng không Syria được cung cấp nhiều loại tên lửa đánh chặn tầm trung-xa như S-300PMU-2, Buk-M2E…, tuy nhiên, trong ngày 21/1 chỉ thấy sự tham gia của 4 hệ thống Pantsir-S1 với chừng 20-30 tên lửa. Như vậy để chống lại 50-60 bom, tên lửa của Israel, Syria giao phó cho Pantsir-S1.

Các lực lượng còn lại như Buk-M2E thì Syria ém kỹ bởi tên lửa 9M317 của nó đổi một Delilah hay Spice-1000 là không xứng. Việc ém kỹ Buk-M2E và có thể cả S-300 sẽ phục vụ cho ý đồ lớn hơn (?) nhưng trong thực tế vừa rồi là hợp lý.

Đối với tên lửa S-300, dù nhiều ý kiến cho rằng Quân đội Syria chưa đủ khả năng để sử dụng các tổ hợp hiện đại này, nhưng thực tế bắn hay không bắn là do Nga quyết định.

Nếu bắn, thì người Nga sẽ bắn trên danh nghĩa người Syria hoặc chuyên gia Nga sẽ hướng dẫn người Syria theo cách "Hãy làm theo tôi" như với người Việt Nam trong chống Mỹ.

Trong đòn tấn công ngày 21/1, LLPK Syria đã phải đối phó với UAV Harop, những chiếc UAV "Kamikaze" này chức năng như quả tên lửa nhưng vừa "tác chiến điện tử", và loại bom thông minh "Spice-1000" rất nguy hiểm của KQ Israel đã gây ra cho Syria nhiều thiệt hại.

Nếu như Nga có hệ thống SVP-24 trên máy bay để biến "bom ngu" thành bom "thông minh" (UAB) ném đâu trúng đó thì Mỹ-Israel đã có hệ thống gọi là JDAM được gắn trực tiếp vào quả "bom ngu" để điều khiến nó thành bom "thông minh".

"Spice-1000" được ra đời từ quả bom MK-83 nặng 450 kg của Mỹ, Israel nghiên cứu gắn JDAM-ER thành "Spice-1000" có tầm bay 110 km. JDAM-ER do đó có độ chính xác cao hơn SVP-24, không những thế nó còn biết bay lượn, tuy nhiên giá đắt hơn SVP-24 và chỉ sử dụng một lần.

May mắn cho Nga là một quả bom Spice-1000 bị Pantsir-S1 bắn hạ nhưng hộp số mở cánh, mô-đun đuôi với các mặt phẳng bánh lái khí động học và một số cơ sở điện tử hàng không còn nguyên vẹn (có thể là mô-đun GPS, hệ thống điều hướng quán tính và thiết bị đồng bộ hóa dữ liệu MIL-STD-1553B/1760).

Cầm trịch cuộc chơi lớn ở Syria: Nga giấu Át chủ bài- Phần thú vị nhất đang chờ phía trước? - Ảnh 4.

Những quả bom thông minh hạng nặng Spice 1000 bị đánh chặn trong cuộc không kích diễn ra chiều 20/1.

Các chuyên gia của Viện nghiên cứu trung tâm Lực lượng Phòng vệ Không gian Vũ trụ Nga (VVKO) Nga sẽ quan tâm đến thiết bị mẫu ăng-ten GPS, cũng như độ nhạy của thiết bị thu, để có các biện pháp đối phó "Spice-1000" trên quỹ đạo diễu hành bằng cách sử dụng biện pháp đối kháng băng tần L...

Quan trọng hơn nữa là việc làm quen với phạm vi và phương thức hoạt động của truyền hình góc rộng và cảm biến hồng ngoại của đầu dò quang điện tử "Spice-1000", vì UAB này không sử dụng các kênh truyền video từ xa trên tàu sân bay…

Tất cả những thông tin "cơ mật" này từ "Spice-1000" Nga không thể có được bằng phương tiện trinh sát điện tử và tác chiến điện tử.

Phút tĩnh lặng trước cơn bão…

Ở đâu đó trên lãnh thổ Syria và Lebanon đã có hàng nghìn tên lửa có điều khiển và không điều khiển của lực lượng Iran – Hezbollah. Trong không gian chiến tranh đã vang lên tuyên bố của Tướng Iran rằng đã đến lúc lực lượng Iran quét sạch Israel.

  • Truyền thông Nga: Tiêm kích F/A-18 Mỹ vừa bị khóa chặt ngay trước họng súng của Su-35

  • Syria sẽ sập bẫy Mỹ nếu tấn công Tel-Aviv - niềm tự hào của Israel: Đòn thù khủng khiếp?

  • Chiến binh "Người sắt" trong quân đội Nga có khả năng gì đặc biệt?

Không quân Israel không chỉ có F-16 và F-15 mà có một loại đáng sợ hơn nhiều là máy bay tàng hình F-35I.

Và câu hỏi đặt ra là trong các đòn tấn công vừa qua sau khi S-300 xuất hiện tại Syria thì F-35 chưa tham gia tấn công? F-35 và S-300 sự xuất hiện của nó có liên quan nhau không?

Kế hoạch chuẩn bị cho một chiến dịch quân sự lớn mang tầm chiến lược không phải là trò đùa xốc nổi… mà nó bao gồm một loạt cài mưu đặt thế vô cùng căng thẳng của Bộ tham mưu đôi bên… mà người cầm trịch cuộc chơi lớn giữa Israel-Iran-Hezbollah là Nga luôn cần giấu con Át chủ bài của mình…

Phần thú vị nhất đang chờ phía trước!

Tên lửa S-300 được chuyển giao cho Syria.